Giáo dục Thái Nguyên: Phát huy mạnh mẽ vai trò trọng điểm quốc gia

Giáo dục Thái Nguyên: Phát huy mạnh mẽ vai trò trọng điểm quốc gia

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 7, 27/05/2023 | 14:10
0
Là động lực phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, địa phương luôn ưu tiên phát triển giáo dục, phấn đấu là nơi đào tạo nguồn về lao động chất lượng cao.

Thái Nguyên là một trong những địa phương có sự quan tâm bài bản, đầu tư trọng tâm, trọng điểm đến công tác giáo dục trong những năm qua, đây cũng chính là cơ sở để tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng trên nhiều mặt. 

Trao đổi với Người Đưa Tin (NĐT), PGS.TS Phạm Việt Đức – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên cho rằng, để trở thành trung tâm phát triển của khu vực thời gian tới vẫn cần quan tâm đầu tư mọi nguồn lực cho giáo dục.

Huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục

NĐT: Là một trong trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh Thái Nguyên xác định giáo dục – đào tạo có vai trò như thế nào trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thưa ông?

Ông Phạm Việt Đức: Tỉnh Thái Nguyên luôn xác định giáo dục - đào tạo có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Có thể khẳng định đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển vì vậy Thái Nguyên xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, tăng cường xã hội hóa giáo dục, khuyến khích, tạo điều kiện để cộng đồng, doanh nghiệp tham gia quản lý, đầu tư các cơ sở giáo dục.

Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của tỉnh Thái Nguyên theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Giáo dục - Giáo dục Thái Nguyên: Phát huy mạnh mẽ vai trò trọng điểm quốc gia

PGS.TS Phạm Việt Đức – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên

NĐT:Trong những năm tới, giáo dục – đào tạo của Thái Nguyên sẽ có hướng đi như thế nào? Đâu sẽ là vấn đề trọng tâm, trọng điểm của ngành để tạo bước đột phá, nhất là để đóng góp vào những mục tiêu đầy khát vọng mà tỉnh hướng tới?

Ông Phạm Việt Đức: Ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên tập trung chỉ đạo xây dựng, thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch. Trong đó chú trọng đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục và đào tạo.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Quan tâm chất lượng đội ngũ, coi đó là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện các mục tiêu đổi mới. Cùng với đó xây dựng và thực hiện tốt đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025.

Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, đầu tư xây dựng phòng học để thay thế các phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, phòng học nhờ, mượn, thuê. Thực hiện tốt quy hoạch của tỉnh, ưu tiên dành quỹ đất cho giáo dục ở các vùng có khu công nghiệp, khu chế xuất, đông dân cư.

Chú trọng đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục.

Vì là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vì vậy tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp trong kế hoạch thực hiện chỉ tiêu duy trì tỉ lệ 8% học sinh dân tộc nội trú và hoàn thiện cơ sở vật chất các trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2021-2025.

NĐT: Vậy đâu là khó khăn, vướng mắc lớn nhất mà ngành giáo dục Thái Nguyên đang gặp phải hiện nay? Ngành có định hướng như thế nào để giải quyết những vấn đề này?

Ông Phạm Việt Đức: Khó khăn lớn nhất ngành giáo dục Thái Nguyên đang gặp phải hiện nay, đặc biệt trong khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 là thiếu giáo viên. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên thiếu khoảng 5.000 giáo viên, căn cứ biên chế được giao bổ sung, năm 2023 toàn tỉnh thực hiện tuyển bổ sung trên 1.500 giáo viên, như vậy, hiện nay toàn tỉnh vẫn còn thiếu rất nhiều biên chế giáo viên.

Để giải quyết vấn đề này, căn cứ theo tình hình thực tiễn chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp như rà soát, sắp xếp lại các trường liên cấp, liên xã, thu gọn các điểm trường trên nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân và phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, địa bàn.

Rà soát, điều động, biệt phái giáo viên, sắp xếp giáo viên thực hiện dạy liên trường đối với một số môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, tiếng Anh... Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng các giáo viên để tham gia giảng dạy các môn thiếu giáo viên khi thực hiện chương trình Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực sự nghiệp giáo dục. Tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ngoài công lập phát triển, nhất là tại các khu vực có điều kiện như các thành phố Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên và các khu vực trung tâm của các huyện.

Đặc biệt xây dựng chính sách riêng của tỉnh hỗ trợ kinh phí thuê khoán giáo viên giảng dạy trong các trường mầm non, phổ thông công lập, nhằm khắc phục một phần tình trạng thiếu biên chế hiện nay. Hiện nay các cơ sở giáo dục trong tỉnh Thái Nguyên cơ bản đã đáp ứng đủ số giáo viên giảng dạy, đảm bảo đội ngũ thực hiện chương trình, kế hoạch năm học.

