Trẻ em đang một mình đối mặt với nhiều nguy cơ

Trẻ em đang một mình đối mặt với nhiều nguy cơ

Nguyễn Hoa Trà
Chủ nhật, 03/04/2022 | 16:10
0
Gia đình nên là nơi để những đứa trẻ cảm thấy an toàn và được chia sẻ. Hay lắng nghe con thay vì đưa ra những hình phạt.

Theo số liệu của UNICEF công bố, hơn một phần ba trong số người sử dụng Internet ở Việt Nam là người chưa thành niên và thanh niên (trong độ tuổi 15-24). Phần lớn trẻ em tự học cách dùng Internet (60%). Con số này còn tăng cao khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, học sinh phải học trực truyến tại nhà.

Hầu hết hiện nay, các trường học chỉ dạy kỹ năng công nghệ thông tin, không dạy về sử dụng mạng an toàn. Về phía gia đình, cha mẹ cũng chưa thực sự hiểu rõ những nguy cơ mà các con gặp phải trên không gian mạng.

Trong khi đó, việc tham gia môi trường mạng trẻ em sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên quan đến tiếp cận với quá nhiều thông tin giả; bị bắt nạt qua mạng, lộ thông tin cá nhân, xâm hại tình dục, bị dụ dỗ, lôi kéo truy cập vào trang có thông tin xấu độc, không phù hợp với lứa tuổi, lừa đảo,…

Giáo dục - Trẻ em đang một mình đối mặt với nhiều nguy cơ

Đóng cửa trường học khiến học sinh phải sử dụng internet nhiều hơn

Trẻ em rất cần sự đồng hành

Để tìm ra những giải pháp cho việc đảm bảo an toàn cho trẻ em trên không gian mạng, Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thanh Giang, Trưởng nhóm Kỹ thuật - giới, hòa nhập và bảo vệ trẻ em, Tổ chức Plan International tại Việt Nam.

Chuyên gia chia sẻ: “Trong giai đoạn dịch bệnh, trường học đóng cửa, trẻ em phải ở nhà học online, các hình thức giáo dục giải trí chủ yếu trên các thiết bị trực tuyến khiến các em dễ dàng đối mặt với các nguy cơ.

Điều này đặt ra vấn đề cần có hướng dẫn, phát huy vai trò, phòng ngừa tích cực của trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc, thầy cô liên quan làm thế nào bảo vệ an toàn cho trẻ trên không gian mạng”.

Vấn đề này cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Đối với trẻ rất cần sự huớng dẫn  kỹ năng tự bảo vệ mình, phân biệt các trang web phù hợp với lứa tuổi, cách tìm kiếm thông tin, làm thế nào sử dụng nền tảng xã hội an toàn, từ đó nhận diện được những yếu tố nguy cơ.

“Tất cả những điều này rất cần sự hỗ trợ đồng hành của cha mẹ, thầy cô cùng với các em trong học tập, giải trí.

Học tập và làm việc online là xu hướng chủ yếu trong bối cảnh hiện tại, nên thay vì cấm, người lớn nên hướng dẫn cho các bạn nhỏ”, bà Giang bày tỏ.

Giáo dục - Trẻ em đang một mình đối mặt với nhiều nguy cơ (Hình 2).

Bà Phạm Thị Thanh Giang trong một dự án của Plan Việt Nam (Ảnh: Plan International)

Không chỉ phụ huynh ở nông thôn, miền núi mới gặp khó khăn trước việc này mà ngay cả những gia đình thành thị cũng gặp lúng túng. Nhiều phụ huynh không biết sự đa dạng của nền tảng kỹ thuật số mà con tiếp cận. Và làm thế nào có thể giám sát, hỗ trợ các con nhưng không xâm phạm quyền riêng tư của trẻ.

Ở đây bà Phạm Thị Thanh Giang nhấn mạnh việc người lớn cần sớm phát hiện trẻ phải đối mặt với những nguy cơ. Định hướng cho con, chủ động tìm sự tư vấn hỗ trợ của cha mẹ

Thầy cô giáo, những người trực tiếp giảng dạy online, cần có những buổi giáo dục tư vấn những kiến thức an toàn trên không gian mạng cho học sinh.

Việc này cần đưa vào chương trình chính thống, có thời gian tiết học cụ thể, vì để đảm bảo hiệu quả cần có sự nhắc lại, được diễn ra thường xuyên định kỳ, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt lớp. Từ đó giúp thực sự mang tính thực hành trong cuộc sống và học tập.

