Giai thoại đôi vịt vàng tại 'giếng Thạch Sanh' ngàn tuổi

Giai thoại đôi vịt vàng tại 'giếng Thạch Sanh' ngàn tuổi

Thứ 4, 03/04/2013 | 15:48
0
Chúng tôi tìm về xã Bá Hiến (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) vào một ngày trung tuần tháng 3, khi cái nắng đã bắt đầu nhen nhóm nơi miền quê ven đô bình lặng.

Dù tất bật với công việc nhà nông nhưng khi được chúng tôi hỏi thăm về những chiếc giếng cổ tại làng, bà con đều không ngại ngần dừng công việc để… trò chuyện. Theo người dân nơi đây, người xứ khác mới chỉ biết đến giếng cổ quanh năm đầy nước, mà chưa hay rằng từ bao đời nay, người ta vẫn truyền tai nhau những câu chuyện kỳ bí xung quanh các giếng cổ Thạch Sanh.

Giếng cổ "trấn mạch" phong thuỷ?

"Đây là vùng đất tứ linh, không dễ gì thấy được nên người dân trong làng trân trọng lắm. Cũng phải thôi, vì cái thiêng hiện hữu mọi nơi". Đó là lời khẳng định chắc nịch của ông Dương Đình Nghê, Trưởng ban Mặt trận Tổ quốc xã Bá Hiến, người sưu tầm, lưu giữ nhiều tài liệu nhất về giếng cổ tại mảnh đất Bá Hiến.

Đang băn khoăn về những câu chuyện nửa hư nửa thực xung quanh những chiếc giếng thiêng, ông Nghê trả lời chắc như đinh đóng cột: "Không phải hồ nghi đâu mà có thực đấy!". Câu trả lời có phần khẳng khái, lại thêm việc ông cũng là người có chức sắc tại làng càng như thôi thúc chúng tôi muốn "giải mã" sớm những bí ẩn bấy lâu về nơi được coi là vùng đất tứ linh với những câu chuyện nhuốm màu liêu trai này.

Lạ & Cười - Giai thoại đôi vịt vàng tại 'giếng Thạch Sanh' ngàn tuổi

"Giếng Thạch Sanh" không bao giờ cạn nước

Theo các cụ cao niên trong làng, xưa kia thôn Bá Hạ có bảy làng tiếp giáp nhau gọi là làng Kẻ Bá. Ngày đó Bá Hạ nghèo nhất xã, nhưng đổi lại người dân tự hào vì nơi đây có 11 giếng đá cổ niên đại năm đến sáu trăm năm, được coi như những báu vật thiêng liêng. Tương truyền, thời nhà Lê, có một ông quan được vua cử đi dẹp giặc phương Bắc. Sau khi đẩy lùi quân giặc ra khỏi bờ cõi, ông được nhà vua phong chức Đô đốc quận công.

Trở về làng, thấy người dân quê mình sản xuất khó khăn do hạn hán thường xuyên, ông bèn cho lính mở một cái mương lớn để dân lấy nước. Nhưng do làm việc ban đêm con mương bị lệch sang thế đất của xã bên. Đến khi chỉnh lại, do vội vàng nên quân lính vô tình xẻ đúng vào phần đất tương ứng với cổ rồng. Bất ngờ, một trận đại hỏa bốc lên thiêu rụi cả ngôi làng có tên là Tiến Nữ, nơi cung tiến cung nữ hầu hạ nhà vua hàng năm. Quá đau đớn vì thảm họa, quan Đô đốc phi ngựa ra sông trẫm mình xuống dòng nước dữ. Sau này, nhờ có thầy phong thủy giỏi đã giúp người dân xem lại thế đất và tìm cách trấn mạch bằng cách xây dựng 11 ngôi giếng cổ còn đến ngày nay.

