Hành trình tìm lại âm thanh của nữ bác sĩ bỗng biến thành… bệnh nhân

Hành trình tìm lại âm thanh của nữ bác sĩ bỗng biến thành… bệnh nhân

Uông Hải Yến
Thứ 6, 14/09/2018 | 06:45
0
Mới đây, tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khoa Tai- Mũi - Họng đã thực hiện thành công cấy điện cực ốc tai cho bệnh nhân N.B.N (20 tuổi) bị điếc bẩm sinh.

Giọt nước mắt hạnh phúc của nữ bác sĩ đã rơi...

Điều đáng nói, ca phẫu thuật lại được thực hiện bởi bệnh nhân đầu tiên được cấy điện cực ốc thành công tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bác sĩ Hoàng Thị Phương.

Cách đây 2 năm, bác sĩ Hoàng Thị Phương (sinh năm 1988) công tác tại Khoa Tai –Mũi- Họng bệnh viện Trung ương Quân đội 108 không may bị lây quai bị từ bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh. Sau khi bị quai bị 2 ngày, cô bị mất thính lực hoàn toàn hai tai. Dù được điều trị tích cực của lãnh đạo khoa, đồng nghiệp để hồi phục thính lực nhưng tình hình sức khỏe của cô vẫn không khả quan.

Sức khỏe - Hành trình tìm lại âm thanh của nữ bác sĩ bỗng biến thành… bệnh nhân
Khoa Tai- Mũi-Họng đã thực hiện bật máy cấy điện cực ốc tai thành công, cho một bệnh nhân N.B.N 20 tuổi, bị điếc bẩm sinh.

 

"Có thể nói, bệnh tật không trừ một ai, sinh nghề tử nghiệp, bệnh mình không may mắc phải lại đúng chuyên ngành của mình là điều không ai mong muốn”, BS Phương tâm sự.

Từ một người hoàn toàn bình thường, là một bác sĩ bỗng chuyển thành bệnh nhân chính chuyên khoa của mình, bị điếc hoàn toàn, đó là cú sốc rất lớn với bác sĩ Phương, bản thân chị thấy sụp đổ hoàn toàn. Có lúc, nữ bác sĩ này nghĩ tương lai, sự nghiệp không còn gì nữa, đặc biệt con chị chưa tròn 1 tuổi.

Cũng như bao bà mẹ khác, BS. Phương khao khát được nghe con bi bô gọi tiếng mẹ, nhưng điều đó dường như vô cùng khó khăn khi đến việc giao tiếp với gia đình, chị cũng phải viết ra giấy hoặc nhắn trên điện thoại. Có lúc, chị nghĩ có thể phải học ký hiệu bằng tay để giao tiếp được, việc thu mình lại và làm bạn với sách là cách chị né tránh tất cả.

Sức khỏe - Hành trình tìm lại âm thanh của nữ bác sĩ bỗng biến thành… bệnh nhân (Hình 2).
Bác sĩ Phương cùng Thạc sĩ Nguyễn Minh Ngọc – Phó chủ nhiệm khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện 108 chia sẻ về ca bệnh của mình.

Nhiều người tưởng rằng mọi hy vọng khép lại với nữ bác sỹ trẻ ấy, nhưng chị không đầu hàng số phận, chị miệt mài cùng đồng nghiệp học hỏi, tìm tòi và ứng dụng các thành tựu tiên tiến nhất của y học trong điều trị bệnh điếc.

Mất 6 tháng trải qua khó khăn, bác sĩ Phương tình nguyện đăng ký trở thành bệnh nhân đầu tiên phẫu thuật và cấy ghép điện cực ốc tai hai bên tại khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Trung ương Quân đội 108.  Cuối năm 2016, cấy ốc tai đầu tiên tai phải, đến tháng 9/2017 cấy thêm tai trái và trải qua quá trình phục hồi chức năng, luyện tập để nghe âm thanh, giao tiếp được.

“Phẫu thuật xong mình vẫn chưa thể nghe ngay mà phải học nghe như một đứa trẻ học từ âm thanh đầu tiên đến khi nghe rõ, định hình được âm thanh. Đến nay, nếu trong môi trường yên tĩnh mình có thể nghe được bình thường nhưng khi ra đám đông hơi bị hạn chế, vẫn cần thời gian để làm quen với âm thanh”, bác sĩ Phương chia sẻ.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Minh Ngọc – Phó chủ nhiệm khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện 108 cho biết, kỹ thuật cấy điện cực ốc tai không phải mới, người ta thực hiện từ lâu trên thế giới nhưng Việt Nam thì chưa nhiều và chưa đưa thành kỹ thuật thường quy. Hơn nữa chi phí cho ốc tai điện từ lớn, BHYT không chi trả thiết bị nên kỹ thuật phẫu thuật này chưa được áp dụng rộng rãi. Một số trung tâm lớn người ta mới thực hiện phẫu thuật cấy ốc tai điện từ. Trước trường hợp của bác sĩ Phương, khoa chưa sẵn sàng thực hiện phương pháp này.

