Đi tìm nhân vật trong bức ảnh nổi tiếng nhà báo Vũ Ba

Đi tìm nhân vật trong bức ảnh nổi tiếng nhà báo Vũ Ba

Thứ 5, 01/08/2013 | 10:39
0
Trước khi đến nhà, tôi đã tìm đọc tất cả những bài báo viết về bà. Nhưng những gì đọng lại trong tôi không nhiều. Tôi tự hỏi: "Lẽ nào những nhà báo kia đã bỏ sót những điều kì thú nhất về nguyên mẫu của bức ảnh "Phúc Tân kêu gọi trả thù" chăng?.

Khoảnh khắc của "Phúc Tân kêu gọi trả thù"

Trong căn nhà nhỏ trên phố Tân Mai (Hà Nội) bà đã kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện mà có lẽ cả cuộc đời bà không thể nào quên. Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, Phúc Tân chỉ là một bãi đất bồi hoang sơ ven sông Hồng nằm dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội). Dọc ngang chỉ có những nóc nhà đơn sơ dựng bằng phên, lợp bằng tranh cót lẫn giữa màu xanh của cây hoang bụi cỏ. Nhờ được phù sa bồi đắp mà mảnh đất Phúc Tân màu mỡ dễ trồng trọt chăn nuôi.

Ngày ấy, bố mẹ bà Bé (nguyên mẫu của bức ảnh Phúc Tân kêu gọi trả thù) cũng dựng một căn nhà nhỏ ở bãi bồi Phúc Tân để trồng khoai lang và chăn nuôi gà lợn. Bà nhớ lại, ngày ấy, toàn miền Bắc đang bị không quân Hoa Kì oanh tạc dữ dội. Nơi bà ở gần chân cầu Long Biên, một trong những mục tiêu mà địch muốn phá hủy. Ở gần làn đạn của địch nên người dân nơi đây bao giờ cũng phải luôn sẵn sàng ở trong tư thế chạy bom.

Xã hội - Đi tìm nhân vật trong bức ảnh nổi tiếng nhà báo Vũ Ba

Phúc Tân kêu gọi trả thù đã trở thành bức ảnh kinh điển của báo chí Việt Nam.

Thời điểm năm 1966, bà cùng người cha sơ tán về Nam Hà (cũ). Sơ tán về đấy được một năm thì bà được bố đưa lên chơi với mẹ. Năm ấy bà 11 tuổi. Đáng ra, bà đã theo bố về nơi sơ tán một hôm trước ngày đặc biệt ấy, nhưng mẹ bà ở lại Hà Nội một mình, lâu không được gặp con nên giữ bà lại. Bà vẫn còn nhớ, trước hôm bố về nơi sơ tán, mẹ bà bảo với chồng: ''Cho nó ở lại đây, dù bom dù đạn cũng có mẹ có con.

Chiều ngày 13/12/1966, trong khi người mẹ kéo xe ba gác ra chỗ máy xay đầu Hàng Đậu lấy vỏ trấu thì bà Bé tranh thủ ra chợ Hàng Bè nhặt gốc rau cho lợn. Đến tầm 3h chiều khi bà vừa về ngang nhà cô bạn thân tên Thêm thì còi báo động có máy bay Mỹ. Nỗi khiếp sợ bom đạn bao trùm lên suy nghĩ của hai cô gái trẻ thời ấy. Cả hai chỉ biết sấp ngửa run rẩy chui xuống gầm giường trú ẩn. Bà kể, lúc ấy xung quanh trời đất như quay cuồng bởi tiếng máy bay réo ầm ầm kèm theo những tiếng bom long trời lở đất. Những nóc nhà ở dãy 21, 26, 53 đã trúng bom bốc lửa cháy rừng rực.

