Hàng loạt quốc gia mở cửa biên giới trở lại cho khách du lịch

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:56
0
Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Covid-19 Omicron đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của biện pháp hạn chế biên giới tại một số quốc gia.

Trong hai tuần qua, một loạt quốc gia đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại hoặc nới lỏng các hạn chế biên giới, bao gồm cả những quốc gia từng áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới liên quan đến đại dịch Covid-19 nghiêm ngặt nhất thế giới. Điều này cho thấy một sự thay đổi lớn trong quan điểm về đại dịch.

Các thông báo được đưa ra sau giai đoạn số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu tăng cao kỷ lục trong thời gian vừa qua.  Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới  đã đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 1/2022, với hơn 4 triệu ca bệnh mới được báo cáo chỉ trong một ngày.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang cho thấy không đủ khả năng kinh tế hoặc không muốn tiếp tục trạng thái đóng cửa.

Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Covid-19 Omicron vào cuối năm ngoái ở cả các quốc gia áp dụng biện pháp đóng cửa biên giới đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính 

Ngoài ra, dữ liệu từ Our World in Data cho thấy hơn một nửa (54%) dân số thế giới hiện đã được tiêm phòng vắc-xin Covid-19. Các phương pháp điều trị y tế cũng đã được phát triển để có thể ngăn chặn và điều trị thành công trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng nặng. Nhiều chuyên gia trên thế giới đã thể hiện sự “lạc quan một cách thận trọng”, như Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế hàng đầu nước Mỹ, tuyên bố rằng đại dịch có thể sắp bước sang một giai đoạn mới.

Thế giới - Hàng loạt quốc gia mở cửa biên giới trở lại cho khách du lịch

Một người cha và con trai đang đợi người thân trên chuyến bay số 231 của Singapore Airlines tại nhà ga ở Sân bay Sydney, Australia vào ngày 21/11/2021. Ảnh: Getty Images.

Australia

Một trong những thông báo đáng chú ý nhất trong những tuần gần đây là vào thứ Hai (7/2) Australia tuyên bố sẽ chính thức mở cửa biên giới cho du khách quốc tế kể từ ngày 21/2, với điều kiện những người này tiêm ít nhất hai mũi vắc-xin ngừa Covid-19.

Thông báo cho thấy dấu hiệu kết thúc của "Pháo đài Australia", một biệt danh hàm ý về chính sách biên giới nghiêm ngặt của đất nước này đối với cả công dân cũng như người nước ngoài.

Hôm 19/1, Thủ tướng Scott Morrison cho biết sẽ hoàn trả tiền lệ phí làm thị thực nhập cảnh đối với sinh viên quốc tế và người xin thị thực việc làm kết hợp du lịch. Đây là một phần trong những nỗ lực nhằm khuyến khích các đối tượng này nhập cảnh vào Australia, trong bối cảnh nước này thiếu hụt lao động trầm trọng do tác động của đại dịch Covid-19.

Ông Darryl Newby, người đồng sáng lập công ty du lịch Welcome to Travel có trụ sở tại thành phố Melbourne (bang Victoria, Australia), chia sẻ đại dịch “đã không chỉ ảnh hưởng đến ngành du lịch mà còn ảnh hưởng đến mọi ngành”.

Hãng tin The Sydney Morning Herald trích dẫn lời bà Phillipa Harrison, Giám đốc điều hành Tourism Australia, cho biết một số lo ngại về chính sách biên giới Australia có thể gây thiệt hại lâu dài đối với sức hấp dẫn du lịch nước này.

New Zealand

Một quốc gia khác cũng được mệnh danh “pháo đài” là New Zealand mới đây đã công bố lộ trình mở cửa biên giới quốc tế đối với những người đã tiêm phòng đầy đủ.

Vào tuần trước, New Zealand đã vạch ra một kế hoạch mở cửa trở lại theo từng giai đoạn gồm 5 bước.