Giáo dục - Giáo dục Thái Nguyên: Phát huy mạnh mẽ vai trò trọng điểm quốc gia (Hình 2).
Thái Nguyên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đào tạo nguồn lao động bền vững, chất lượng cao

NĐT: Để giáo dục có bước đột phá, đi đúng hướng và đáp ứng được những nhu cầu của thực tế phát triển, rất cần có sự đầu tư đúng mức. Thái Nguyên đã huy động nguồn lực như thế nào để phát triển ngành xứng đáng với vị trị là địa phương nòng cốt phát triển giáo dục của vùng?

Ông Phạm Việt Đức: Với quan điểm luôn coi giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Thái Nguyên với tổng số kinh phí thực hiện trên 20.727 tỷ đồng chính là một trong những nguồn lực quan trọng để đầu tư cho phát triển giáo dục.

Theo đó để giáo dục có bước đột phá, đi đúng hướng và đáp ứng được những nhu cầu của thực tế ngành giáo dục bám sát vào các chỉ tiêu nhiệm vụ đối với giáo dục trong quy hoạch tỉnh Thái Nguyên, bám sát các nội dung đề ra trong chương trình phát triển giáo dục.

NĐT: Thái Nguyên đang vươn mình mạnh mẽ để trở thành một trung tâm phát triển của khu vực. Theo tính toán, số lượng lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao là rất cần thiết trong thời gian tới. Sở GD&ĐT Thái Nguyên có định hướng gì trong công tác đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển của tỉnh nhà?

Ông Phạm Việt Đức: Trong thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông và thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030.

Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục triển khai các quy định, cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có tay nghề cao, tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến.

Đẩy mạnh công tác liên kết đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao để tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện kết hợp đào tạo các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và ngoại ngữ… thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động.

Công tác dự báo nhu cầu cũng sẽ được quan tâm và cập nhật xây dựng dữ liệu mở về lao động có tay nghề cao theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo, nhất là những ngành nghề, kỹ năng mới và cập nhật dữ liệu theo định kỳ.

Giáo dục - Giáo dục Thái Nguyên: Phát huy mạnh mẽ vai trò trọng điểm quốc gia (Hình 3).

Thái Nguyên là một trong những đứng đầu trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung - cầu lao động trong nước gắn với thị trường lao động quốc tế để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động, bao gồm cả lao động đã đi làm việc ở nước ngoài trở về nước để phát huy các thế mạnh của họ trong lao động, sản xuất và nâng cao thu nhập gắn với việc làm bền vững.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức, đồng thuận của xã hội về phát triển giáo dục nghề nghiệp, vị trí, vai trò của nhân lực có tay nghề cao, nhằm tăng cường sự tham gia và huy động nguồn lực của toàn xã hội, nhất là sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc phát triển nhân lực có kỹ năng nghề phục vụ phát triển đất nước.

Rà soát, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả; ổn định tổ chức, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sau khi được tổ chức, sắp xếp lại; thúc đẩy phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực tự chủ và trách nhiệm nhằm khuyến khích năng lực chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương trong giáo dục nghề nghiệp trong việc liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý; quản trị nhà trường. Tạo điều kiện và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp.

NĐT: Xin trân trọng cảm ơn ông! 

Chính sách thúc đẩy để Thái Nguyên phát triển bền vững - Bài 2: Địa phương và doanh nghiệp cùng đích đến

Thứ 4, 24/05/2023 | 08:56
Sự ổn định chính trị, triển khai hiệu quả chính sách, không bị đứt đoạn bởi tư duy nhiệm kỳ là yếu tố quan trọng để DN yên tâm đầu tư và đồng hành cùng Thái Nguyên.

[E] Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải: Khẳng định vị thế, chinh phục khát vọng mới

Thứ 3, 30/05/2023 | 08:44
Từ một tỉnh phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, Thái Nguyên đang vươn mình bứt phá, khẳng định chỗ đứng mới trong bức tranh phát triển của đất nước.

Chính sách thúc đẩy để Thái Nguyên phát triển bền vững - Bài 1: Nền tảng kiến tạo không gian phát triển mới cho tỉnh Thái Nguyên

Thứ 3, 23/05/2023 | 10:00
Nhìn từ Quy hoạch tổng thể quốc gia đến Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc - tỉnh Thái Nguyên sẽ có nhiều cơ hội mới, không gian phát triển mới.
Cùng tác giả

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:02
Năm học 2024-2025, 127 trường THPT công lập và công lập tự chủ tuyển mới 1.742 lớp và 77.250 học sinh

Bộ GD&ĐT công bố thời gian xét tuyển đại học, cao đẳng ngành mầm non

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:08
Năm nay các thí sinh tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT.
Cùng chuyên mục

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Miền Bắc chính thức đón "cơn mưa vàng" giải nhiệt, xua tan nắng nóng

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:35
Đêm qua và sáng sớm nay (18/4), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ mưa vừa, mưa to.