Hạc trời, cá Voi và sự xuất hiện trùng lặp

Hạc trời, cá Voi và sự xuất hiện trùng lặp

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
0
Sắp đến Lễ hội đền Cuông, cũng là lúc người dân nơi đây nhớ về sự kiện trùng lặp xẩy ra đúng vào ngày Lễ hội cách đây hơn 15 năm về trước.

Lễ hội đền Cuông diễn ra hàng năm vào thời gian từ 14-16/2 Âm lịch tại xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An với vị thần suy tôn là Thần Thục An Dương Vương. Lễ hội đền Cuông bao gồm lễ tế thần, sau đó là các sinh hoạt văn hóa: hát tuồng, chèo, thả đèn hoa.

Xã hội - Hạc trời, cá Voi và sự xuất hiện trùng lặp

Lễ hội đền Cuông

Người xứ Nghệ tin rằng, những câu chuyện thế sự có độ trùng lặp kỳ lạ là minh chứng cho sự hiện hữu của An Dương Vương và Mỵ Châu.

Đền Cuông là nơi thờ Thục An Dương Vương, nơi ghi dấu ấn truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy. Thục An Dương Vương là người đã giương cao ngọn cờ cùng nhân dân đánh Tần đuổi Triệu giành độc lập cho dân tộc.

Lật lại những câu chuyện về ngôi đền này, người dân nơi đây vẫn lưu truyền về sự xuất hiện của hạc trời đúng ngày lễ khai mạc vào năm 1995. Năm đó, trong khi mọi người đang nô nức ngắm nhìn màn cưỡi ngựa diễu hành của một nông dân, thì bất ngờ, con hạc to, trắng toát tựa như đại bàng hạ cánh trên tay người cưỡi ngựa.

Xã hội - Hạc trời, cá Voi và sự xuất hiện trùng lặp (Hình 2).Năm 1995, sự kiện Hạc trời xuất hiện ngay trong ngày lễ giỗ An Dương Vương đã thu hút sự quan tâm, hiếu kỳ của rất nhiều người. Có nhiều người tin rằng sự xuất hiện của Hạc là ứng nghiệm với truyền thuyết cố nhân. Ảnh: tư liệu.

Hàng ngàn ngươi ngắm nhìn, và hạc cũng liên tục vẫy cánh khoe sắc. Sự kiện này nhanh chóng trở thành câu chuyện thời sự nóng bóng ở xứ Nghệ lúc bấy giờ.

Việc hạc bỗng dưng xuất hiện khiến nhiều người càng tin hơn về chuyện điển tích từ xa xưa. Bởi hạc là loại động vật thường bay ở tầm cao và rất sợ tiếp xúc với con người. Thế nhưng, hạc bỗng dưng xuất hiện đúng vào ngày lễ hội Đền Cuông gây ra rất nhiều lý giải trái chiều, ai cũng cho rằng, đó là Mỵ Châu hóa thân để tham gia Lễ hội cùng mọi người.

Sau đó, hạc được đưa vào đền, cho đậu ở một nơi trang trọng, có không gian thoáng để người người chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, đúng một ngày sau khi Lễ hội kết thúc, hạc cũng chết và điều đó càng ứng nghiệm lý giải của người dân về mối liên hệ giữa con hạc với câu chuyện cổ xưa.

Xã hội - Hạc trời, cá Voi và sự xuất hiện trùng lặp (Hình 3).Ngày nay, tại Đền Cuông, xác con hạc vẫn còn y nguyên nằm trong lồng kính, như để người dân khi đến với ngôi đền đều nhớ lại câu chuyên xưa.

Khi mà câu chuyện con hạc, một giống loài động vật cao quý bỗng dưng xuất hiện, khiến người ta liên tưởng đến Mỵ Châu chưa kịp lắng xuống, thì tại Lễ hội Đền Cuông một năm sau đó, ở bờ biển Cửa Hiền, thuộc địa phận xã Diễn Trung (Diễn Châu), phía sau ngôi Đền Cuông huyền thoại, một con cá voi 10 tấn chết dạt vào bờ.

Người dân đinh ninh rằng, hạc về là hiện thân cho Mỵ Châu, và cá voi chết một năm sau đó, dạt vào bờ biển là minh chứng cho cái chết đầy bi thảm của Vua An Dương Vương.

Thùy Vinh (Tổng hợp theo Báo Nghệ An, Infonet)