Giao thông Việt Nam, từ quăng lưới đến phí

Giao thông Việt Nam, từ quăng lưới đến phí

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
0
Là “công bộc của dân”, phải lễ phép với dân, thuận theo sự giao phó của dân, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cán bộ công quyền đang ứng xử với dân một cách hoàn toàn ngược lại.

Khi hình ảnh cảnh sát giao thông tỉnh Thanh Hóa quẳng lưới bắt giữ phương tiện vi phạm giao thông lan truyền trên mạng internet, những tranh cãi về tính hợp pháp của hành vi này thậm chí đã thu hút cả sự quan tâm của truyền thông nước ngoài. Tuy vậy, mối quan ngại về văn hóa ứng xử của cơ quan công quyền đối với người dân mới thực sự là vấn đề nóng bỏng.

Nhịp sống - Giao thông Việt Nam, từ quăng lưới đến phíĐề xuất về thu phí hạn chế phương tiện cá nhân, một phiên bản “quăng lưới”?

Là “công bộc của dân”, phải lễ phép với dân, thuận theo sự giao phó của dân, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cán bộ công quyền đang ứng xử với dân một cách hoàn toàn ngược lại.

Giờ đây, khi những đề xuất về thu phí hạn chế phương tiện cá nhân được Bộ Giao thông Vận tải đệ trình, dưới một góc độ nào đó, phải chăng cũng là một phiên bản “quăng lưới”. Đó là sự lặp lại của lối tư duy quản lý chỉ quen được việc cho mình mà đẩy khó khăn, bất lợi về phía khác, và ở đây luôn là phía người dân.

Khi nhà đương cục loay hoay với các “sáng kiến” hành dân, họ đã bỏ quên mất vế quan trọng trong chức trách, nhiệm vụ mà mình được cử tri giao phó, đó là sự kiến tạo.

Tòa án đang xử vụ Vinashin, một con tàu đắm, và trên thực tế, đang có hàng loạt con tàu khác, hàng loạt các doanh nghiệp vận tải mắc cạn vì khủng hoảng kinh tế. Năng lực vận tải hàng hải đang bị thu hẹp một cách hết sức đáng quan ngại, một nền kinh tế xuất khẩu nhưng lại phụ thuộc vào hãng tàu nước ngoài. Cũng như vậy, năng lực vận tải công cộng đang quá tụt hậu so với nhu cầu thực tiễn của người dân. Thế nhưng, tiếc rằng cơ quan chuyên trách về giao thông, thay vì một tờ trình về phát triển, lại là một tờ trình về cấm đoán.

Trong công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế mà Chính phủ chủ xướng, có lẽ song hành với tái cơ cấu doanh nghiệp cũng cần tái cơ cấu lại các cơ quan công quyền. Cũng như các đơn vị kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước rõ ràng phải được tái đào đạo về năng lực quản trị cho theo kịp với tình hình thực tế. Mà gốc rễ của vấn đề, đó là sự minh định lại mối quan hệ giữa cơ quan công quyền với dân chúng.

Là “công bộc của dân”, phải lễ phép với dân, thuận theo sự giao phó của dân.

Phạm Đức Tùng