Giải pháp nào để thu hồi vốn các ngân hàng 'dính' nợ xấu?

Giải pháp nào để thu hồi vốn các ngân hàng 'dính' nợ xấu?

Thứ 2, 16/09/2013 | 08:57
0
Hiện nhiều ngân hàng đang giải quyết nợ xấu tại các công ty bằng cách tái cơ cấu toàn diện hoạt động kinh doanh để giúp công ty hồi sinh trở lại. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương án tạm thời...

“Đũa thần ở đâu”?

Việc ông Lâm Ngọc Khuân, chủ tịch HĐQT công ty Phương Nam cùng gia đình bay sang Mỹ để lại khoản nợ lên đến 1.600 tỷ đồng đã đẩy 7 ngân hàng cho công ty này vay như "ngồi trên lửa". Thời gian ngắn sau, ông Khuân chính thức có thư gửi về Việt Nam cáo bệnh và không thể về nước được. Trước thực tế này, 7 ngân hàng cho doanh nghiệp này vay vốn đã ngồi lại với nhau và đưa ra kế hoạch tái cơ cấu toàn diện hoạt động kinh doanh của công ty này để nó "hồi sinh" trở lại.

Để thực hiện kế hoạch này, các ngân hàng có dư nợ tại công ty Phương Nam đã có văn bản cam kết đối với các khoản nợ (góp vốn, khoanh nợ...). Theo đó, ngân hàng Bưu điện Liên Việt và ngân hàng An Bình cam kết sẽ tiếp tục cho công ty vay vốn lưu động. Đối với các ngân hàng có dư nợ không tham gia góp vốn có thể hỗ trợ cho vay vốn lưu động hoặc cho vay tài trợ xuất khẩu tùy theo chủ trương của mỗi ngân hàng. Về công nợ, các cổ đông mới có trách nhiệm trả các khoản nợ cũ trước đây cho các nhà cung cấp trong quá trình hoạt động sau khi tái cấu trúc thành công.

Bất động sản - Giải pháp nào để thu hồi vốn các ngân hàng 'dính' nợ xấu?Những kế hoạch quyết liệt trên của các ngân hàng bước đầu giúp cho công ty Phương Nam hồi sinh và đang có những bước chuyển mới trong hoạt động kinh doanh và kế hoạch trả nợ của công ty này. Người hiện đang cầm trịch cho kế hoạch tái cấu trúc của công ty Phương Nam là ông Nguyễn Minh Trí, người đã tái cấu trúc thành công cho công ty cổ phần thủy sản Bình An (Bianfishco) do bà Diệu Hiền (vợ ông Trí) làm chủ tịch HĐQT.

Theo tìm hiểu của PV, công ty Bianfishco dưới sự quản lý của bà Diệu Hiều đi vay hàng loạt ngân hàng với số tiền lên đến hàng ngàn tỷ đồng để phục vụ công tác sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, càng kinh doanh, công ty này càng lâm nợ. Kết quả cuối cùng là vỡ nợ, không có khả năng chi trả, để lại khoản nợ xấu vô cùng lớn. Để giải quyết khoản nợ tại công ty này, các ngân hàng đã dùng "đũa thần" tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và đã giúp công ty này hồi sinh. Hiện các kế hoạch trả nợ vẫn đang được công ty này tiến hành.

Cần một giải pháp toàn diện

Nhiều chuyên gia phân tích kinh tế tại TP.HCM cho biết, sở dĩ công ty Phương Nam được 7 ngân hàng có dư nợ cho tiến hành tái cấu trúc toàn diện hoạt động kinh doanh là do công ty này từng đứng vào top 10 doanh nghiệp tiêu biểu của cả nước với kim ngạch xuất khẩu lên đến hơn 88 triệu USD vào năm 2007 và tạo công ăn việc làm cho trên 3.200 công nhân. Bên cạnh đó, công ty này có thương hiệu trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản ra nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, việc tái cấu trúc cho công ty này hồi sinh để giải quyết nợ xấu là một kế hoạch đem đến thành công. Với Bianfishco cũng vậy. Tuy nhiên, theo thạc sỹ Nguyễn Văn Hải, chuyên gia kinh tế tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thì: "Điều này là vô cùng khó với khá nhiều công ty không có đủ các điều kiện cần thiết như Phương Nam hay Bình An để thực hiện tái cấu trúc. Nếu các ngân hàng thực hiện tái cấu trúc lên các công ty này thì chỉ phát sinh thêm nợ xấu".

Nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ, trong hoàn cảnh kinh tế thế giới, trong nước vẫn còn khó khăn, các ngân hàng cần phải rà soát, làm chặt lại các khâu xét duyệt cho vay vốn để tránh phát sinh gây nợ xấu và thực hiện hàng loạt biện pháp khác để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần phải xây dựng một phương án mới để giải quyết vấn đề nợ xấu tại hàng loạt công ty khác mà mình có dư nợ. Chỉ khi nào có tất cả các giải pháp hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể thì việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng mới được giải quyết một cách triệt để.

Hồ Nam - Minh Khánh

Có những khoản nợ xấu chưa gọi đúng tên

Thứ 4, 28/08/2013 | 10:17
Nếu nhìn vào báo cáo tài chính thì hầu hết các ngân hàng thương mại đều có tỷ lệ nợ xấu “đẹp”, dưới 3%. Tuy nhiên, mức độ tin cậy nói chung chưa hẳn đã được đầy đủ.

'Nợ xấu tăng là do thiếu kiểm soát cho vay'

Thứ 7, 17/08/2013 | 15:44
"Nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng là do sự thiếu kiểm soát cho vay. Vai trò thẩm định, kiểm tra khoản vay của các tổ chức tín dụng là vô cùng quan trọng, bởi có những đơn vị làm dự án rất tốt nhưng khi vay được tiền về lại sử dụng sai", một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cho hay.

'Mua nợ xấu có thể phá băng thị trường bất động sản'

Thứ 7, 27/07/2013 | 09:46
Được hưởng những ưu đãi chưa từng có với cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, thưởng, không phải lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đã mua... nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại về hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ xấu. PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Cường, chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội để cùng mổ xẻ câu chuyện này.

Ưu tiên mua bán nợ xấu: Thị trường BĐS có tan băng?

Thứ 5, 25/07/2013 | 14:05
Cơn bĩ cực của thị trường bất động sản (BĐS) kéo dài trong 2 năm khiến nhiều đại gia lâm nạn. Một "cơn bão" kéo dài đã làm chao đảo nền kinh tế và việc mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong đó có nợ xấu bất động sản đang nhen nhóm hy vọng thị trường BĐS sẽ tan băng.

'Tổ chức tín dụng có nợ xấu trên 3% phải bán cho VAMC'

Thứ 5, 25/07/2013 | 15:45
Ngày mai (26/7), Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sẽ chính thức ra mắt. Xoay quanh việc ra đời của tổ chức này, nhiều vấn đề khiến dư luận quan tâm.

6 ngành 'gánh' nợ xấu lớn nhất

Thứ 2, 22/07/2013 | 09:47
Báo cáo vừa công bố của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTC) cho thấy, những ngành có hiệu suất sinh lời thấp và tình hình tài chính xấu cũng là những ngành có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng.
Cùng chuyên mục

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hải Phòng: Tạm dừng triển khai bãi đỗ xe ô tô rộng hơn 10.000 m2

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:22
Mặc dù chưa hoàn thiện thủ tục, nhưng phía doanh nghiệp vẫn cho xây dựng bãi gửi xe ô tô rộng hơn 10.000 m2 tại phường Đằng Hải, quận Hải An, Tp.Hải Phòng.

Thời điểm cơn sốt đất nền có thể quay lại

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:00
Dựa trên dòng nghiên cứu kéo dài chu kỳ lặp lại, chuyên gia cho rằng cơn sốt đất có thể quay lại vào giai đoạn 2025-2026.

Đề xuất 2 phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:46
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Long An kiểm tra quá trình triển khai của 167 dự án chậm tiến độ

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:30
Từ tháng 5/2024 đến 31/12/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An sẽ kiểm tra, giám sát đối với 167 dự án bị đánh giá là chậm tiến độ (quá 24 tháng).
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Đề xuất 2 phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:46
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Hải Phòng: Tạm dừng triển khai bãi đỗ xe ô tô rộng hơn 10.000 m2

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:22
Mặc dù chưa hoàn thiện thủ tục, nhưng phía doanh nghiệp vẫn cho xây dựng bãi gửi xe ô tô rộng hơn 10.000 m2 tại phường Đằng Hải, quận Hải An, Tp.Hải Phòng.

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.