Gian nan công cuộc tìm kiếm đồng minh của Tổng thống Pháp Macron

Thứ 4, 22/06/2022 | 15:47
0
Lãnh đạo các phe đối lập cho rằng đã đến lúc Tổng thống Pháp phải chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình, phải học cách đàm phán, thỏa hiệp…

Sau khi để mất thế đa số trong cuộc bầu cử cuối tuần qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán khó khăn với các đảng đối lập để cứu vãn chương trình nghị sự cải cách của ông.

Tổng thống Macron đã gặp lãnh đạo của các đảng đối lập hôm 21/6, đánh dấu bước đầu tiên tiến tới các cuộc đàm phán khó khăn về thành lập liên minh.

Việc mất thế đa số tuyệt đối tại nghị viện có nghĩa là liên minh theo đường lối trung dung "Ensemble" (Chung sức) của ông Macron cần sự hỗ trợ từ các phe đối lập để cứu vãn chương trình cải cách của Tổng thống. Ensemble hiện còn thiếu 44 ghế để đảm bảo vị thế đa số tuyệt đối.

Theo quy định, một liên minh cần ít nhất 289 ghế để giành được thế đa số tuyệt đối tại Quốc hội có 577 thành viên.

Các cuộc họp tại Điện Élysée (Phủ Tổng thống) ở Paris diễn ra sau khi Thủ tướng mới được bổ nhiệm Elisabeth Borne chính thức đệ đơn từ chức hôm 21/6. Tuy nhiên, để giữ cho chính phủ của mình tiếp tục hoạt động, ông Macron đã nhanh chóng bác đề nghị của bà Borne.

Công cuộc tìm kiếm liên minh bắt đầu

Sự phân mảnh trong chính trị sau cuộc bầu cử có nghĩa là Tổng thống Macron và các đồng minh có thể cần đàm phán trên cơ sở từng dự luật một với các đảng đối lập để tìm ra các ưu tiên chính trị phù hợp.

Liên minh trung hữu do Đảng Cộng hòa - Les Republicains (LR) dẫn đầu, giành được 61 ghế, được coi là đồng minh tiềm năng cho Ensemble của ông Macron. Đó cũng có thể là lý do vì sao cuộc gặp đầu tiên của ông Macron hôm 21/6 là với nhà lãnh đạo bảo thủ Christian Jacob.

Sau cuộc gặp, ông Jacob cho rằng ông Macron là kẻ “kiêu ngạo” trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của mình. Ông Jacob tuyên bố, LR sẽ không tham gia "hiệp ước hay liên minh" nào với đảng của ông Macron, và LR sẽ vẫn ở trong phe đối lập.

Thế giới - Gian nan công cuộc tìm kiếm đồng minh của Tổng thống Pháp Macron

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt tay Christian Jacob, người đứng đầu đảng bảo thủ Pháp Les Republicains (LR), sau cuộc gặp tại Điện Élysée ở Paris, Pháp, ngày 21/6/2022. Ảnh: Inquirer

"Chúng tôi sẽ không phản bội những người đã đặt niềm tin vào chúng tôi. Họ đã bỏ phiếu cho chúng tôi, không phải để chúng tôi tham gia vào bất kỳ một liên minh cũ nào một cách thiếu suy nghĩ", ông Jacob nói với các phóng viên.

Tuy nhiên, ông Jacob cho biết, ông sẽ không "chặn các thể chế", để ngỏ khả năng bỏ phiếu ủng hộ các chính sách phù hợp với cương lĩnh của LR, bao gồm cải cách lương hưu và nâng tuổi nghỉ hưu.

Đảng LR của ông Jacob là khối duy nhất vừa đủ lớn theo quyền riêng của mình để cho khối của Macron chiếm đa số, đồng thời không công khai và rõ ràng là thù địch với tổng thống.

Kỷ nguyên Tổng thống tự quyết đã qua

Sau cuộc gặp với ông Jacob, ông Macron cũng đã gặp Olivier Faure, người đứng đầu Đảng Xã hội, một đối tác trong khối liên minh NUPES cánh tả.

