Giãi mã những kỳ bí quanh cây sanh 14 tỷ của Ngô Đình Cẩn

Giãi mã những kỳ bí quanh cây sanh 14 tỷ của Ngô Đình Cẩn

Thứ 5, 29/08/2013 | 13:23
0
Cây sanh có tuổi đời hàng trăm năm, được giới thạo cây cảnh xếp vào loại kiệt tác "độc nhất vô nhị".

Đặc biệt hơn, nó còn là "hiện vật sống" của Ngô Đình Cẩn, là một chứng tích lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc...

Sửng sốt cây sanh có giá 14 tỷ đồng

Lọt thỏm trong khu nhà cao tầng trên đường Nguyễn Trường Tộ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là ngôi nhà cấp bốn đơn sơ, đã nhuốm màu thời gian của gia đình ông Lê Đình Sự, nơi còn "lưu giữ" cây sanh lịch sử của Nguyễn Đình Cẩn. Mặc dù đã được nghe rất nhiều tin đồn về vẻ đẹp của cây sanh nhưng khi được trực tiếp "mục sở thị", chúng tôi cũng không khỏi trầm trồ, ngỡ ngàng trước vẻ tráng lệ của cây sanh. Bên cạnh nét cổ kính của hòn non bộ với những hình thù kì bí, cây sanh với "thế lạ" hiên ngang tạo dáng, bóng cây in soi dưới bóng nước. Rễ cây xum xuê được bám vào những tảng đá có thế hàm ếch nhìn như một mê cung.

Đứng ngoài nhìn vào, dễ liên tưởng đó là một hang động nhỏ. Nét xa xăm và cô tịch của cây sanh được tạo nên do những cành cổ mộc mọc rải rác trên đá và trải dài trên hòn non bộ. Nhìn cây sanh, người ta dễ liên tưởng đến dáng đứng của một ông tiên đang thưởng ngoạn. Gốc cây là một dáng xưa cổ tùng hoang dã. Mỗi phiến đá như còn in dấu vết rêu phong sương tuyết. Những chiếc rễ nhỏ như que tăm, màu mốc bạc trắng chứng tỏ tuổi đời già cỗi mà bất cứ dân chơi bonsai nào cũng đều mơ ước.

Cây sanh của ông Sự là chủ đề được nhiều người bàn luận không chỉ trong giới thạo cây cảnh mà ngay cả những người hàng ngày không hiểu biết về hòn non bộ cũng tò mò. Đó là vì những câu chuyện mà dân tình xứ Huế vẫn kháo nhau hàng ngày, những điều được thêu dệt tưởng chừng như chỉ có trong huyền thoại. Người ta nói rằng, thâm sâu dưới đáy là vàng bạc châu báu, đồ cổ mà thời "vàng son" Ngô Đình Cẩn chôn giấu, lại có tin đồn cây sanh có niên đại trăm năm, nay đã trở thành "thần" cây.

Xã hội - Giãi mã những kỳ bí quanh cây sanh 14 tỷ của Ngô Đình Cẩn

Cây sanh 14 tỷ đồng tại nhà ông Lê Đình Sự

Khi được hỏi về những lời đồn này, con gái ông Sự chỉ cười khanh khách rồi nói: "Nhiều lần nghe người ta nói, chúng tôi cũng tát hết nước lên xem nhưng nào có thấy vàng bạc gì đâu". Bên dưới cây sanh và hòn non bộ là dòng nước trong vắt, đôi ba con cá chép nô đùa đã tạo nên tính sinh động và muôn phần quyến rũ cho cây sanh". Chị cũng cho biết thêm rằng, nước trong bể là nguồn nước tự sinh ra, gia đình chị chẳng bao giờ phải đổ nước vào. Lạ thay, có những năm hạn hán nặng nề, cả mấy tháng trời cũng không có một giọt mưa, cây trong vườn đều héo úa rồi dần chết rũ thì dòng nước từ cây sanh vẫn chảy róc rách và chẳng bao giờ vơi. Khi bước xuống bể cây, một dòng nước lành lạnh, mát mẻ thấm vào da thịt làm cho người ta trở nên khoan khoái. Chị kể: "Những hôm đi làm về mệt mỏi, tôi thường ngâm chân dưới dòng nước, ngắm cây sanh, những buồn rầu trong lòng đều tan biến hết".

