Gian nan thu hồi tài sản tham nhũng

Gian nan thu hồi tài sản tham nhũng

Dương Thị Thu
Thứ 4, 22/11/2017 | 09:00
0
Thảo luận về dự án luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm, trong 10 năm, thiệt hại do tham nhũng hơn 59.750 tỷ đồng và 400ha đất, nhưng chỉ thu hồi được 4.676 tỷ đồng và 216ha đất, xấp xỉ 10%.

Con số trên dẫn từ báo cáo của Chính phủ cho thấy, hiệu quả của thu hồi tài sản tham nhũng là rất thấp và đây là vấn đề đáng lo ngại. Để thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả, có nhiều biện pháp đã được các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề cập tới.

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định) đề xuất: "Trong việc xử lý các vụ án tham nhũng, cơ quan tiến hành tố tụng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa trong điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này; đồng thời kịp thời áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ án để tránh tài sản tham nhũng có thể bị tẩu tán, tạo điều kiện để có thể thi hành án sau này".

Tuy nhiên trên thực tế, đây là vấn đề còn nhiều vướng mắc. PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Xã hội - Gian nan thu hồi tài sản tham nhũng

ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường.

PV: Thưa ông, việc kê biên, phong tỏa tài khoản tránh tẩu tán tài sản tham nhũng hiện nay đang có những vướng mắc như thế nào?

ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường: Muốn áp dụng những biện pháp đó phải khởi tố bị can, xác định rõ có phạm tội không, tội đó có liên quan đến tham nhũng không. Trên thực tế, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng được những biện pháp này. Nếu phong tỏa tài khoản tất cả những người liên quan đến vụ án thì dễ dẫn đến oan sai. Hơn nữa, quyền sở hữu tài sản cũng là một trong những quyền được Hiến pháp bảo vệ giống như quyền tự do con người, chứ không phải cứ thấy tài sản là tịch thu.

Nếu đó chỉ là tài sản chung thì chưa chắc đã có thể áp dụng được vì nó liên quan đến quyền lợi của rất nhiều người khác nhau. Trong khi đó, việc xác định đó có phải tài sản của người phạm tội hay không cũng là một trong những vấn đề khó khăn. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, tình trạng kê khai tài sản không trung thực còn nhiều.

Hiện nay, các cơ quan tố tụng đã nhận thức rõ vấn đề này và rất cố gắng khi phát hiện hành vi tham nhũng sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc thi hành án sau này. Thực tế, người đi kê khai tài sản cũng không kê nhiều và kê thiếu trung thực. Do đó, khi có sự việc xảy ra, cơ quan chức năng khó biết họ có những tài sản gì để có thể phong tỏa. Nếu kê biên, phong tỏa không phải tài sản thuộc sở hữu của họ thì sẽ phát sinh vấn đề kiện cáo.

Qua các vụ án cũng thấy có một số tài sản rõ ràng là phong tỏa được. Nếu làm được việc này thì chắc chắn hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng sẽ tốt hơn.

PV: Ông có nhìn nhận thế nào trước tình trạng hiện nay, thất thoát trong các vụ án tham nhũng đến con số hàng nghìn tỷ đồng nhưng thu hồi không được bao nhiêu?

ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường: Để tham nhũng được một lượng tài sản, người phạm tội có những hành vi gây lãng phí, thất thoát rất nhiều. Nguyên khoản tài sản tham nhũng được so với khoản thất thoát đã có sự khác nhau.

Khoản tài sản tham nhũng được thông thường, người tham nhũng tiêu xài rất hoang phí, có thể cho người này, người kia... Thu hồi số đó được đã là khó. Do đó, giữa khoản tiền thất thoát và khoản tiền thu hồi được cũng có sự khác nhau rất lớn. Đấy là chưa kể việc họ sẽ che giấu.

Mặc dù có những quy định như người tham nhũng tích cực hối cải, trả lại tài sản đã tham nhũng sẽ được khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, mức độ thực hiện việc đó cũng vừa phải.

PV: Có phương thức nào truy tìm tài sản tham nhũng chuyển ra ngân hàng nước ngoài không, thưa ông?

ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường: Nếu đủ chứng cứ xác định tài sản đó là tham nhũng và chuyển vào các nước tương trợ tư pháp với chúng ta thì hoàn toàn có thể thu hồi được. Kể cả tội phạm tham nhũng trốn ra nước ngoài mà không có tương trợ tư pháp với Việt Nam thì rất khó khăn trong việc bắt giữ.

PV: Nếu cứ vướng mắc, khó khăn, không lẽ chúng ta để tài sản tham nhũng “tiêu biến” trong sự bức xúc của dư luận? Luật có nhưng vì sao tham nhũng vẫn xảy ra và thu hồi được rất ít?

ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường: Tôi cho rằng, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phòng ngừa bao giờ cũng là quan trọng nhất, làm sao để người ta không thể tham nhũng, không dám tham nhũng. Còn khi tham nhũng rồi, cố gắng thu hồi và xử lý ở mức cao nhất.

Thực trạng tham nhũng phức tạp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự xuống cấp, tha hóa về mặt đạo đức, không có bản lĩnh vững vàng trước những cám dỗ về vật chất của người cán bộ. Thêm nữa, pháp luật còn những kẽ hở để bị lợi dụng. Việc xử lý trong một số trường hợp chưa nghiêm do các mối quan hệ, nể nang, ngại va chạm, ngại khui ra đường dây, có chạy chọt, đút lót... nên nhờn luật.

Tham nhũng, kể cả tham nhũng vặt bị phát hiện đều có thể bị kỷ luật Đảng, nhưng hình thức kỷ luật còn nhẹ như chuyển vị trí công tác, sau một thời gian lại được phục hồi chức vụ... Trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, các biện pháp phòng ngừa chưa phát huy hiệu quả nên tham nhũng vẫn cứ xảy ra.

Mặc dù hình phạt có thể nặng, nhưng do nguồn lợi từ tham nhũng quá lớn nên nhiều người sẵn sàng thực hiện hành vi tham nhũng.

Đối với các vụ án tham nhũng, người phạm tội thường là người có chức vụ, quyền hạn và có trình độ nên khả năng che giấu tội phạm của họ rất tốt. Người ta lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lại am hiểu pháp luật nên có tác động nhất định, ngăn cản, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố xét xử.

Đây cũng là một trong những khó khăn lớn trong quá trình chống tham nhũng. Do đó, tội phạm tham nhũng là một trong số ít các tội cho phép áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt.

Mở rộng phạm vi luật Phòng, chống tham nhũng tràn lan: “Cá to lọt, toàn bắt cá nhỏ”

Thứ 3, 21/11/2017 | 11:25
“Nếu cứ mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng, làm tràn lan như dự thảo luật thì con cá to lọt, còn toàn bắt cá nhỏ”, ĐB Dương Trung Quốc phát biểu tranh luận tại phiên thảo luận về luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi.

"Tài sản tham nhũng không có cánh bay, chỉ vào người thân quen"

Thứ 2, 20/11/2017 | 15:17
Thiếu tướng, ĐBQH Sùng Thìn Cò cho rằng: “Đã tham nhũng thì tài sản không có cánh mà bay, nó chỉ vào người thân, người quen, chỗ quen chứ chả đi đâu cả”.

Đề xuất đưa quan chức thăm quan nhà tù và chuyện chặt gốc tham nhũng

Thứ 2, 13/11/2017 | 10:28
Đề xuất tổ chức các chuyến đưa quan chức đi thăm nhà tù để ngăn ngừa ý định, hành vi tham nhũng của ĐBQH nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía dư luận.
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.