Theo lộ trình, New Zealand bắt đầu cho phép công dân nước này nhập cảnh trở về nước, trước hết áp dụng với những người New Zealand đang ở Úc từ cuối tháng 2. Công dân đến từ những nơi khác, cùng với những lao động đủ điều kiện, có thể nhập cảnh từ giữa tháng 3. Tiếp theo là một số người có thị thực và sinh viên được nhập cảnh từ giữa tháng 4.

Du khách đã tiêm phòng từ Australia và những người đến từ các quốc gia không cần thị thực - bao gồm những người đến từ Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Anh, Pháp, Đức, Israel, Chile, Singapore và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - có thể nhập cảnh từ tháng 7. Những người còn lại sẽ được đến New Zealand bắt đầu từ tháng 10.

Thế giới - Hàng loạt quốc gia mở cửa biên giới trở lại cho khách du lịch (Hình 2).

Thủ tướng Jacinda Ardern phát biểu trong cuộc họp báo ở Wellington, New Zealand, vào ngày 22/11/2021 Ảnh: Getty Images.

Philippines

Sau khi đóng cửa biên giới vào tháng 3/2020, Philippines đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại cho khách du lịch đã tiêm phòng từ hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ từ tháng 2 năm nay.

Quốc gia này đã chấm dứt chương trình phân loại quốc gia theo mã màu để mở cửa cho những khách du lịch đã tiêm chủng. Họ phải xuất trình xét nghiệm RT-PCR âm tính được thực hiện trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành. Khách du lịch không cần phải cách ly tại cơ sở y tế, thay vào đó sẽ tự theo dõi các triệu chứng trong vòng 7 ngày. 

Số lượng các ca nhiễm Covid-19 ở Philippines đã đạt đỉnh điểm vào tháng trước, có thời điểm ghi nhận hơn 300.000 ca mắc mới mỗi ngày.

Bất chấp số ca nhiễm Covid-19 gia tăng đột biến, Bộ Du lịch Philippines cho biết quyết định mở cửa trở lại liên quan đến những khó khăn về kinh tế và nhằm phù hợp với xu hướng chính sách của các quốc gia Đông Nam Á khác.

Bộ trưởng Du lịch Philippines Berna Romulo-Puyat cho biết trong một thông báo trên trang web của Bộ: “Bộ coi đây là một bước tiến đáng hoan nghênh, góp phần đáng kể vào việc khôi phục việc làm và hoạt động của các doanh nghiệp vốn bị đóng cửa trước đó do đại dịch”; “Chúng tôi tin rằng có thể theo kịp các nước láng giềng ASEAN. Họ đã đạt được những bước tiến tương tự để mở cửa trở lại cho khách du lịch nước ngoài”.

Indonesia

Bất chấp tình trạng số ca nhiễm Covid-19 gia tăng, vào tuần trước, đảo du lịch Bali của Indonesia thông báo mở cửa đón du khách quốc tế đã thực hiện tiêm chủng.

Một bản tin đăng tải trên trang của Bộ điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia vào ngày 31/1 cho biết “Hiện nay tỷ lệ dương tính cao hơn tiêu chuẩn là 5% của WHO, số lượng người phải xét nghiệm hàng ngày cũng đã tăng lên đáng kể”. WHO từng đưa ra khuyến nghị vào tháng 5/2020 rằng tỷ lệ dương tính, được tính bằng (xét nghiệm dương tính / tổng số xét nghiệm) x 100%, nên ở dưới 5% trong ít nhất hai tuần trước khi các chính phủ xem xét mở cửa trở lại.

Tuy nhiên, theo trang web của Bộ này, quyết định mở cửa trở lại cho khách du lịch quốc tế, vốn đã bị hoãn trước đó, nhằm “tiếp thêm động lực cho nền kinh tế Bali”.