Thời ấy, quý nhất là sổ gạo, sổ hộ khẩu, mất sổ gạo là hết sống qua ngày. Vơ vội những túi đồ đạc đã gói sẵn trong từng túi vải, đôi chân cô bé 11 tuổi như quýnh lại. Nhà bà ở cuối dãy nên bén lửa sau cùng. Xung quanh, những ngôi nhà khác đã cháy thành than. Đến lúc kiệt sức, không còn chạy nổi nữa thì bà chỉ nhìn về biển lửa thét lên: ''Mẹ ơi! Mẹ ơi!"... Khi thấy các anh dân phòng, bà ú ớ chỉ tay về phía nhà mình. Lúc ấy, các ngả đường vào bãi Phúc Tân bị chặn lại, mẹ bà bỏ xe trấu lao về cứu con, nhưng bị ngăn lại, mẹ bà đứng ngoài gào khóc khản cả tiếng vì sợ bà đã bị cháy.

Lại nói về nhà báo Vũ Ba, sau này, nói chuyện với báo chí, Vũ Ba kể lại: ''Khi ấy chừng 3h, tôi đang ở tòa soạn báo Quân đội nhân dân thì nghe thấy tiếng còi báo động máy bay hụ inh ỏi, rồi nghe bom nổ ở phía cầu Long Biên. Tôi cắp vội chiếc máy ảnh rồi lên xe đạp thẳng về phía ấy. Khi vừa đến chân đê, tôi thấy một cô bé mặt mũi nhem nhuốc, áo quần xộc xệch đứng quay lưng về phía đám cháy gọi lớn “Mẹ ơi! Mẹ ơi!”. Tôi liền chụp lấy khoảnh khắc ấy rồi xuống địa điểm làm nhiệm vụ. Khi đó tôi có nhìn lên cột đồng hồ Hà Nội, đồng hồ chỉ 3h15’". Nhà báo Vũ Ba cho biết thêm, trong thời khắc ấy, ông cũng đã chụp bức ảnh nổi tiếng khác đó là Vào Lửa. Sau này, Vào Lửa cũng đã được giải Nhất Báo chí năm 1968.

Xã hội - Đi tìm nhân vật trong bức ảnh nổi tiếng nhà báo Vũ Ba (Hình 2).

Bà Bé kể lại những khoảnh khắc đặc biệt về bức ảnh Phúc Tân kêu gọi trả thù

Những câu chuyện bây giờ mới kể

Nhà Báo Vũ Ba kể lại: ''Sau vài năm, tôi có quay lại bãi Phúc Tân và may mắn gặp lại Dương Thị Bé". Nói chuyện với PV bà Bé nhớ lại: ''Hôm ấy, bác Vũ Ba có tặng tôi một tờ báo cũ có in bức ảnh của tôi. Bác còn hỏi thăm tình hình cuộc sống. Bao giờ tôi lấy chồng, đã đi làm ở đâu chưa?''.

Đến những năm đầu thập niên 80, Nhà nước thu hồi đất khu vực nhà bà Bé để xây dựng cầu Chương Dương. Gia đình bà Bé được cấp đất đền bù ở phường Tân Mai. Hồi ấy, ở Tân Mai xung quanh chỉ toàn ruộng đồng hoang sơ, chưa có người ở đông như bây giờ.

Trong gần 20 năm mất liên lạc, nhà báo Vũ Ba có quay lại tìm bà Bé mấy lần nhưng vì gia đình bà đã chuyển đi nơi khác, không thể tìm được. Ông có gửi lại một bức thư cho bà ở phường Phúc Tân. Do hồ sơ quá cũ từ những năm 1980, nên cán  bộ phường phải mất rất nhiều thời gian mới tìm ra địa chỉ mảnh đất cấp cho nhà bà Bé khi giải tỏa đất.

Mãi đến năm 2006, bức thư mới đến được tay bà Bé. Khi ấy, bà mới có số điện thoại để liên lạc với nhà báo Vũ Ba  lúc này ông đã sinh sống ở miền Nam. Bà xúc động tâm sự: ''Biết vợ chồng tôi khó khăn, nên bác Ba có gửi hỗ trợ cho gia đình 1 triệu đồng và mua vé tàu xe để hai vợ chồng tôi vào chơi thăm gia đình bác ấy".

