Gia đình trong tâm niệm của những người trẻ sống xa nhà

Gia đình trong tâm niệm của những người trẻ sống xa nhà

Thứ 6, 28/06/2013 | 09:51
0
Sống như công chúa, hoàng tử trong vòng tay bảo bọc của mẹ cha, khi phải rời xa mái ấm để học tập và làm việc, bạn trẻ mới thấm thía giá trị của tình thương yêu, che chở của gia đình.

Nhân Ngày gia đình Việt Nam (28/6), cùng lắng nghe những chia sẻ chân thật của người trẻ về mái ấm gia đình khi họ đang phải học tập hoặc làm việc xa nhà. Nỗi nhớ khôn nguôi và tình cảm ấm áp của mẹ cha chính là chỗ dựa tinh thần để họ vững tâm, mạnh mẽ đứng lên sau mỗi lần vấp ngã.

Nguyễn Hương Trà - 23 tuổi, nhân viên văn phòng

Xã hội - Gia đình trong tâm niệm của những người trẻ sống xa nhà

Mình luôn nhớ rằng ở nhà mình thì có một "luật lệ" là đến bữa cơm thì tất cả thành viên phải có mặt, không ăn nhiều thì ăn ít để có không khí vui vẻ. Nhưng từ khi xuống Hà Nội học đại học mình toàn phải ăn cơm một mình, nhiều khi thấy cô đơn, chẳng muốn ăn nên ăn uống thất thường.

Nhiều khi tủi thân ngồi khóc. Giờ mình cũng đã quen với cuộc sống xa nhà nhưng vẫn tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần về thăm gia đình. Nhà mình ở Quảng Ninh, đợt vừa rồi bão to mình cũng về để "chống bão" số 2 cùng với gia đình. May mắn là không có chuyện gì xấu xảy ra.

Giờ mỗi lần được về quê mình toàn tranh đi chợ nấu ăn cho cả gia đình. Đó là cảm giác hạnh phúc khó tả chỉ những ai đi xa mới hiểu.

Lê Việt Anh - 24 tuổi, kỹ sư ngành cầu đường

Xã hội - Gia đình trong tâm niệm của những người trẻ sống xa nhà (Hình 2).

Vừa cách đây mấy ngày mình bị tại nạn giao thông. Là con trai thì chút trầy xước chẳng có gì đáng lo nhưng lại đến tai mẹ. Mẹ lập tức gọi cho mình. Trong lúc cơ thể đang đau đớn ê ẩm, nghe điện thoại của mẹ, mình chợt có cảm giác như một đứa trẻ lên 5. Khi ấy mình đã rơm rớm nước mắt. Mình thương mẹ, còn mẹ thì xót con nên giọng cũng nghẹn ngào.

Trong mấy ngày xin nghỉ việc cơ quan ở nhà dưỡng bệnh, mình có thời gian suy ngẫm nhiều hơn về bản thân và gia đình.

Mình 24 tuổi, là một anh kỹ sư mới ra trường, tiền lương tháng chẳng đủ chi trả hóa đơn tiền nhà, điện nước, ăn uống... Nghĩ đến thời sinh viên đi học, gia đình chu cấp cho đầy đủ mà chẳng thấy bố mẹ kêu ca câu nào, lại còn động viên: “Cố gắng học thành tài, sau này về nuôi bố mẹ”, “Việc của con là lo học hành cho tử tế, những thứ khác không cần quan tâm nhiều”… Nghe lời bố mẹ, lúc đấy tôi chẳng quan tâm và có lẽ là tôi vô tâm.

Ngày trước đi học chỉ lo chơi bời, du lịch, tụ tập bạn bè. Cũng đi làm thêm đấy nhưng cuối cùng cũng chẳng biết tiền đi đâu, vẫn cứ xin bố mẹ đều đều. Cũng có khi nhận được học bổng, cầm tiền xong tiêu xài hoang phí, lúc mẹ hỏi đùa “Có tiền học bổng mà không thấy khao mẹ à?” mình mới chột dạ, ngớ người ra...

Giờ đi làm, bươn chải với đời mới thấm thía chỉ có gia đình là nơi để ta có thể tin tưởng dựa vào những lúc khó khăn nhất.

Phạm Hoàng Anh - 19 tuổi, SV trường Ithaca College, Mỹ

Xã hội - Gia đình trong tâm niệm của những người trẻ sống xa nhà (Hình 3).