Theo ông Nghê, vào mùa hạn, các giếng nước khác trong làng đều vẩn đục hoặc cạn nước, chỉ duy có giếng cổ là nước vẫn đầy ăm ắp và trong vắt. Người dân Bá Hiến xem đó như điềm lành và nâng giữ như một bảo vật vô giá. Nhiều người còn gọi chung tên của những chiếc giếng nơi đây là "giếng Thạch Sanh" với dụng ý là giếng thần, giếng thiêng và cần phải giữ gìn. Bởi vậy, dù nhiều người tìm đến ngỏ lời mua lại các khối đá xanh với giá rất cao nhưng không ai dám bán. Điều đáng nói, những giếng đá này nằm chơ vơ bên đường, ngoài ruộng nhưng không ai phá phách dù chỉ là ngồi lên thành giếng. Đặc biệt hơn, nước giếng cổ múc lên trong vắt, mát lạnh, khi uống có vị hơi ngọt, dùng để pha chè thì nước xanh lâu, vị lại thơm ngon nên được người dân trong vùng yêu thích.

Lạ & Cười - Giai thoại đôi vịt vàng tại 'giếng Thạch Sanh' ngàn tuổi (Hình 2).

Những ký tự cổ trên thành giếng đã có tuổi thọ hàng ngàn năm

Bí ẩn "linh vật"dân gian lưu truyền tại giếng cổ

Câu chuyện về những chiếc giếng cổ hàng nghìn năm tuổi có lẽ sẽ dừng ở đó và mau chóng rơi vào quên lãng nếu như người ta không kể cho nhau nghe những câu chuỵện nửa hư nửa thực tại đây. Khởi nguồn của những lời đồn là từ khoảng thập niên 60 của thế kỷ 20, thời điểm nhiều giếng đá cổ bị lấp. Khi đó, người ta cho rằng, những chiếc giếng xưa cũ là tàn tích của chế độ cũ và cần phá bỏ để thay giếng mới. Các mương, máng được lưu thông bên cạnh khiến cho không ít giếng cổ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, những chuyện lạ cũng bắt đầu từ đây. Hàng loạt giếng mới đào đều không có nước, dù rằng đội thợ đã nghiên cứu rất kĩ và khoan đúng mạch. Điển hình như câu chuyện của gia đình bà Dương Thị Hồng ở thôn Vinh Quang hiện vẫn được người dân kể lại. Trong nhà bà Hồng có một giếng đá cổ, năm đó, bà đã gọi thợ vào lấp đi và đào một chiếc giếng khác để lấy nước sử dụng. Tuy nhiên, khi đào xong giếng không có nước. Đào đến chiếc thứ ba, kết quả cũng vẫn thế. Sau bà phải lấp đi, khơi lại giếng cổ dùng cho tới nay.

Lại có chuyện hư hư thực thực một người đàn ông trong làng bị trượt chân ngã xuống giếng và nằm lại đó suốt 2h, may mắn là có người đi ngang qua đã cứu được. Nhưng điều lạ, khi tỉnh dậy, ông này cho biết không hề cảm thấy đau, đầu cũng không ê nhức bởi có ai đó đã nâng đỡ cơ thể khi ông rơi xuống. Biết có điềm lành, gia đình ông đã lập miếu thờ ngay gần giếng, đến khi người em trai ông này phá miếu lấy đất sản xuất, từ đó, ông luôn chìm trong ác mộng. Gia đình tức tốc phải cho xây lại miếu và làm lễ tạ, từ đó mọi chuyện mới trở lại bình thường(?).

Song những câu chuyện lạ, cũng vô cùng hư ảo độ xác thực cũng được kiểm chứng hấp dẫn chúng tôi nhất trong "kho tàng" các câu chuyện kì bí xung quanh giếng cổ Bá Hiến chính là sự hiện diện của những "linh vật" (theo cách nói của người dân Bá Hiến). Theo các vị cao niên trong làng, câu chuyện về đôi vịt vàng chính là tâm điểm của sự lạ tại giếng cổ. Nhiều thế hệ trước đó tại làng đều xác nhận, tuy nhiên, cũng không ai xác định được lần đầu tiên chúng xuất hiện tại giếng là bao giờ. “Đôi vịt vàng đặc biệt bởi chúng chỉ xuất hiện tại giếng Chùa Giao Sam theo chu kì hai lần/năm. Thường thì vào đầu năm và giữa năm. Song "chỉ số ít, thậm chí là hiếm người trong đám đông mới có thể nhìn thấy đôi vịt. Phải là "ứng" lắm thì mới được báo", ông Lãng bật mí.