Giáo dục - Trẻ em đang một mình đối mặt với nhiều nguy cơ (Hình 3).

Trẻ em thích giải trí trên không gian mạng hơn là hoạt động bên ngoài (Ảnh: Plan International)

Trước đại dịch covid-19, Plan international đã làm một cuộc khảo sát và kết quả chỉ ra có 91% trẻ em thanh thiếu niên sử dụng mạng internet trên 3 tiếng mỗi ngày. Và chỉ 10% trong số đó cảm thấy tự tin và có kỹ năng để bảo vệ bản thân an toàn trên không gian mạng, 47% từng bị hình thức xâm hại bạo lực trên không gian mạng.

Theo bà Giang: “Cần nhân rộng các chương trình nâng cao nhận thức, kỹ năng của trẻ, đồng thời kịp thời để học sinh chủ động tìm kiếm hỗ trợ từ cha mẹ, thầy cô khi các em bị mất an toàn”.

Trường học cũng chú trọng chất lượng phòng tham vấn học đường để đây là địa chỉ tin cậy, học sinh có thể đến để tìm hiểu thông tin.

“Về phía xã hội, nên củng cố các hệ thống, dịch vụ bảo vệ trẻ em, chính các cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em cũng phải hiểu rõ những nguy cơ tiềm ẩn mà trẻ em phải đối mặt”, chuyên gia bày tỏ thêm.

Chia sẻ với Người Đưa tin về các phương pháp đồng hành cùng con, chị Nghiêm Hồng Trang, Chuyên viên giáo dục, Công ty CP Đào tạo Vietfuture cho biết:

“Trong độ tuổi 15-18, đứa con sẽ có những quan điểm và trải nghiệm cá nhân, con sẽ thấy có nhiều thứ không giống như những gì cha mẹ nói khi còn nhỏ. Thay vì quat mắng khi còn đưa ra quan điểm của mình, phụ huynh nên tâm sự, nói chuyện, cùng con tìm ra nguyên nhân và giải quyết vấn đề.

Đưa ra cho con những lời khuyên để con lựa chọn và bản thân con sẽ tự có trách nhiệm với lựa chọn của mình. Cha mẹ không nên áp đặt và bắt con phải làm thế này thế kia, hãy đưa ra những định hướng để con có thể tự quyết định”.

 

 

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số số 830/QĐ-TTg phê duyệt chương trình ”Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”.

Mục tiêu bao gồm: Bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng phù hợp theo từng lứa tuổi (hệ miễn dịch số) để trẻ em tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng

Bên cạnh đó, duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo.

 

Giáo viên phải được làm chủ việc chọn sách giáo khoa

Thứ 6, 01/04/2022 | 09:49
Mặc dù có đa dạng các bộ sách giáo khoa nhưng hiện nay giáo viên vẫn rơi vào tình trạng không được sử dụng loại sách mình lựa chọn.

Đắk Nông: Sau đại dịch, nhiều học sinh THCS bỏ học

Thứ 5, 31/03/2022 | 13:39
Năm học 2021-2022, tại một huyện của tỉnh Đắk Nông có 166 học sinh THCS bỏ học để đi làm, lập gia đình...

Nguyên nhân nào khiến nạn bạo lực học đường chưa được xử lý triệt để ở Huế?

Thứ 3, 29/03/2022 | 09:26
Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân khiến nạn bạo lực học đường trên địa bàn vẫn chưa triệt để.
Cùng tác giả

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:02
Năm học 2024-2025, 127 trường THPT công lập và công lập tự chủ tuyển mới 1.742 lớp và 77.250 học sinh

Bộ GD&ĐT công bố thời gian xét tuyển đại học, cao đẳng ngành mầm non

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:08
Năm nay các thí sinh tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT.

Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Hà Nội

Thứ 3, 16/04/2024 | 14:37
Năm nay, lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam sẽ được tổ chức tại khu vực nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Tuyển sinh 2024: Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:29
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024, với chi tiết các mốc thời gian xét tuyển.

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:02
Năm học 2024-2025, 127 trường THPT công lập và công lập tự chủ tuyển mới 1.742 lớp và 77.250 học sinh
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Miền Bắc chính thức đón "cơn mưa vàng" giải nhiệt, xua tan nắng nóng

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:35
Đêm qua và sáng sớm nay (18/4), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ mưa vừa, mưa to.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.