Theo giới chức Bali, du khách nước ngoài đến nghỉ dưỡng tại hòn đảo này cần xuất trình giấy chứng nhận tiêm vắc-xin và cách ly trong vòng 5 ngày, có thể tại các khách sạn ở khu nghỉ dưỡng sang trọng nổi tiếng của hòn đảo như The Mulia Resort and Villa và The St. Regis Bali Resort.

Đây không phải là lần đầu tiên đảo Bali mở cửa trở lại với khách du lịch nước ngoài. Vào tháng 10 năm ngoái, Bali đã mở cửa cho du khách từ 19 quốc gia.

Thế giới - Hàng loạt quốc gia mở cửa biên giới trở lại cho khách du lịch (Hình 3).

Người dân deo khẩu trang trong khu chợ ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 19/1/2022. Ảnh: Getty Images.

Malaysia

Hội đồng Phục hồi Quốc gia Malaysia (NRC) hôm thứ Ba (8/2) đã đề nghị mở cửa trở lại cho du khách quốc tế, thời điểm dự kiến sớm nhất là từ ngày 1/ 3 tới. Theo đó, người nhập cảnh không phải trải qua bất kỳ quy định cách ly nào, tương tự các chính sách du lịch của Thái Lan và Singapore ban hành.

Theo Bộ Y tế Malaysia, gần 98% dân số trưởng thành nước này đã được tiêm chủng, với hơn 2/3 sử dụng vắc xin do Pfizer hoặc AstraZeneca sản xuất và 1/3 sử dụng vắc xin Sinovac sản xuất bởi Trung Quốc.

Nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại

Theo WHO, mặc dù Châu Âu đang là điểm “nóng” trên thế giới về các trường hợp mắc Covid-19 mới, nhưng các quốc gia như Hy Lạp, Pháp, Bồ Đào Nha, Thụy Điển và Na Uy đã công bố kế hoạch nới lỏng quy định xét nghiệm đối với những khách du lịch đã tiêm phòng, một số quy định nới lỏng trong đó chỉ áp dụng cho người dân Liên minh châu Âu (EU).

Tuy nhiên, vẫn có một số khu vực khác trên thế giới đi ngược lại xu hướng trên. Sau khi thông báo đóng cửa các quán bar và ngưng  một số chuyến bay đến vào cuối tháng 1, chính quyền đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) trong tuần này đã thắt chặt hơn các biện pháp phòng chống dịch. Quy định mới bao gồm lệnh giới hạn tụ tập xuống còn 2 người.

Trung Quốc cũng thắt chặt các biện pháp nghiêm ngặt trước Thế vận hội Olympic mùa đông, bao gồm cả việc áp dụng lệnh phong tỏa.

Phạm Hà Thanh (theo CNBC, Johns Hopkins, Reuters)

Hàng không Mỹ kêu gọi loại bỏ yêu cầu du khách test Covid-19

Thứ 5, 03/02/2022 | 10:56
Các trường hợp mắc Covid-19 đã xuất hiện ở tất cả 50 bang, khả năng miễn dịch cộng đồng và tỉ lệ tiêm chủng đã cao hơn tại nước Mỹ.

Nước Mỹ sau hai năm kể từ khi xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên

Chủ nhật, 23/01/2022 | 06:00
Con số thiệt hại về người ở mức đáng kinh ngạc tại Mỹ, với hơn 860.000 ca tử vong và hơn 69 triệu tổng số ca nhiễm bệnh. 

WHO báo động số người tử vong vì Covid-19 tăng vọt tại châu Âu

Thứ 6, 12/11/2021 | 13:00
Châu Âu chiếm hơn một nửa số ca tử vong do Covid-19 của thế giới vào đầu tháng 11 buộc chính phủ các nước phải tăng cường biện pháp hạn chế.

Số ca mắc Covid-19 tăng cao kỷ lục ở nhiều nước châu Âu

Thứ 6, 05/11/2021 | 12:32
Số ca nhiễm Covid-19 đang tăng kỷ lục ở nhiều quốc gia châu Âu khiến các cơ quan quản lý và WHO bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng”.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.