Hàng ngàn hồ sơ toàn điểm 10 nộp vào lớp 6: Sự bình thường đáng sợ

Hàng ngàn hồ sơ toàn điểm 10 nộp vào lớp 6: Sự bình thường đáng sợ

Thứ 6, 02/06/2017 | 11:45
0
Câu trả lời của sở GD&ĐT về việc trường Lương Thế Vinh tiếp nhận hàng ngàn hồ sơ điểm 10 tuyệt đối đã khiến nhiều người phải "hoảng sợ".

Những ngày qua, khi nghe tin trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) “phải” tiếp nhận hàng ngàn hồ sơ “đẹp không tì vết” với những “hoa điểm 10 nở rộ” suốt từ năm lớp 1 đến năm lớp 5 mà tôi không tránh khỏi nhiều trăn trở. Người ta vẫn nói rằng “điểm số không đánh giá được bất cứ thứ gì”. Nhưng trong trường hợp này thì hàng ngàn điểm 10 tuyệt đối đã phần nào nói lên được những vấn đề mới phát sinh của giáo dục tiểu học.

Có thể với nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh sẽ vô cùng vui mừng, hạnh phúc khi con cái mình đạt thành tích cao tuyệt đối. Nhưng với cá nhân tôi, tôi thấy đó là một điều nguy hại.

Tôi vẫn nhớ, thế hệ của chúng tôi đi học để thấy được cái dốt của mình, để hoàn thiện bản thân hơn. Chính vì thế, chúng tôi coi điểm số chỉ là một trong những công cụ kiểm nghiệm sự tiến bộ của bản thân, để so sánh với bạn bè. Điểm càng thấp, chúng tôi càng phải cố gắng. Và đương nhiên, ngày ấy đám học sinh chúng tôi rất ít khi được điểm 10. Cũng bởi vì các thầy cô muốn chúng tôi không thỏa mãn với thành tích của mình và luôn khiến chúng tôi phải cố gắng phấn đấu.

Xi nhan Trái Phải - Hàng ngàn hồ sơ toàn điểm 10 nộp vào lớp 6: Sự bình thường đáng sợ

 Trường Lương Thế Vinh tiếp nhận hàng ngàn hồ sơ điểm 10. (Ảnh: Dân trí)

Còn bây giờ, càng ngày các em học sinh càng dễ chạm tay đến sự tuyệt đối. Chắc chắn không phải các em giỏi hơn những thế hệ trước, càng không phải do chương trình học dễ dàng hơn. Mà do các em đã vô tình bị thầy cô, cha mẹ, bị cơ chế giáo dục biến thành những cỗ máy sản xuất điểm 10.

Một học sinh có thể viết một bài văn theo đề của sách giáo khoa, của cô giáo giao một cách trơn tru, mượt mà với đủ mọi cung bậc cảm xúc, hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ… Nhưng đến lúc ra một đề bài khác lạ hẳn thì thậm chí nhiều em còn chẳng thể viết nổi một câu đơn đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

Vậy đưa các em “lên đỉnh”, cho các em những bông hoa điểm 10 để làm gì? Để các em sống trong những thang điểm hoàn hảo như vậy liệu có khiến tinh thần học hỏi của các em bị thui chột? Và hơn nữa, liệu điều đó có khiến các em đánh giá sai năng lực của mình, dễ sinh ra tâm lý tự cao, tự đại và ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách, nhận thức của các em. Ngày xưa, chúng tôi đi học để khiêm tốn, nay các em đi học để tự cao?

Tuy nhiên, có lẽ điều trên chưa đáng lưu tâm bằng quan điểm của sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội. Theo đó, chuyện trường Lương Thế Vinh tiếp nhận hàng ngàn hồ sơ điểm 10 là “hoàn toàn bình thường”. Và đó là một câu trả lời thực sự “đáng sợ”.

Bởi khi người ta còn thấy “gợn gợn”, thấy bất thường với những điều chưa hợp lý thì lúc đó chúng ta vẫn còn có hy vọng về sự thay đổi. Còn đến khi người ta thấy những điều chưa hợp lý trở nên “bình thường”, người ta thỏa hiệp với những điều "sai sai" đó thì lúc ấy mới thực sự đáng lo ngại.

Nếu chỉ nhìn trên bảng điểm thì nền giáo dục tiểu học của nước ta là một nền giáo dục trong mơ với hàng loạt nhân tài giỏi một cách toàn diện. Từ văn hóa cho đến nghệ thuật, thể dục thể thao. Ấy vậy mà theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF) thì nền giáo dục tiểu học của nước ta chỉ đứng số 92/144, kém nước Lào 3 bậc. 

Và nếu cứ mãi đuổi theo những thứ hình thức của thành tích thì chắc chắn trong tương lai, nền giáo dục nước ta sẽ còn khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Bởi thành tích và tiêu cực chỉ cách nhau bằng một nét bút.

Xuân Thu

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Việt Nam – châu Âu phối hợp trong đào tạo giáo dục đại học

Thứ 5, 03/11/2016 | 08:53
Nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ĐH giữa các trường đại học châu Âu và Việt Nam, Bộ GD&ĐT phối hợp với các cơ sở nước ngoài tổ chức Diễn đàn Giáo dục đại học Việt Nam - châu Âu.

Học sinh tiểu học cần được đánh giá chính xác

Thứ 7, 26/11/2016 | 15:59
Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện thông tư 22 của Bộ GD&ĐT về đánh giá học sinh (HS) tiểu học.

Bố choáng váng vì con gái tiểu học được cầu hôn bằng nhẫn kim cương

Thứ 4, 23/11/2016 | 14:09
Ông bố tưởng con gái được tặng chiếc nhẫn kẹo, nhưng không ngờ đó là chiếc nhẫn với ba viên kim cương.
Cùng tác giả

Cột điện "nở hoa" tại TP. HCM: Thành phố hay nhà trẻ?

Chủ nhật, 27/08/2017 | 19:29
Những bông hoa "mọc" ra từ cột điện tại đường Lạc Long Quân (quận 11, TP.HCM) đang tạo nên làn sóng tranh luận khá gay gắt về vấn đề thẩm mỹ.

Trăm cái lý, tí cái tình và thượng tôn pháp luật

Thứ 7, 12/08/2017 | 11:07
Công trình biệt thự trái phép xây trên đất nông nghiệp của con gái Phó trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai được phép giữ lại vì lý do gia chủ “không có nhà ở”.

Nhà hát Hoa Sen Hà Nội: Công trình có hợp tình, hợp cảnh?

Thứ 6, 04/08/2017 | 06:26
Dưới con mắt của một người đã quá quen với những trận lụt ở Hà Nội thì công trình nhà hát Hanoi Lotus lại vô cùng... hợp tình, hợp cảnh.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...