Giáo trình có “đường lưỡi bò” phi pháp:

Giáo trình có “đường lưỡi bò” phi pháp: "Phải xem xét trách nhiệm Hiệu trưởng"

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 4, 06/11/2019 | 08:39
1
Dư luận đang xôn xao trước những giải đáp bất nhất của đại diện trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về “nguồn gốc” cuốn giáo trình có hình ảnh “đường lưỡi bò”. Tuy nhiên, điều khiến dư luận đặc biệt quan tâm, chính là trách nhiệm của Hiệu trưởng và hội đồng thẩm định ở đâu?

Giải đáp bất nhất từ nhà trường

Sau khi sinh viên phản ánh về giáo trình có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp khiến dư luận xôn xao, ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, cuốn giáo trình này được phía đối tác phía Trung Quốc tặng; khoa Tiếng Trung - Tiếng Nhật, trường đại học Kinh doanh và Công nghệ đã tự ý bỏ qua bước thẩm định của hội đồng khoa học trường, để cho hội đồng khoa học của khoa tự đánh giá, sau đó photo và bán cho sinh viên.

Thậm chí, trước đó, trao đổi với báo chí, vị Phó Hiệu trưởng cho rằng để lọt hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp trong giáo trình không phải lỗi của trường mà do các cơ quan khác. Theo ông, cần có cơ quan kiểm soát sách giáo khoa, giáo trình mua từ nước ngoài và việc này thuộc về nhà nước chứ không phải của trường.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ThS. Bùi Văn Thanh, Chủ nhiệm khoa Tiếng Trung - Tiếng Nhật giải thích vì sao không phát hiện sai sót: “Cuốn giáo trình này được khoa trực tiếp mua về từ đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh (Trung Quốc). Việc áp dụng cuốn giáo trình này vào giảng dạy chỉ mới được thực hiện từ năm học 2019-2020.

Khi đưa sách về, giảng viên trong khoa cũng đã rà soát và tại cuộc họp hội đồng khoa học của khoa lúc đó cũng đã duyệt qua cuốn sách vì nội dung và câu chữ không có vấn đề gì. Việc xuất hiện phần bản đồ có hình “đường lưỡi bò” phi pháp nhưng vì hình quá nhỏ, có mấy chấm li ti vừa nhỏ lại mờ nên không phát hiện được”.

Nói về quy trình kiểm duyệt sách khi chọn là giáo trình chính thức cho sinh viên, Chủ nhiệm khoa Tiếng Trung - Tiếng Nhật cho biết: “Về quy trình đầu tiên sẽ là hội đồng khoa học của khoa xem xét, chọn lọc sau đó trình hội đồng khoa học của nhà trường kiểm duyệt một lần nữa rồi mới chọn làm giáo trình chính thức cho sinh viên”.

Bên cạnh đó, vị lãnh đạo khoa cho biết giáo trình trước khi giảng dạy có hội đồng khoa học của khoa kiểm tra lại, đọc lại từng câu chữ, từng nội dung. Tất cả 7 tổ chuyên môn của khoa đọc lại, cam đoan về mặt nội dung không có vấn đề gì.

Giáo dục - Giáo trình có “đường lưỡi bò” phi pháp: 'Phải xem xét trách nhiệm Hiệu trưởng'

Giáo trình có hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp được giảng dạy trong khoa Tiếng Trung - Tiếng Nhật, trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. (Ảnh minh họa).

Hiện nay ở khoa tiếng Trung - tiếng Nhật có hai loại giáo trình là tự biên soạn và sách ngữ pháp lấy của Bắc Kinh. Hai cuốn giáo trình này được mang về từ Trung Quốc.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí, bà Đào Thị Thúy Hằng, Phó Trưởng khoa Tiếng Trung - Tiếng Nhật lại giải thích bộ giáo trình “Developing Chinese” gồm ba cuốn Elementary Comprehensive Course (Tổng quan), Elementary Listening Course (Nghe) và Elementary Reading and Writing Course (Đọc - Viết) do sinh viên thực tập mang về cách đây 3-4 năm.

Cụ thể, khi đó, nhóm sinh viên của trường sang Bắc Kinh (Trung Quốc) thực tập theo chương trình đào tạo. Trước khi sang, giảng viên của khoa dặn nếu thấy giáo trình nào nội dung hay, khoa học thì mang về khoa làm tài liệu.

Những sinh viên này đã mua về bộ giáo trình của đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh và chúng được lưu lại ở khoa làm tài liệu tham khảo kể từ đó.

Giáo trình được photo lại từ cuốn gốc do sinh viên mang về, được trung tâm phát hành sách của trường bán. Khoa chưa bao giờ đặt vấn đề bản quyền với đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh về việc đưa cuốn giáo trình vào giảng dạy vì “không có kinh phí”.

Trách nhiệm Hiệu trưởng ở đâu?

Trước những giải thích bất nhất từ phía đại diện trường về giáo trình có  hình “đường lưỡi bò” phi pháp, TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT khẳng định: “Trong vụ việc này, trường đại học Kinh doanh và Công nghệ không thể chối bỏ trách nhiệm. Từ nhiều năm nay, Luật Giáo dục đại học đã quy định, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập”.