Ban đầu nhà báo Vũ Ba đặt tên bức ảnh Phải chăng đây là mục tiêu quân sự của Johnson. Tuy nhiên, sau này ông đổi tên tác phẩm của mình thành "Phúc Tân kêu gọi trả thù".

40 năm sau khi bức ảnh được công bố, nhà nhiếp ảnh Vũ Ba đã được trao Giải thưởng Nhà nước về văn hóa - nghệ thuật (trong đó có ghi danh bức ảnh Phúc Tân kêu gọi trả thù). Vậy mà, lần đoạt giải thưởng lớn của Liên Xô, tác giả chưa kịp mừng thì đã bị quy chụp bởi những quan điểm thiển cận khiến ông suy sụp tinh thần. Phải đến năm 1979, khi xuất hiện một bài viết trên báo Nhân dân đòi phục hồi lại giá trị của bức ảnh thì tác giả mới được tôn vinh, được... đi nhận giải!.

Có một sự thật đáng tiếc mà không phải ai cũng biết, đó là bức ảnh nguyên gốc rửa ưng ý nhất nay đã không còn. Bức ảnh được in trong sách, chỉ là bức ảnh rửa bị lỗi ánh sáng do bạn bè ông chụp lại, nghĩa là ảnh của ảnh.

Tuy nhiên, không vì thế mà giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của bức ảnh bị nhạt đi. Ngược lại, Phúc Tân kêu gọi trả thù vẫn mãi là bức ảnh nổi tiếng trong làng nghệ thuật nhiếp ảnh Báo chí Việt Nam.

An Du - Thơm Nguyễn

Ronaldo bị xóa khỏi bức tranh huyền thoại M.U

Thứ 5, 17/01/2013 | 16:55
Một họa sỹ đồng thời là người hâm mộ M.U đã vẽ tái hiện sinh động bức tranh về huyền thoại đội bóng, nhưng không có Ronaldo trong đó.

Chiêm ngưỡng bức tranh vẽ bằng 3,2 triệu dấu chấm

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Bức tranh "Hero" của nghệ sĩ Miguel Endara được vẽ bằng 2,2 triệu dấu chấm cùng video clip ghi lại quá trình thực hiện bức vẽ đang khiến cộng đồng mạng vô cùng sửng sốt.

Vẽ bức tranh nổi tiếng thế giới nhờ… sai chính tả

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Nguyễn Song Anh, cậu bé 8 tuổi, đoạt giải cao nhất trong cuộc thi vẽ tranh với chủ đề hướng tới Olympic London 2012, đã hồn nhiên thừa nhận với báo giới và cả ban giám khảo: "Là con nhớ nhầm, nên vẽ chữ sai chính tả, con cũng không ngờ mình được giải nhất nữa!".

Giải mã về sự kỳ bí của bức tranh “Cậu bé khóc”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Bức chân dung kỳ lạ “Cậu bé khóc” do họa sĩ Scotland, Bruno Amadio vẽ được sản xuất hàng loạt và trở nên nổi tiếng trong những năm 80 của thế kỷ trước. Đây cũng là bức chân dung được nhiều người Anh mua nhất trong thời gian đó.

Bức tranh thiên nhiên qua góc nhìn con người

Thứ 6, 05/04/2013 | 17:27
Đây là một bộ ảnh mà các tay máy đã ghi lại vẻ đẹp của thế giới tự nhiên, với những khoảnh khắc tuyệt đẹp của các loài động vật đang cùng chung sống với chúng ta trên hành tinh này.

Bức tranh về cuộc hành hương của các tín đồ Hindu

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Mỗi năm, các tín đồ Hindu đều tiến hành một cuộc hành hương để về với hang Amarnath thiêng liêng – một trong các đền thờ Hindu được sùng kính nhất, ở gần Baltal, Kashmir, Ấn Độ.