Giọng chầm chậm, đôi mắt mơ màng, ông Lãng kể cho chúng tôi nghe về những dấu hiệu để biết đôi vịt vàng sắp xuất hiện. "Trước khi về ba ngày, nước giếng sẽ vẩn đục. Nếu người dân không qua lấy nước thì đúng ba ngày sau sẽ hiện, còn nếu động, năm đó vịt vàng không về nữa. Những ai nhìn thấy đôi vịt thì năm đó gia đình sẽ mạnh khỏe, không ai bị bệnh tật, làm ăn khấm khá...".

Rõ ràng, sự hiện diện của 11 chiếc giếng cổ đã và đang là tài sản vô giá của dân làng Bá Hiến nói riêng và của dân gian, song, hầu hết đều đang trong tình trạng xuống cấp đáng báo động. Theo ông Đỗ Văn Chủng (71 tuổi, ở xóm Quang Vinh), chiếc giếng Chun tại nhà ông qua nhiều lần đào đi, lấp lại, nay đã xuống cấp nhiều. Còn chiếc giếng cổ trong khuôn viên nhà anh Dương Văn Miền cũng đã bỏ hoang nhiều năm. Quanh giếng cây cỏ mọc um tùm, thành giếng được che đậy qua quýt, trên một phiến đá hiện rõ những vết nứt dài.              

Báu vật đang bị huỷ hoại theo thời gian

Ông Dương Đình Nghê, trưởng ban Mặt trận Tổ quốc xã cho biết, giếng cổ là báu vật của Bá Hiến. Hiện, làng còn 11 chiếc, nếu tính cả những chiếc đã bị lấp bỏ thì lên đến 30 chiếc và nằm rải rác trên địa bàn 4 thôn: Thích Trung, Vinh Quang, Thiện Chi và Bá Hương. Thiết nghĩ, trước thực trạng các giếng cổ tại Bá Hiến đang bị hủy hoại theo thời gian, cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp can thiệp để bảo vệ, nếu không những tư liệu có giá trị về văn hóa, lịch sử và chứa đựng nhiều huyền thoại sẽ không còn được nhắc đến trong nay mai.  

Anh Văn

Giai thoại về kỹ nữ trở thành nguyên mẫu của thần Vệ Nữ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Phryne là một kỹ nữ lầu xanh vô cùng nổi tiếng vào thế kỷ thứ 4 Trước Công nguyên ở Hy Lạp cổ đại. Nàng không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” được rất nhiều nghệ sĩ thời đó đua nhau vẽ tranh, tạc tượng mà còn được người đời sau nhắc đến nhiều với màn cởi đồ xin tha tội trước phiên tòa. Tuy nhiên màn cởi đồ này có thể chỉ là một chi tiết hư cấu nhằm đả kích những kẻ mị dân thành Athens lúc bấy giờ.

Ly kỳ giai thoại "hà bá" đòi mỹ nhân, vua "mất" vợ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Biển nổi gió to, sóng lớn... Thần biển hiện lên, đòi nhà vua gã cho một nàng cung phi làm vợ. Trần Duệ Tông chưa biết tính sao thì Nguyễn Thị Bích Châu, ái phi được cứng chiều nhất đã xin được hy sinh vì vua và triều đình...

Giai thoại xung quanh ngôi mộ cổ bị xiềng xích

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Ngôi mộ cổ gắn với lịch sử thời khai hoang lập làng vẫn còn nguyên vẹn nhưng đang bị bỏ hoang.

Giai thoại về nhóm nhạc từng thắp nến chơi đàn thập niên 70

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Nhóm guitar cổ điển Thất tinh Hà Nội của ông từng được giới mộ nhạc xem như một huyền thoại.