Tản mạn cuối tuần: Gửi hồn vào những quán bia

Tản mạn cuối tuần: Gửi hồn vào những quán bia

Thứ 5, 18/07/2013 | 14:17
0
Không khó khăn gì để nhận ra, mỗi dân tộc đều có một nếp ẩm thực riêng biệt. Đặc trưng đó có thể sẽ được đẩy lên thành giá trị văn hóa khi nó hội tụ ở mức cần và đủ những nét đẹp. Một trong những nét đẹp ấy là những câu chuyện đàm đạo, lời lẽ được gửi gắm, đồng điệu với món ăn, thức uống đậm bản sắc kia.

Người miền núi uống rượu khi có khách quý đến nhà. Chén rượu, mâm cơm là thứ hiếm, thứ quý dành dụm để đón khách quý, tạo ra cái sang của cỗ, thể hiện lòng hiếu khách của gia chủ. Người phương Tây nhâm nhi ly rượu vang trong chiếc ly thanh mảnh để đàm đạo những câu chuyện lịch lãm.

Trong khi ấy, người Việt cũng ghi danh vào trí nhớ của cánh mày râu có đến hơn hai mươi năm bia hơi vỉa hè, bờ hồ để chứng thực bản lĩnh, sự hứng thú về một thú ẩm thực sang trọng. Nhưng kỳ thực, ẩn chứa sau mỗi cốc bia là cả trăm thứ vô nghĩa và vô lí.

Trước hết, phải kể đến những câu chuyện phiếm mà nội dung nghèo nàn được "cơi nới" rộng ra từ mấy cặp chân dài, cái cổ áo khoét sâu hay thân hình căng mẩy của một em nào đó vừa lạc ra từ quê nhà. Ở đó, tất cả những vấn đề xã hội, đến những mưu mẹo tầm thường nhất đều được họ mang ra bàn thảo. Tất cả đều dựa trên lập luận của người "hiểu biết, thành đạt, khôn ngoan" hơn người. Hiển nhiên, đó là chuyện phiếm nhưng dư âm để lại là tự huyễn, sự ham hố và những dục vọng thấp hèn được dấy lên từ sự khoái lạc không mấy đứng đắn.

Biết bao người đàn ông vốn hiền lành, tốt bụng đã thay đổi suy nghĩ, đã trưởng thành lên từ những lần cụng ly "bàn chuyện đại sự" với các đàn anh mà quên mất trách nhiệm với gia đình, bổn phận với người vợ đang mướt mồ hôi cho công việc bếp núc và những lo toan gia đình.

Xã hội - Tản mạn cuối tuần: Gửi hồn vào những quán bia

Uống bia vỉa hè đã thành một thú vui của đa số đàn ông Việt ngày nay, nhất là ở các thành phố

Không chỉ có vậy, hình như, vại bia còn chia cắt họ với những triết lý sống vốn dĩ phải tốt đẹp như tình đồng nghiệp, bạn hữu, anh em, khi họ dần quên người bạn xa lâu ngày bằng việc mua thêm "láng giềng gần" để chiều chiều cùng cụng ly. Sự lựa chọn đó chẳng phải là thứ chọn lọc mang tính tự nhiên mà là sự rẻ rúm một bằng hữu trong lúc họ đang trần lưng, bươn trải kiếm sống.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà rất nhiều công sở đã "trống vắng" viên chức từ gần giữa buổi trưa, buổi chiều vì những tiếng gọi từ những cuộc nhậu nhẹt như thế. Dễ dàng và ít tốn kém là thế mạnh để chất men kia cướp đi thời gian vàng ngọc của tuổi trẻ. Ngắm một bức ảnh trên trang facebook, bạn có thể nhận ra khuôn mặt của một người bạn thân thời đại học đã già đi rất nhiều. Sự già nua ấy vì áp lực cuộc sống, sự đòi hỏi của công việc hay phần lớn vì những cuộc vui cuối ngày bất tận, không có thời gian tỉnh táo ngẫm ngợi lại những gì mình đã làm được, để chong đèn đọc sách tìm kiếm tri thức mới.

Thử hỏi, trở về từ những quán bia ấy, đọng lại trong mỗi người là gì? Là sự thanh cao từ một thú "chơi" tao nhã? Hay một nét sinh hoạt đã thành thông lệ tạo nên giá trị ư? Xin thưa, ngoại trừ những "phát ngôn" mạnh mồm trong lúc chếnh choáng hơi men, thứ còn lại chỉ là một thói quen đã được cảnh báo là tiền thân của sự bê tha, hoang phí cả tiền bạc và thời gian.

 Nhưng nói một cách thấu đáo, câu chuyện thú vui gửi hồn vào những quán bia chứ không chỉ là chuyện tiêu sài như một lạc thú của cánh mày râu. Vắng nó, người ta như thiếu đi thứ oxy của sự sống. Con người theo thói quen, cứ say sưa và đắm chìm vào những lối nghĩ, lời lẽ, cách ứng xử kiểu bia hơi trong mọi việc. Vô tình, họ không biết rằng có những lúc, tâm hồn cũng nhàu nhĩ, tù đọng và lầm lạc trong cách tiến thân, làm giàu dựa trên mẹo mực, quan hệ mà đánh mất đi sự "cường tráng" của năng lực bản thân, của tâm hồn và nghị lực.

Sẽ còn quá sớm để nói đến thời thoái trào của những quán bia khi thú nhậu vỉa hè, bờ hồ, gốc cây của người Việt mới ở thời kì đầu. Nhưng, khi người phương Tây biết sợ những căn bệnh của nhà giàu, biết thanh đạm hơn trong những thú vui bởi chất lượng cuộc sống được đặt cao hơn hàm lượng bổ béo của các món ăn thì chúng ta còn mãi lấn bấn với những đam mê đơn điệu và thiếu tính khoa học.

Người Việt dường như vẫn đang say đắm ở nơi mà người người tự đánh mất sức vóc của mình rồi một ngày lại trần lưng với những căn bệnh quái ác, nan y không có lời kết. Có lẽ, chỉ khi tâm hồn của họ thoát ra khỏi sự sa lầy với những hàng quán như thế mới có thể thoát khỏi những điều mà ta không mong muốn ở tương lai.

Bảo Vy

Con gái ở quán bia

Thứ 7, 01/06/2013 | 20:04
Bước theo sau ông giám đốc, tôi vào quán bia khi nắng đổ dồn vào giờ giữa trưa, gió thổi lộng óc. Quán giờ này còn vắng. Bàn gần ngoài cửa thưa thớt khách ngồi, ông bụng phệ tay liên tục lau mặt bằng chiếc khăn ướt, bết dính từng mảng tóc mai. Tôi khẽ rung mình nhìn chiếc khăn đen bẩn thỉu bên cạnh bàn.

Người đàn ông khóc giữa thành phố

Thứ 4, 01/05/2013 | 19:48
Lần đầu tiên em nhìn thấy anh, là ở cái góc đường hẹp ấy, trong một tối cuối năm đông người. Mọi người chen nhau đi về phía hội hoa, em cũng chen nhau trong dòng chảy ấy, dưới làn mưa xuân lảng bảng, mồ hôi nóng rực.

Phụ nữ đẹp: Chắc gì tất cả đàn ông đều 'mê'!

Thứ 4, 27/02/2013 | 16:18
Đa số đàn ông đều thích được sánh đôi cùng một phụ nữ đẹp. Nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Dưới đây là một vài lý do cụ thể nhất cho thấy tại sao nhiều chàng trai lại có ác cảm sâu sắc đối với phụ nữ đẹp.