Giải pháp dập khủng hoảng Triều Tiên nằm trong tay Mỹ?

Giải pháp dập khủng hoảng Triều Tiên nằm trong tay Mỹ?

Thứ 2, 11/09/2017 | 18:15
0
Nếu như mọi biện pháp mạnh tay đều không có hiệu quả, phải chăng đã đến lúc Mỹ cần phải chấp nhận sự thật Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân? Như vậy, giải pháp dập khủng hoảng Triều Tiên chính là nằm trong tay Mỹ.

Trên thực tế có ý kiến của các cựu quan chức, cùng chuyên gia chính sách của Mỹ và Trung Quốc cho rằng, phương pháp để giải quyết mối đe dọa hạt nhân ở Đông Bắc Á hiện tại, đó là chấp nhận thực tế: Triều Tiên là một Nhà nước sở hữu hạt nhân.  

Trên nhiều phương diện, cố gắng dài hạn trong việc thúc đẩy phi hạt nhân hóa ở bán đảo Triều Tiên đang bị xem là thiếu thực tế trước tốc độ phát triển năng lực hạt nhân của quốc gia này.

Tiêu điểm - Giải pháp dập khủng hoảng Triều Tiên nằm trong tay Mỹ?

Hạt nhân là sức mạnh sống còn mà Triều Tiên không dễ gì từ bỏ.

Thay vào đó, ngày càng có những lời kêu gọi Bắc Kinh và Washington cùng hướng tới mục tiêu đơn giản hơn, đó là chỉ cần đảm bảo Triều Tiên không sử dụng vũ khí hạt nhân là đủ. Bởi chính quyền Kim Jong-un cho rằng, năng lực này là sự đảm bảo sống còn của đất nước và họ không dễ gì từ bỏ.

"Một Triều Tiên được vũ trang hạt nhân không nhất thiết là dấu hiệu của ngày tận thế", chuyên gia Jie Dalei từ đại học Nghiên cứu Quốc tế Peking nêu quan điểm. "Trên thực tế, Trung Quốc và Mỹ đã đôi lần đối mặt với khả năng hạt nhân của Triều Tiên thời gian qua".

"Trung Quốc từ lâu đã xác định phi hạt nhân hóa, hòa bình và ổn định là hai trong số những chính sách trọng tâm của Triều Tiên”, ông nói thêm.

“Nhưng khi hai mục tiêu không thể cùng tồn tại, đã đến lúc cân nhắc lại về chiến lược", ông này phân tích.

 Bên cạnh đó, Jie còn cho rằng, nếu Trung Quốc và Mỹ nhìn nhận Triều Tiên như một quốc gia hạt nhân hợp pháp, họ sẽ cần tập trung vào các giải pháp ngăn chặn.

Trong khi đó, ý kiến của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice, được tờ The New York Times dẫn lại, chỉ ra Mỹ có thể đối phó với vũ khí hạt nhân Triều Tiên như cách nước này đã đối phó với vũ khí hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Tuy nhiên, đề xuất của bà Rice đã bị người kế nhiệm bác bỏ. "Không, bà ấy đã lầm", Cố vấn An ninh H.R. McMaster nhận định khi được hỏi về bình luận của Rice. "Tôi nghĩ vấn đề trong quan điểm của bà ấy đó là các chiến lược răn đe cổ điển, làm sao điều đó có thể áp dụng với một thể chế như Triều Tiên?"

Triều Tiên thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên vào năm 2006 và từ đó đã có những bước tiến vượt bậc về công nghệ cũng như thực hiện thêm năm cuộc thử nghiệm ở giai đoạn về sau.

Những xung đột leo thang gần đây đã bắt nguồn kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Triều Tiên với "hỏa lực thịnh nộ” trước dự định phóng tên lửa vào vùng biển gần căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam.

Tiêu điểm - Giải pháp dập khủng hoảng Triều Tiên nằm trong tay Mỹ? (Hình 2).

 Trung Quốc sẽ làm gì với bài toán hạt nhân Triều Tiên?