Cây sanh "chứng tích lịch sử"

Bạo chúa thích chơi cây cảnh

Ngô Đình Cẩn là em trai Ngô Đình Diệm (Tổng thống đầu tiên của Việt Nam cộng hoà), là một nhân vật chính trị đặc biệt gian ác, khét tiếng tàn bạo. Tên tuổi của ông gắn liền với ngục Chín Hầm - nơi biệt giam và tra tấn những người chống đối, nơi có điều kiện sống khắc nghiệt và nhiều người đã phải bỏ mạng. Ngô Đình Cẩn còn có hỗn danh là "bạo chúa miền Trung". Ngoài đam mê cờ bạc, chọi gà, thú chơi cây cảnh cũng khiến Cẩn mê mẩn.

Được biết, ngôi nhà nơi cây sanh đang tọa lạc trước đây là ngôi nhà rường cổ của Ngô Đình Cẩn. Nói về những thú tiêu khiển của "bạo chúa", nhiều giáo dân cao niên sống trong vùng họ đạo Phú Cam kể rằng: Ngoài thú vui câu cá, chọi gà thì việc chơi bonsai, cây cảnh cũng khiến Cẩn mê mẩn. Để có được cây sanh với thế cực kỳ đặc sắc như bây giờ, lúc sinh thời, một tay "bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn kỳ công dựng nên. Chính vì yếu tố lịch sử ấy mà ngay từ những năm 90 của thế ký trước, nhiều đại gia và cả những dân chơi bonsai chuyên nghiệp vẫn thường ghé qua kỳ nèo gia đình ông Sự để mua được cây sanh.

Ông Sự bảo: "Khách hỏi mua cây sanh này đến ở khắp mọi nơi. Lại có người mang theo cả chuyên gia giám định thế cây, dáng cây, rễ cây và tuổi đời của cây lận lưng ba bốn chục cây vàng đến hỏi mua, nhưng tôi vẫn từ chối".  Những năm 2010 - 2011, khi cả nước rốt ráo chuẩn bị đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, cây sanh của gia đình ông Sự lại "sốt" hơn bao giờ hết. Có những ngày lượng người kéo đến cả trăm. Có người chỉ tới để thưởng thức, chiêm ngưỡng lại có nhiều kẻ thi nhau đấu giá cây sanh của ông Sự. Đỉnh điểm có vị đại gia trả giá cây sanh của vợ chồng ông lên đến 14 tỷ. Mọi người cho rằng ông là người gàn dở, khi từ chối số tiền khổng lồ chỉ để khư khư giữ lấy cái cây. Chính sự "gàn dở" của chủ nhân khiến cho cây sanh của Ngô Đình Cẩn ngày càng có giá trị.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Sự cho biết, sau ngày giải phóng, ông được tiếp quản lô đất của quân khu 4 cấp cho hai vợ chồng ông là những người bộ đội trong cuộc kháng chiến. Mặc dù, có tiếng là dinh thự của Ngô Đình Cẩn, trải qua nhiều biến cố nên khi gia đình ông tiếp quản mảnh đất đã hoang tàn, chỉ còn cây sanh mang một vẻ hoang dã, nguyên sơ. Thời bấy giờ, gia đình ông Sự được cấp 300m2, trong khi vị trí của cây sanh án ngữ gần như ở trung tâm nên việc xây dựng một căn nhà với thế đẹp bị cản trở rất nhiều. Cương quyết giữ lại cây sanh, ông Sự cất một căn nhà cấp 4 nhỏ nằm kế một bên.

Thấy ông khư khư giữ lại dù hoàn cảnh kinh tế thời ấy còn gặp nhiều khó khăn, nhiều người dè bỉu "Cơm chưa đủ ăn, mặc chưa đủ ấm còn bày đặt chơi cây cảnh". Nhưng ai hiểu hết được tâm sự trong lòng ông Sự: "Là người đã trải qua cuộc chiến ác liệt, tôi hiểu rõ giá trị lịch sử, Cẩn dù là "bạo chúa", nhưng những gì liên quan đến lịch sử thì nên giữ gìn và công nhận những giá trị một cách khách quan". Ông Sự tâm sự: "Nhiều người tới đây chỉ nhòm ngó cây sanh mà không hiểu được rằng bản thân cây Sanh gắn liền với hòn non bộ như một đất nước núi sông không thể cách ngăn. Hòn non bộ có 4 góc tượng trưng cho 4 con vật Long, Ly, Quy, Phượng nên ý niệm tâm linh rất lớn. Cây và hồ đã gắn bó với nhau suốt trăm năm không thể vì lợi riêng mà tách chúng ra được, Với Tôi hòn non bộ và cây sanh là vô giá cũng như  đất nước này làm sao có thể nói đến chuyện mua bán, đổi trao... Hơn nữa, chúng tôi chỉ là những người đến sau may mắn được ông trời "ban" nên gắng sức giữ gìn".