Bác sĩ Ngọc cũng cho biết, bình thường vẫn có bệnh nhân bị điếc đột ngột, nhưng thông thường người bệnh điếc chỉ 1 bên, họ vẫn nghe được bên còn lại, hoặc họ cảm nhận được mất dần chức năng thính giác. Nhưng trong trường hợp này thì BS.Phương là đột ngột điếc hoàn toàn 2 bên nên chỉ có phương pháp cấy điệc cực ốc tai mới nghe lại được.

Để cấy điện cực ốc tai thì người bệnh phải được sàng lọc và được bác sĩ chỉ định. Điện cực ốc tai truyền âm thanh từ bên ngoài vào bên trong qua điện cực lên vỏ não cho người bệnh nên không phải ai bị điếc cũng được cấy ốc tai.

Để cấy ốc tai thành công thì kỹ thuật, mổ, và chăm sóc sau mổ phải được đảm bảo. Khi đưa điện cực ốc tai vào tai trong người bệnh sẽ cảm nhận tín hiệu điện tử và có quá trình huấn luyện, phục hồi, thích nghi cảm nhận dần.

Ngoài ra, BS. Ngọc cũng cho biết thêm, quai bị là bệnh có nhiều biến chứng và phải tránh vận động để không biến chứng vào tinh hoàn, buồng trứng. Ngoài ra còn các biến chứng nữa đó là gây điếc, tổn thương thính giác, có trường hợp tổn thương thính giác 1 bên nhưng bác sĩ Phương bị cả thính giác hai bên không hồi phục chỉ chiếm 1/10000.

Chuyện lạ về cụ ông câm, điếc bỗng nhiên hết bệnh

Thứ 3, 28/11/2017 | 18:10
Đang bình thường, đột nhiên ông Tắc bị câm, điếc. Trong suốt gần 9 năm, ông đã đi chạy chữa khắp nơi nhưng không được. Khi thông tin hai miền thống nhất, ông Tắc bỗng bật dậy hét to: “Độc lập rồi, tự do rồi, đất nước mình giải phóng rồi bà con ơi…!”. Câu chuyện lạ nhưng có thật giữa đời thường này khiến không ít người tò mò.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Cùng chuyên mục

Tước giấy phép hoạt động Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:48
Dù bị đình chỉ hoạt động nhưng cơ sở làm đẹp bằng tế bào gốc vẫn hoạt động “chui”, buộc cơ quan chức năng phải tước giấy phép, phạt tiền hàng trăm triệu đồng.

Dự báo thị trường mỹ phẩm Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Ông Chu Quốc Thịnh – Trưởng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chỉ ra nhiều cơ hội và thách thức của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam.

Kịp thời đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Hiện, tình trạng của hai mẹ con sau cuộc "vượt cạn" ngoạn mục đã ổn định và đang được theo dõi, chăm sóc và dự kiến sẽ được xuất viện sớm.

“Thần thánh hóa” công dụng mỹ phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Thứ 6, 19/04/2024 | 08:47
Tùy theo mức độ nghiêm trọng, hành vi quảng cáo “thần thánh hóa” công dụng của sản phẩm mỹ phẩm có thể bị xử lý hình sự theo quy định pháp luật.
     
Nổi bật trong ngày

Lão nông hé lộ tuyệt kỹ nghề luyện trâu chọi cho thu nhập "khủng"

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:06
Mỗi năm ông Thông mua và xuất bán được khoảng 200 con, thu về số tiền "khủng". Để tạo nên thương hiệu, ông có bí quyết sưu "tầm" và huấn luyện trâu chiến đặc biệt.

Đào bức tường cũ, tìm thấy kho báu vàng ròng "giá trị vô song"

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:30
Hoạt động khai quật tại một khu bảo tồn thiên nhiên ở Israel đã phát lộ 44 đồng tiền vàng vô cùng quý hiếm từ thời Byzantine.

Loại rau nhà nghèo xưa cho bò ăn, ai ngờ là “vị thuốc trường thọ” chữa bách bệnh

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:20
Không chỉ chế biến được nhiều món ngon, trong y học cổ truyền cây rau sam là "vị thuốc trường thọ" và được sử lớp dụng để chữa nhiều bệnh.

Loại quả có vị “lạ” xưa không ai bán, giờ làm thành món đặc sản

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:30
Nhiều người bất ngờ khi thứ quả rừng từng không được biết đến này bây giờ trở thành gia vị độc đáo xuất hiện trên các bàn tiệc cao cấp.

Loại lá tươi không ai "ngó", đem phơi khô công dụng "vàng 10" bán 400.000 đồng/kg

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:30
Ở các miền quê có một thứ lá tưởng như bỏ đi nhưng khi phơi khô lại có giá đắt đỏ 400.000 đồng/kg, khi đem uống thậm chí còn rất tốt cho sức khỏe.