Ông Faure cho biết, đảng của ông sẽ sẵn sàng ủng hộ các đề xuất chính sách của ông Macron nếu Tổng thống tiếp thu một số ý tưởng của liên minh NUPES. Liên minh cánh tả đã đề xuất một biện pháp để tăng mức lương tối thiểu hàng tháng từ khoảng 1.300 Euro lên thành 1.500 Euro (khoảng 1.369 USD đến 1.580 USD)

“Chúng ta đã có một thời kỳ được gọi là thời kỳ Jupiterian khi Tổng thống một mình ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm trước bất kỳ ai”, ông Faure nói với các phóng viên.

"Kể từ bây giờ... ông ấy buộc phải chấp nhận một vai trò lớn hơn cho quốc hội... và điều tuyệt vời hơn là ông ấy phải chịu trách nhiệm, đàm phán, tìm kiếm các điểm thống nhất".

Tuy nhiên, đảng trung tả của ông Faure chỉ nắm giữ 26 trong số 137 ghế của lien minh NUPES, do đó, không đủ để giúp ông Macron hoàn thành mục tiêu giành lại thế đa số.

Phần lớn ghế của NUPES (71) thuộc về đảng cực tả La France Insoumise (Nước Pháp bất khuất) của ông Jean-Luc Mélenchon. Nhưng đảng này ít có khả năng tìm thấy điểm chung với ông Macron.

Thế giới - Gian nan công cuộc tìm kiếm đồng minh của Tổng thống Pháp Macron (Hình 2).

Lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen bắt tay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau cuộc hội đàm tại Điện Élysée ở Paris, Pháp, ngày 21/6/2022. Ảnh: China Daily

Tổng thống Macron cũng chuẩn bị gặp lãnh đạo cực hữu và đối thủ trong vòng bầu cử Tổng thống nước rút hồi tháng, bà Marine Le Pen. Đảng cực hữu Rassemblement National (Tập hợp quốc gia) của bà đã giành được thành tích bầu cử tốt nhất từ trước đến nay, với 89 ghế trong quốc hội khóa tới.

Kịch bản tệ nhất

Văn hóa chính trị của Pháp khác với Đức, nơi các liên minh chính trị phổ biến hơn.

Cuộc bầu cử năm 2022 là lần đầu tiên một Tổng thống Pháp đương nhiệm không giành được thế đa số trong kỳ bầu cử lập pháp kể từ thời cựu Tổng thống Francois Mitterand năm 1988.

Nếu Ensemble của ông Macron không giành được sự ủng hộ từ phe đối lập, Pháp có thể sẽ đối mặt với tình cảnh bế tắc chính trị mà cuối cùng có thể buộc Tổng thống Macron phải giải tán quốc hội và tiến hành một cuộc bầu cử mới.

Thế giới - Gian nan công cuộc tìm kiếm đồng minh của Tổng thống Pháp Macron (Hình 3).

Ông Jean-Luc Mélenchon, lãnh đạo đảng đối lập cực tả Pháp La France Insoumise và lãnh đạo liên minh NUPES chụp ảnh với các thành viên mới đắc cử của quốc hội trước tòa nhà Quốc hội tại Paris, Pháp, ngày 21/6/2022. Ảnh: Inquirer

Minh Đức (Theo DW)

Ông Macron bác đề nghị từ chức của Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne

Thứ 3, 21/06/2022 | 16:59
Tổng thống Macron cũng sẽ đàm phán với nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen - đối thủ chính trên đường đua vào điện Élysée với ông.

Ông Macron mất thế đa số tại quốc hội vẫn có thể là tin tốt với Pháp

Thứ 2, 20/06/2022 | 16:16
Kết quả cuộc bầu cử lập pháp lần này sẽ cho nước Pháp cơ hội làm quen với việc thành lập liên minh, phát huy nghệ thuật thỏa hiệp và hàn gắn những rạn nứt…

Bầu cử Tổng thống Pháp: Ẩn số trên đường đua vào Điện Élysée

Thứ 7, 23/04/2022 | 16:34
Kết quả cuối cùng, giống như một trận cầu đỉnh cao giữa hai “kỳ phùng địch thủ”, chỉ có thể biết được vào phút chót.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Nhiều vụ nổ được báo cáo ở Iran, liệu có phải Israel bắt đầu trả đũa?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:02
Các quan chức Mỹ xác nhận với CBS News, CNN và ABC News rằng cuộc tấn công được Israel thực hiện để đáp trả cuộc không kích quy mô lớn của Iran trước đó.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.