Hiện nay, có nhiều nhà nghiên cứu đến tìm ông để xin tìm hiểu về lối kiến trúc cũng như tuổi thật của cây sanh và hòn non bộ lịch sử này. Đối với gia đình ông Lê Đình Sự, cây sanh có ý nghĩa hơn là một thứ đồ trang trí, đó còn là "người bạn" tri giao, động lực để ông phấn đấu. Những ngày hòa bình lập lại, gia đình ông ăn bữa trưa lo chạy bữa tối, tất tả ngược xuôi mà không khấm khá được. Một hôm, vợ ông đi xem bói được thầy phán rằng "Cây sanh là phước lộc của nhà, trời ban nên giữ lại".

Nghe vậy, ông Sự ra đứng trầm ngâm trước cây sanh mấy tiếng đồng hồ, rồi ông đưa ra một quyết định táo bạo, Ông tạm biệt bà, mang theo 3 người con trai lớn lên vùng núi cao Bình Trường, H. Hương Trà lên rừng khai hoang, phục hóa trồng cây. Tới nay, ông Sự là chủ của trang trại gồm 32ha rừng Tràm, với hồ cá và hàng chục con dê, gà, trâu...Ông là một tấm gương sáng về cựu binh làm kinh tế, là người tiên phong áp dụng trồng cây keo mô thay cho cây keo tai tượng để nâng cao giá trị kinh tế. Ông sự nói thêm, "Ở đời giàu nghèo âu cũng là số phận, sau này vợ chồng tôi có già yếu thì tôi tin các con tôi sẽ theo truyền thống gia đình mà chăm non cây sanh như vợ chồng tôi đã làm trước đó..." .                                  

Bảo Bình

Giải mã bí ẩn ở khu rừng liêu trai giữa Đà thành

Thứ 4, 03/07/2013 | 14:59
"Làng tôi nước mắm Nam Ô, nếm chút mê say, biển xanh hương muối mặn mà, gừng cay nhắn với ai ơi nhớ về cội nguồn…". Nam Ô đã đi vào trong âm nhạc bình dị như vậy, nhưng khách đến đây ít ai biết về những lời nguyền liêu trai về khu rừng mang tên "Rú Cấm".

Giải mã bí ẩn bài thuốc chữa liệt dương của Trần Dụ Tông

Thứ 2, 01/07/2013 | 20:05
Để chữa căn bệnh liệt dương của hoàng đế Trần Dụ Tông, Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi, thần y Trâu Canh đã bốc toa thuốc: “Phải giết một bé trai, lấy mật hoà với dương khởi thạch mà uống. Ngoài ra phải thông dâm với chị hay em ruột mình thì mới hiệu nghiệm”.

Lần đầu giải mã được cấu trúc bên trong virus HIV

Thứ 6, 31/05/2013 | 09:13
Các nhà khoa học lần đầu tiên đã giải mã được cấu trúc phức tạp của lớp vỏ protein (capsid) bên trong virus HIV. Họ cũng đã tìm ra cách các thành phần của lớp vỏ này kết dính với nhau chính xác như thế nào ở cấp độ nguyên tử.

10 bí ẩn trên thế giới năm 2012 chưa thể giải mã

Thứ 4, 02/01/2013 | 09:21
Thế giới xung quanh đang tồn tại một thế lực siêu nhiên khác hay đó chỉ là những điều hết sức bình thường mà con người chưa từng nghĩ đến?

Giải mã công dụng cây ngải làm bùa yêu

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Mới đây, trong dịp công tác ở miền núi cao Tây Giang, Quảng Nam, chúng tôi vô tình được những người già trong thôn Bướp, xã A Tiêng kể về những câu chuyện bùa yêu của người Cơ Tu từ bao đời nay.

Giải mã hiện tượng thiên tài mắc bệnh tâm thần

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Những nghiên cứu mới đây cho thấy, có sự liên hệ chặt chẽ giữa khả năng sáng tạo và rối loạn tâm thần.

Giải mã bí ẩn của khủng long bay

Thứ 4, 14/08/2013 | 10:43
Một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Nature cho thấy nhiều loài khủng long đã có khả năng bay lượn chứ không phải chỉ có mỗi Archaeopteryx, loài khủng long có lông vốn vẫn được coi là tổ tiên của loài chim ngày nay.