Ông cũng phân tích thêm: “Nếu những cuốn giáo trình này chỉ là tham khảo, thì có thể chưa qua hội đồng thẩm định, còn để đưa vào giảng dạy trong khoa thì phải được kiểm quyệt qua hội đồng thẩm định của nhà trường, do Hiệu trưởng đứng ra chỉ định, thành lập theo quy định của bộ GD&ĐT.

Không thể có chuyện, mang một cuốn giáo trình từ nơi khác về, không thẩm định mà đã đưa vào giảng dạy. Làm như thế không đúng với quy định của Bộ. Hoàn toàn không thể chấp nhận được!”.

TS. Lê Viết Khuyến cũng đánh giá: “Nếu đại diện lãnh đạo trường đại học Kinh doanh và Công nghệ không nhận trách nhiệm và “đùn đẩy” cho một đơn vị nào khác trong việc thẩm định giáo trình, thì có nghĩa, lãnh đạo thậm chí chưa nắm rõ quy định của Bộ. Giải thích như vậy, đã sai lại càng sai”.

Giáo dục - Giáo trình có “đường lưỡi bò” phi pháp: 'Phải xem xét trách nhiệm Hiệu trưởng' (Hình 2).

Theo TS. Lê Viết Khuyến, Hiệu trưởng trường đại học Kinh doanh và Công nghệ mà "phó mặc" trách nhiệm thì có nghĩa chưa đọc kỹ quy định của bộ GD&ĐT, sai lại càng sai.

Đồng tình với ý kiến trên, GS. Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT cũng khẳng định: “Nhà trường chắc chắn phải chịu trách nhiệm trước câu chuyện bất cẩn với giáo trình phục vụ giảng dạy cho sinh viên.

Với phát ngôn của vị lãnh đạo trường đại học Kinh doanh và Công nghệ, cho rằng việc để lọt hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp trong giáo trình không phải lỗi của trường mà do các cơ quan khác, thể hiện một sự vô trách nhiệm”.

Bên cạnh đó, GS. Lâm Quang Thiệp cũng bày tỏ sự kinh ngạc khi cuốn giáo trình đã được photo và đến tay bao nhiêu người sử dụng, mà không phát hiện ra hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trong khoa.

“Gần nghìn cuốn giáo trình được photo để giảng dạy mà không ai nhìn ra hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp được in trong đó là thế nào? Chứng tỏ ý thức của người dùng cũng kém, nếu nhạy cảm thì có thể phát hiện ra ngay. Quả thực, trong câu chuyện này, cũng hơi quan ngại với trình độ của giảng viên”, ông thắc mắc.

Theo một vị chuyên gia nhận định, đây là thể hiện sự vô trách nhiệm với chính sinh viên của mình, hoàn toàn không có tư cách giáo dục.

An ninh hình sự 24h: Công an vào cuộc vụ sử dụng giáo trình có "đường lưỡi bò" phi pháp; Truy tìm tung tích 200 cây vàng biến mất khỏi tiệm kim hoàn trong đêm

Thứ 3, 05/11/2019 | 21:00
Tin an ninh hình sự 24h qua: Tìm thấy thi thể nữ sinh lớp 6 nổi ở đập Bàu Ganh sau 2 ngày mất tích; Công an vào cuộc vụ sử dụng giáo trình có "đường lưỡi bò" phi pháp; Truy tìm tung tích 200 cây vàng biến mất khỏi tiệm kim hoàn trong đêm...

Bộ GD&ĐT chỉ đạo xử lý vụ giáo trình có "đường lưỡi bò" phi pháp tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ

Thứ 3, 05/11/2019 | 14:41
Đại diện bộ GD&ĐT cho biết, cùng với việc khẩn trương thu hồi các giáo trình, tài liệu có nội dung ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cần làm rõ sai phạm của các cá nhân, đơn vị liên quan và xử lý theo quy định của pháp luật vụ sử dụng giáo trình có hình "đường lưỡi bò" phi pháp.

Bộ GD&ĐT có trách nhiệm trong vụ “đường lưỡi bò” phi pháp tồn tại lâu năm trên giáo trình trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ?

Thứ 3, 05/11/2019 | 11:08
Ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng để lọt hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp trong giáo trình không phải lỗi của trường mà do các cơ quan Nhà nước. Vậy, cơ quan Nhà nước nào phải chịu trách nhiệm về việc này?

Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ vô trách nhiệm với giáo trình có “đường lưỡi bò”

Thứ 2, 04/11/2019 | 15:42
Giáo trình của khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp được giảng dạy tại trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, sau đó trường lên tiếng “chối bỏ trách nhiệm” càng gây bức xúc trong dư luận.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Hà Nội giao hơn 15.000 chỉ tiêu lớp 10 chương trình THPT kết hợp học nghề

Thứ 7, 20/04/2024 | 10:20
Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã hoàn thành chương trình Trung học cơ sở thuộc 30 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 20/4: Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài; Bé gái lớp 6 lọt danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023...

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đường lên Điện Biên

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:03
Có thể nói trong chiến dịch Điện Biên Phủ: “56 năm ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơn vắt – Máu trộn bùn non – Gan không núng - Chí không mòn…”

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.