Gửi ông Phạm Sỹ Quý: Nếu không khuất tất thì hãy thành thật

Gửi ông Phạm Sỹ Quý: Nếu không khuất tất thì hãy thành thật

Thứ 7, 19/08/2017 | 18:30
1
Việc kê khai tài sản của ông Phạm Sỹ Quý (Giám đốc sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Yên Bái) sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu có sự giúp đỡ tận tình của vợ.

Gửi ông Phạm Sỹ Quý!

Là một người luôn đau đáu “khát vọng đại gia”, ngay từ khi biết được vợ chồng ông sở hữu một khối tài sản khổng lồ, tôi đã luôn dõi theo sự việc. Vừa phần tò mò giống như bao người, vừa phần muốn học mót kinh nghiệm làm giàu của ông.

Sở dĩ vậy vì tôi được biết, khối tài sản khổng lồ của ông là kết quả của một quá trình dài nỗ lực vươn lên từ hồi ông còn là sinh viên đại học. Ông đã tạo động lực cho tôi tin rằng chỉ một vài năm nữa thôi, mình hoàn toàn có cơ hội để có thể mua một căn hộ chung cư cao cấp tại Hà Nội cùng bạt ngàn đất ở quê để cho mẹ già làm trang trại nuôi cá, lợn và trồng cây cảnh giống như công trình trang trại của ông mà người ta vẫn gọi là “biệt phủ”.

Đa chiều - Gửi ông Phạm Sỹ Quý: Nếu không khuất tất thì hãy thành thật

"Biệt phủ" trên mảnh đất hàng nghìn mét vuông của gia đình ông Phạm Sỹ Quý. 

 

Bởi tôi cũng như ông, cũng sớm lăn lộn với đời. Nếu như ông buôn lá chít, chổi đót, nấu men rượu, làm giá đỗ, làm xưởng giày… thì tôi cũng làm gia sư, làm bồi bàn, cài Win dạo, bán đồ ăn đêm… Và với sự cố gắng chăm chỉ, tiết kiệm của mình, sau bao năm tôi cũng có chút thành tựu là một nhà hàng nhỏ nhỏ với thu nhập đủ để nuôi một gia đình.

Mấy đứa con hay trêu tôi rằng “bố sống ảo”. Sở dĩ chúng nói vậy vì tôi hay khoe tài sản của mình lên mạng xã hội. Nào như mua được cái xe máy mới cũng phải đăng ảnh khoe, cơi nới được căn nhà cũng khoe… Tôi khoe vì tôi tự hào với những gì mà tôi tự tay làm ra, tự hào với những thành tựu có được nhờ sức lao động của mình.

Vậy thì ông Quý ạ, nếu như tài sản của ông được tạo dựng bởi sự chân chính thì sao ông phải vòng vo, ngại ngần che giấu? Đã gọi là thành tựu thì phải công khai, phải tự hào, phải cho thiên hạ thấy rằng những thứ mình đang có hoàn toàn xứng đáng với sự phấn đấu của mình.

Nhưng đúng là mỗi người mỗi số, cũng tầm tuổi xêm xêm nhau, cũng vất vả, lặn lộn từ ngày trẻ. Vậy mà so với ông, tôi còn kém cỏi nhiều quá. Tôi cũng cố tìm ra nguyên nhân tại sao mình lại thua kém như vậy. Và khi đọc tiểu sử về ông, tôi bất chợt “À” một tiếng thật to.

Hóa ra, do bố mẹ tôi không để lại trang trại để giúp tôi tăng thu nhập 1 tỷ đồng/năm, chị gái tôi chỉ làm giáo viên quèn, và vợ tôi chẳng có mảnh đất hàng nghìn mét vuông nào “vắt vai”.

Được cái, “tay hòm chìa khóa” của gia đình tôi luôn biết tính toán, khuyên nhủ chồng con và đặc biệt luôn căn dặn tôi rằng “nhà mình có những tài sản gì, còn thiếu cái gì…” để chúng tôi cùng hoạch định tương lai, cùng phấn đấu.

Vậy nên, dù nền tảng về kinh tế của tôi có kém ông nhưng tôi vẫn thấy may mắn hơn ông rất nhiều vì tôi có một người vợ luôn quan tâm đến vấn đề tài sản của gia đình, luôn chung tay cùng với chồng để cùng xây dựng kinh tế. Điều đó chắc hẳn ông không thể cảm nhận được. Vì cái nghĩa vợ chồng của gia đình ông… tôi thấy… lạ quá!

Ông vừa cáng đáng công việc ở sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái với cương vị lãnh đạo, lại vừa phải điều hành cái trang trại khổng lồ, có doanh thu 1 tỷ/năm. Trăm công nghìn việc như vậy, chắc chắn ông chẳng thể nhớ được gia đình mình có bao nhiêu tài sản. Thế nên tôi vô cùng thông cảm với ông khi thực hiện kê khai tài sản ông kê sót, kê giảm giá trị tài sản.

Tôi chỉ trách… trách sao “tay hòm chìa khóa” nhà ông lại vô tâm đến thế. Không giúp ông liệt kê tài sản một cách đầy đủ, chi tiết; đến lúc thấy ông kê sai, kê giảm giá trị tài sản mà vợ ông cũng không nhắc chồng còn thiếu cái nhà, miếng đất (chẳng hạn) để ông bổ sung cho thật đầy đủ. Ông bận trăm công nghìn việc thế, làm sao biết hết tài sản trong nhà có những gì. Thật chẳng bù cho vợ tôi chút nào, đến tiền trong ví tôi có bao nhiêu, cô ấy còn biết!

Cái chuyện rùm beng tài sản của ông, nói thực tâm nhé: Tôi trách ông ít mà trách “tay hòm chìa khóa” nhà ông nhiều hơn đấy!

Hay do gia đình ông chia tài sản theo kiểu “của ông – của tôi” nên vợ ông mới không quan tâm đến những tài sản đấy. Nhưng tôi nghĩ, dù tài sản của gia đình ông có “phân chia” thế nào thì ông cũng cứ mạnh dạn kê khai; “của chồng, công vợ” chứ có phải người dưng nước lã đâu mà rành mạch quá như thế!

Và không biết ông có trùng quan điểm với tôi hay không. Nhưng tôi để ý, chỉ những người kiếm tiền từ những việc khuất tất thì họ mới ngại ngần công khai tài sản – những thành tựu của mình.

Người tham vọng

 

Cùng tác giả

Cột điện "nở hoa" tại TP. HCM: Thành phố hay nhà trẻ?

Chủ nhật, 27/08/2017 | 19:29
Những bông hoa "mọc" ra từ cột điện tại đường Lạc Long Quân (quận 11, TP.HCM) đang tạo nên làn sóng tranh luận khá gay gắt về vấn đề thẩm mỹ.

Trăm cái lý, tí cái tình và thượng tôn pháp luật

Thứ 7, 12/08/2017 | 11:07
Công trình biệt thự trái phép xây trên đất nông nghiệp của con gái Phó trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai được phép giữ lại vì lý do gia chủ “không có nhà ở”.

Nhà hát Hoa Sen Hà Nội: Công trình có hợp tình, hợp cảnh?

Thứ 6, 04/08/2017 | 06:26
Dưới con mắt của một người đã quá quen với những trận lụt ở Hà Nội thì công trình nhà hát Hanoi Lotus lại vô cùng... hợp tình, hợp cảnh.
Cùng chuyên mục

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...
     
Nổi bật trong ngày

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.