Những chuyên gia đến từ Mỹ và Trung Quốc đều cho rằng, đã đến lúc Bình Nhưỡng và Washington nên chấm dứt các cuộc khẩu chiến và ngồi vào bàn đàm phán.

"Sau những gì xảy ra với Ukraine năm 2014, không quốc gia nào sở hữu vũ khí hạt nhân lại có ý định từ bỏ nó", Arthur Waldron, chuyên gia quan hệ quốc tế từ đại học Pennsylvania nhận định.

"Không thể có một cuộc tấn công toàn diện nào có thể phá hủy toàn bộ tên lửa trên lãnh thổ Triều Tiên. Đất nước này trải rộng trên 120.540km² - bằng với diện tích Anh Quốc hoặc Pennsylvania. Và mọi thứ đều ở dưới lòng đất", Arthur Waldron cũng khẳng định, phi hạt nhân hóa cũng là điều không thể.

"Thay vào đó, Mỹ, bằng con đường ngoại giao, cần công nhận Triều Tiên", chuyên gia này nhấn mạnh.

Wu Xinbo - Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Mỹ, thuộc đại học Fudan ở Thượng Hải - tán thành quan điểm này.

Ông  phân tích, Mỹ nên chấp thuận một Nhà nước Triều Tiên sở hữu hạt nhân và tập trung vào việc buộc Bình Nhưỡng đóng băng các hoạt động phát triển hơn nữa.

"Mỹ nên nối lại quan hệ với Triều Tiên dựa trên thực tiễn mới này và từ bỏ mục tiêu lật đổ thể chế của họ", ông Wu lập luận và chỉ ra, cách tiếp cận mới này có thể đầy rủi ro, nhưng cũng là phương án thực tiễn nhất.

Ngoài ra, mục tiêu tối hậu của Washington là lật đổ chính quyền Triều Tiên đang là nguồn gốc gây bất ổn. Nó khiến Trung Quốc cảm thấy miễn cưỡng trước việc phải đặt quá nhiều áp lực lên Triều Tiên.

Tuy nhiên, dường như Bắc Kinh cũng đang âm thầm thay đổi chính sách mục tiêu với Bình Nhưỡng, theo lời Yue Gang, một Đại tá về hưu trực thuộc Bộ Tổng tham mưu của PLA.

"Đã xuất hiện một chuyển biến nhỏ trong chính sách đối phó của Trung Quốc với Triều Tiên", Yue nói. "Về phương diện ngoại giao, Trung Quốc vẫn duy trì mục tiêu định sẵn trong công cuộc phi hạt nhân hóa, nhưng trên thực tế nước này đã dần chấp nhận và thích nghi với thực tiễn mới. Trung Quốc không còn áp đặt trong việc thúc đẩy một Triều Tiên không hạt nhân".

Yue cho biết, thay vì đẩy Bình Nhưỡng đến miệng vực, Washington nên ký một hiệp ước hòa bình để thay thế thỏa thuận ngừng bắn chấm dứt chiến tranh Triều Tiên năm 1953.

Ông cũng nhận định, thái độ cứng rắn của Bình Nhưỡng bắt nguồn từ sự lo ngại về an ninh và điều này có thể bù đắp bởi một hiệp ước hòa bình.

Trong khi đó, học giả Wu cho rằng, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị với giải pháp "đình chỉ kép” đã cho thấy sự thay đổi mục tiêu buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh.

Đề nghị này kêu gọi Triều Tiên đình chỉ các hoạt động hạt nhân và tên lửa trong tương lai, đổi lại các cuộc tập quân sự Mỹ - Hàn Quốc thường niên cũng sẽ dừng lại.

Linh Trang

Giải quyết khủng hoảng Triều Tiên dưới nước cờ của ông Putin

Thứ 7, 09/09/2017 | 19:30
Tổng thống Nga cho biết, Mỹ có thể sẽ bị “xoay như chong chóng” và thế chủ động của cuộc chơi sẽ rơi vào tay Triều Tiên nếu nước này vẫn cố chấp gây áp lực đối với Bình Nhưỡng.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.