Giẻ lau bảng xóa tư cách một nhà giáo

Giẻ lau bảng xóa tư cách một nhà giáo

Dương Thị Thu
Thứ 3, 10/04/2018 | 09:12
15
Cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng mới 25 tuổi. Thanh xuân – ai cũng có sự bồng bột, dại khờ, nhưng đó không phải cây đũa thần trong cổ tích xưa để “hô biến” những tội ác.

Với hình phạt phi giáo dục – bắt học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương (chủ nhiệm lớp 3A5, trường tiểu học An Đồng, huyện An Dương, TP.Hải Phòng) đã bị sa thải. Điều này không có gì phải ngạc nhiên vì nền giáo dục do dân và vì dân không cho phép những “con sâu” tồn tại.

Tôi biết cô đã khóc, nhưng nước mắt cũng không thể giúp cô có được một cơ hội công tác trong môi trường giáo dục. Bởi giáo dục con người đòi hỏi sự chỉn chu và đức hy sinh, sự chuẩn mực và lòng yêu mến thuần túy giữa con người với con người.

Cô và gia đình đã xin dư luận một cơ hội sửa sai, nhưng tôi cá là không ai muốn cô sửa sai trong môi trường giáo dục. Có chắc rằng sau 1 năm, 2 năm hay nhiều năm hơn nữa, phút bốc đồng trong cô không quay lại? Lúc đó, có khi không còn là nước giặt giẻ lau bảng...

Giẻ lau bảng xóa tư cách một nhà giáo

Bắt học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng, cô giáo ở Hải Phòng khiến dư luận bức xúc.

Không khó khi qua vài cái click chuột, tôi biết cô là một cử nhân kinh tế, học văn bằng 2 hệ đại học sư phạm và là con của một cán bộ cũng công tác trong ngành Giáo dục. Một vị lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương đã từng lên báo và thông tin rằng, huyện An Dương đang thiếu giáo viên tiểu học và trường tiểu học An Đồng đang thiếu 11 giáo viên nên phải ký hợp đồng thời vụ với cô Hương.

Tôi hiểu những khó khăn, sự cân nhắc của người làm quản lý, họ có những lý lẽ của riêng mình. Nhưng nếu so với con số giáo sinh sư phạm ra trường hiện còn dôi dư và chưa có việc làm thì, số thiếu ấy không là gì cả. Tại sao trong số rất nhiều những sinh viên sư phạm ra trường chưa có việc làm, ta phải chọn lựa người thiếu sự bình tĩnh, không có phương pháp sư phạm như thế? Hay vì còn những lý do nào khác riêng tư hơn kiểu “vị cây dây quấn”, nể nang, ưu ái “con ông cháu cha”?

Chiếc giẻ lau vô tri đã “tố” nhân cách của một người làm “thầy”, đồng thời nó cũng xóa tư cách của một nhà giáo. Nhưng chiếc giẻ lau đã làm đúng phận sự của nó - xóa đi những điều sai trái, những thứ không cần thiết, không đáng tồn tại trong môi trường giáo dục.

Dù là muộn, nhưng những người có chức trách trong ngành Giáo dục cũng cần phải xem xét lại cách đào tạo của mình. Có trường sư phạm nào dạy học sinh quỳ gối, uống nước giặt giẻ lau bảng như thế? Hay các cô đang tự cho mình quá nhiều quyền uy và đánh mất niềm tôn kính của cả xã hội dành cho nghề cao quý?

Xin đừng đổ lỗi do áp lực, tuổi trẻ bồng bột hay bất cứ lý do nào để ngụy biện cho tư cách lệch chuẩn sư phạm của mình. Nếu đã không thể đi trên con đường trồng người cao quý, xin hãy lùi lại, nhường đường cho sự cao quý khác.

Một người bình thường sẽ không suy nghĩ và hành động phản giáo dục như vậy. Ở đây, không chỉ là lỗi của một mình cô giáo, mà còn có vai trò quản lý của nhà trường, của ngành Giáo dục địa phương và cao hơn, ấy là biểu hiện của nền giáo dục loay hoay, chống chếnh.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

 

Học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng: Những mối nguy khôn lường cho sức khoẻ

Chủ nhật, 08/04/2018 | 09:00
Giẻ lau bằng phấn bảng sẽ ít gây kích ứng hơn, còn đối với giẻ lau bảng viết bằng bút lông thì tác hại nặng hơn bởi nó chủ yếu là dung môi hóa chất công nghiệp acetone, hóa chất giữ màu, giới chuyên gia cho biết.

Phạt học sinh súc miệng nước giặt giẻ lau: Cô hãy sửa sai bằng cách chọn nghề khác

Chủ nhật, 08/04/2018 | 06:00
Một người bán hàng chưa biết cách rao bán sản phẩm để bán được hàng, người đó cần phải học lại nghệ thuật marketing. Một người sản xuất cho ra những sản phẩm chưa đạt chuẩn cũng cần phải học lại các kiến thức về vật liệu, hàng hóa. Cũng vậy, khi một người thầy chưa đủ kỹ năng để dạy người khác thì cách tốt nhất là nên học lại cách làm người.

Tranh cãi việc có nên khởi tố hình sự vụ cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước bẩn

Thứ 6, 06/04/2018 | 19:00
Cô giáo bắt ép học sinh dùng nước giặt giẻ lau bảng súc miệng đã bị cho thôi việc tại trường. Vậy cô này có còn bị xử lý hình sự?
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Những sợi tóc không bâng quơ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Xưa, nhà tôi ở khu tập thể, nhà tranh tre nứa lá, chủ nhật mà nắng là ngày các cô công nhân gội đầu. Chuẩn bị gội đầu công phu lắm.