Giải mã những bí ẩn trong khu nhà mồ kỳ vĩ

Giải mã những bí ẩn trong khu nhà mồ kỳ vĩ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
0
Việc giải mã những khu nhà mồ bí ẩn vẫn đang được các nhà khoa học tiến hành và các công trình nghiên cứu đã có những thành công nhất định góp phần giải mã những bí ẩn.

Theo những tài liệu trước đây, nhiều nhà khảo cổ học có phần chấp nhận giả thuyết, mộ cổ Hàng Gòn là một ngôi mộ tập thể dùng để chôn những người đã khuất dưới dạng hỏa táng. Quan niệm trên được nhà khảo cổ Parmentie H. ghi nhận sau khi phát hiện bên trong áo quan bằng đá tảng có các lớp đất cháy màu nâu hồng, đất xám, đất đỏ bazan lẫn đất sét cứng vón cục. Theo đó, ông cũng đặt ra giả thuyết về công dụng chức năng của hai hàng cột đá hình trụ được trồng xung quanh mộ. Theo nhà nghiên cứu trên, những trụ đá hoa cương có chức năng như như một trụ đỡ cho hệ thống ròng rọc hay những dây kéo để nâng nắp mộ mỗi khi an táng người quá cố.

Xã hội - Giải mã những bí ẩn trong khu nhà mồ kỳ vĩ

Bảng hướng dẫn Khu di tích mộ cổ Hàng Gòn

Tuy nhiên, giả thiết trên không giả thích được việc vì sao người tiền sử lại cho trồng trụ đá với số lượng nhiều như vậy. Thêm nữa, các trụ đá cũng có những kích thước, độ dài ngắn, chất liệu khác nhau.

Theo đó, các ghi nhận của Bảo tàng Nhân chủng học nêu rõ: "Trên hiện trường, như đã nói ở phần đầu, chúng tôi thấy có tất cả 40 cột đá, mảnh cột và mảnh đan, không kể 5 tấm đan dựng thành mộ. Trong số đó hiện còn 14 đầu cột có vết lõm hình yên ngựa. Điều đó có nghĩa trong cấu trúc mộ đã có 14 cột, đúng như Parmentier H. đã nói. Tuy nhiên, khi thử sắp xếp lại các cột đá theo nguyên tắc song song và đối xứng từng cặp thì dường như đã dư 1 cột dài (khoảng 3m) và thiếu 1 cột ngắn (khoảng 70cm). Cột này có lẽ đã bị lấy đi mất như đã có người cho chúng tôi biết trước đây. Nếu đúng vậy thì trong kiến trúc mộ đã có ít nhất 15 cột đá, không phù hợp với sơ đồ sắp xếp của Parmentier H.".

Cùng nhận định trên, TS. Phạm Quang Sơn, chủ trì cuộc đào thám sát vào năm 2006 và khai quật vào năm 2007 do Ban Quản lý di tích danh thắng tỉnh Đồng Nai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học trực thuộc Viện Khoa học Xã hội tại TP.HCM thực hiện cho biết thêm thêm: "Một điểm khác, vết lõm yên ngựa trên đầu các cột lớn đều nằm ngang. Tuy nhiên cũng có một số cột có vết lõm chạy xéo từ trên xuống dưới. Trên 3 cột ngắn còn có một vết lõm khác vuông góc với vết lõm kia. Phải chăng những cột này dùng để đỡ những đà xiên như đòn tay trong cấu trúc mái nhà".

Xã hội - Giải mã những bí ẩn trong khu nhà mồ kỳ vĩ (Hình 2).

Chiếc áo quan bằng các tấm đá hoa cương

Những ghi nhận sau nghiên cứu của tổ chức nêu trên cũng khẳng định: "Tài liệu dân tộc học về các dân tộc Tây Nguyên cũng cho thấy nhiều điều thú vị trong phong tục mai táng. Trừ người Gia Rai có phong tục chôn tập thể, đa số các dân tộc Tây Nguyên thường chôn người chết trong một mộ riêng. Một thời gian sau, thường từ 1 đến 3 năm, họ dựng một ngôi nhà với cách trang trí cầu kỳ cho người chết, thường gọi là nhà mồ (Bơhxát) và làm lễ bỏ mả (Nguyễn Văn Kự, Lưu Hùng, 2003; Đào Huy Quyền, 2007).

Từ những điều trên, chúng tôi nghiêng về ý kiến cho rằng, những cột đá trong kiến trúc mộ Cự Thạch Hàng Gòn không phải được sử dụng để nâng nắp mộ. Chúng có thể đơn giản chỉ là những cột nhà và làm nhiệm vụ nâng đỡ mái nhà. Nhà mồ ở Hàng Gòn đã là một ngôi nhà có qui mô hết sức đặc biệt. Như vậy, theo cách nhìn, nhận định đánh giá trên, có thể nói mộ Cự Thạch Hàng Gòn trước khi bị vùi lấp rất có thể từng là một ngôi nhà mồ của người tiền sử. Đánh giá về sự thành công trong việc hoàn thành công trình mang tính tâm linh kỳ vĩ này.

Các nhà khảo cổ cho rằng, người Việt cổ phải huy động sức lao động của cả cộng đồng, tổ chức lao động một cách rất chặt chẽ. Sự kết hợp của cộng đồng người đó đã tạo thành sức mạnh phi thường để có thể vận chuyển được những cấu kiện bằng đá lớn đến nỗi ngay cả đền Angkor vĩ đại của Campuchia cũng không thấy những tảng đá 30 - 40 tấn.

Nguyễn Sơn


Tag: cột đá