Quả thực, một đứa con trai 18,19 tuổi đầu khó mở lời nói rằng nhớ gia đình dù là đi du học cách xa nửa vòng trái đất. Mình ngại mọi người sẽ bảo là ủy mị.

Hơn nữa mình là dân khối A, viết lách cũng không được hay cho lắm nên ít khi bày tỏ qua thư từ, tin nhắn. Mình chỉ có thể nói cảm nhận của bản thân là: “ít mà sâu”.

Lần đầu tiên ra nước ngoài, sự háo hức đã chen lấn, khoả lấp nỗi nhớ nhà trong thời gian đầu. Biết bao nhiêu là bạn mới, hoạt động mới phải làm quen và sách vở phải nghiên cứu khiến mình đâu có thời gian để nhớ gia đình. Nhiều lúc trong thời gian học bận rộn, mẹ gọi điện thoại sang cũng chả nghe, hoặc bắt máy mà còn thấy bực mình.

Chỉ đến lúc mình chứng kiến cả gia đình người bạn cùng phòng đến thăm con, họ ôm nhau trong sự mừng rỡ thì cảm giác nhớ nhà nó mới ùa tới và trong đầu luôn hiện ra những hình ảnh của bố mẹ, tưởng tượng xem nếu mà bố mẹ mình ở đây thì bố mẹ sẽ làm gì, sẽ nói gì, cảm xúc ra sao...

Đấy, Hai cái từ “nếu mà” cứ liên tục hiện ra trong những lần mình nghĩ về gia đình. Mình biết rồi đây, ước mơ về ăn Tết với gia đình có thể sẽ mãi mãi là ước mơ trong suốt mấy năm học ở Mỹ. Cho nên, mình luôn theo dõi báo chí xem Việt Nam hiện đang có những sự kiện vì sợ sau này về nước lại bị coi là mất gốc.

Người Việt mình luôn là vậy, dù có đi đâu làm gì thì yếu tố gia đình luôn có một tâm quan trọng nhất định mà không thể thiếu được. Bởi vì gia đình là chốn mà ta luôn có thể quay về mà không cần lo nghĩ nhiều.

Lê Thị Huyền Trang - 22 tuổi, SV năm 4 trường ĐH Công nghiệp 

Xã hội - Gia đình trong tâm niệm của những người trẻ sống xa nhà (Hình 4).

Khi lên đại học, mình nghĩ là từ giờ mình được tự do rồi, không phải chịu sự quản thúc gò bó như khi ở nhà với bố mẹ nữa. Nhưng mà, sống một thời gian không có gia đình mới biết xa những người thân yêu thật tồi tệ.

Trước ở nhà được cưng chiều như công chúa mà sống tự lập là phải học mọi thứ. Tự tay giạt giũ, nấu cơm, chăm sóc cho chính mình vì ăn ngoài hàng mãi cũng chán. Càng xa bữa cơm mẹ nấu càng lâu mình càng thấy nhớ.

Lúc đầu còn rất nhiều bỡ ngỡ, nhưng dần cũng quen với cuộc sống mới. Xa gia đình, xa vỏ bọc bảo vệ của cha mẹ mình học hỏi được rất nhiều thứ. Một bài học lớn mình đã rút ra là cuộc sống xa nhà cần mình phải biết thích nghi, tạo ra những gia đình lớn với bạn bè, anh chị em và tất cả mọi người xung quanh.

Nhân Ngày gia đình Việt Nam, mình muốn gửi lời chúc tới cha mẹ, mong cha mẹ và mọi người trong gia đình mình khoẻ mạnh, vui tươi. Chúc em gái em học tốt và chúc các bạn luôn hạnh phúc với gia đình của mình.

Theo Mai Châm (Dân trí)

GS Ngô Bảo Châu: Thiếu tranh biện người trẻ sẽ bế tắc

Thứ 2, 25/03/2013 | 09:58
'Mỗi con người sinh ra đều khác nhau, không thể ép tất cả vào một khuôn khổ. Nền giáo dục chỉ nên làm nhiệm vụ định hướng cho các em tìm đến đam mê thực sự phát xuất từ nội lực và năng khiếu của từng cá nhân...", giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ tại ngày hội 'Hướng nghiệp và Khởi nghiệp'.

Người trẻ đang lãng phí những điều gì?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.

Khủng hoảng là... cơ hội của người trẻ

Thứ 2, 18/02/2013 | 20:42
Khủng hoảng chính là cơ hội của người trẻ, vấn đề là người trẻ có ý thức được điều đó và có đủ tự tin để gánh vác việc kiến tạo những thay đổi.