Hà Nội cho phép các trường dạy thêm

Hà Nội cho phép các trường dạy thêm

Thứ 5, 27/06/2013 | 10:36
0
Ngày 25/6, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 22 quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Văn bản này quy định chi tiết về dạy thêm, học thêm có thu tiền bao gồm: trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm; thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm...

Theo văn bản của UBND Hà Nội, việc phụ đạo cho những học sinh năng lực yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm nhà trường, không thu tiền của học sinh. Ngoài ra, không coi là dạy thêm học thêm với hoạt động trông giữ xe ngoài giờ, bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống...

Sở GD-ĐT Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, đôn đốc, kiểm tra thực hiện dạy thêm, học thêm; cấp phép, gia hạn, thu hồi giấy phép đối với tổ chức cá nhân, tổ chức dạy thêm học thêm.

Xã hội - Hà Nội cho phép các trường dạy thêm

Lớp học thêm của học sinh lớp 1 xã Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội .

Văn bản cũng quy định cụ thể việc thu, sử dụng và quản lý tiền dạy thêm, học thêm.

Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.

Tỷ lệ chi thù lao, 70% giáo viên trực tiếp giảng dạy bằng; 15% công tác quản lý; 15% hỗ trợ tiền điện nước, vệ sinh, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm học thêm.

Mức thu tiền do thỏa thuận bằng văn bản giữa cha mẹ học sinh với nhà trường đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

Mức thu cao nhất ở bậc THCS là 26 nghìn đồng/tiết và ở bậc THPT là 32 nghìn đồng/tiết. Mức này áp dụng cho lớp có từ 1 đến 10 học sinh. Mức thu thấp nhất ở bậc THCS là 6 nghìn đồng/tiết và THPT là 7 nghìn đồng/tiết, áp dụng cho lớp có từ 40 học sinh trở lên.

Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm. Mức chi và tỷ lệ phân bổ chi phải được thông qua Hội đồng giáo dục trường và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của đơn vị.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5/7/2013.

Theo Khám phá

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Phạt nặng giáo viên dạy thêm: 'Mối tơ vò' có được gỡ rối?

Thứ 3, 26/03/2013 | 16:54
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, chuyện giảm tải sách giáo khoa là ở "trong tay" của Bộ trưởng bộ GD&ĐT. Bởi thực tế, nguyên nhân của nạn dạy thêm, học thêm là do chương trình sách giáo khoa quá nặng chứ không phải dựa vào việc phạt nặng tình trạng dạy thêm học thêm.

Quản lý giáo viên dạy thêm như bác sĩ mở phòng mạch?

Thứ 6, 22/03/2013 | 10:22
Đã có những quy định nhằm hạn chế việc dạy thêm, học thêm; thậm chí có những lệnh cấm nhưng xem ra "mèo vẫn hoàn mèo". Chẳng cần đợi lâu, lệnh cấm dễ dàng bị vô hiệu hoá bằng những bức "tâm thư" kiểu "tự nguyện học thêm" do phụ huynh nhất loạt ký tên.

Phạt dạy thêm: Ý tưởng 'tố cáo' yếu kém trong quản lý giáo dục

Thứ 6, 22/03/2013 | 10:21
Hàng chục năm chống bệnh dạy thêm, học thêm, kinh nghiệm ắt không ít, nếu không muốn nói là quá nhiều. Ấy vậy mà, thành quả được nhắc đến nhiều nhất có lẽ vẫn là… "không chống nổi".

Dạy thêm lên tối đa 30 triệu đồng: Vẫn khó triệt tận gốc

Thứ 2, 18/03/2013 | 14:56
Bắt đầu vào mùa cao điểm của việc dạy thêm, học thêm khi học sinh chuẩn bị thi kết thúc học kỳ và đặc biệt là chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT, thi vào ĐH, CĐ, thi vào lớp 10 và thậm chí cả thi vào... lớp 1.