Giáo dục ngoài công lập gian nan tìm chỗ đứng

Giáo dục ngoài công lập gian nan tìm chỗ đứng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
0
– Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập trở nên ảm đạm nhất trong mấy năm trở lại đây. Hiệp hôi các trường này vừa mới nhóm họp và yêu cầu Bộ GD – ĐT cho phép họ tự tổ chức tuyển sinh hoặc cho các trường này một cơ chế thoáng hơn để tuyển sinh.

Mới đây, Hiệp hội các trường ĐHCĐNCL đã tổ chức hai cuộc hội thảo nhằm đưa ra các biện pháp cũng như yêu cầu Bộ thay đổi phường thức tuyển sinh để cứu các trường ngoài công lập.

Xã hội - Giáo dục ngoài công lập gian nan tìm chỗ đứng

Không tuyển đủ chỉ tiêu trường dân lập yêu cầu Bộ cho cơ chế tuyển riêng (Ảnh: Phan Chính)

Ở nước ta, hiện có trên 400 trường ĐH,CĐ trên tổng số gần 90 triệu dân. Tỷ lệ như vậy chưa phải là nhiều so với một số nước trên thế giới LB Nga (1100 trường ĐH/147 triệu dân), Mỹ (4.500 ĐH, CĐ/315 triệu dân), Singapore (gần 70 trường ĐH, CĐ/ 5 triệu dân), vấn đề là cách làm sao để thu hút được người học.

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập yêu cầu, nên để các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tự đưa ra mức điểm vào trường, có ý kiến nói rằng, Bộ nên để “các trường dân lập tự tuyển sinh, vào các đợt tuyển khác nhau cũng như cho các trường này lấy học sinh tốt nghiệp THPT vào học rồi bồi dưỡng kiến thức thêm cho hoc sinh này thêm”.

Để đổi mới tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đã kéo dài thời gian tuyển sinh nhằm tạo điều kiện cho các trường "tận thu" những thí sinh còn lại. Tuy nhiên, chính sách này vẫn không cứu vãn được không khí ảm đạm trong mùa tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, có một vị đại diện của trường dân lập nói rằng “những cải tiến của Bộ GD – ĐT (những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh Đh, CĐ năm 2012) là cải lùi”.

Thi trường giáo dục ở Việt Nam đang trở thành một thị trường cạnh tranh khốc liệt nhất trong thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, phần lớn "miếng bánh tuyển sinh" sẽ thuộc về những trường có chất lượng đào tạo tốt cũng là lẽ đương nhiên. Người học sẵn sàng quay lưng thậm chí với các trường công lập, nếu chất lượng đào tạo yếu. Thực tế mùa tuyển sinh năm 2012 cho thấy, không ít các trường ĐH,CĐ công lập cũng phải đóng cửa một số ngành đào tạo là một minh chứng hùng hồn.

Có một thực tế, không thể phủ nhận rằng người học về các dịch vụ giáo dục đã thay đổi. Người học không muốn tốn thời gian, tốn tiền của để theo học ở những nơi mà sau khi tốt nghiệp, họ khó hoặc không xin được việc làm, bởi thời gian gần đây nhiều địa phương tuyên bố không tuyển những sinh viên tốt nghiệp trường ngoài công lập và hệ tại chức, điều này gây khó khăn cho các trường dân lập trong việc tuyển sinh.

Thanh Đình