Hậu quả thảm khốc từ Nga khi “bỏ” mua S-400 khiến Thổ trái lời Mỹ

Hậu quả thảm khốc từ Nga khi “bỏ” mua S-400 khiến Thổ trái lời Mỹ

Vũ Thu Hương
Thứ 3, 26/01/2021 | 08:00
0
Dường như Thổ Nhĩ Kỳ đã lường trước được việc phải đối mặt với những hậu quả khó khăn và thảm khốc nếu Ankara quyết định rút lui thỏa thuận S-400 với Nga.

Trong phiên điều trần đầu tiên tại Washington vào ngày 19/1, tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tuyên bố rõ ràng rằng thỏa thuận S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga là "không thể chấp nhận được". Ông Blinken cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các lệnh trừng phạt Mỹ sẽ thực hiện và nói rằng, “đối tác được xem là chiến lược của chúng ta lại đứng cùng phía với với một trong những đối thủ cạnh tranh chiến lược lớn nhất của chúng ta ở Nga”.

Có thể rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ chính là “cảnh báo” của chính quyền Biden về việc thực hiện các biện pháp trừng phạt hơn nữa đối với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đang đóng vai trò không phải là đồng minh của Mỹ nhưng cũng không phải là thành viên NATO.

Tuy nhiên, phản ứng gây tranh cãi chính thức từ phía Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên được phát ngôn viên của Tổng thống Erdogan, Ibrahim Kalin, người mong đợi chính quyền của ông Biden sẽ mở ra một trang mới về mối quan hệ Mỹ-Thổ lên tiếng. Ông Ibrahim Kalin cho rằng “họ muốn phát triển quan hệ tốt đẹp và lật ngược tình thế lâu nay”. Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố trong một bài phát biểu của mình rằng “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ rút lui trong thỏa thuận S-400 với Nga”.

Tiêu điểm - Hậu quả thảm khốc từ Nga khi “bỏ” mua S-400 khiến Thổ trái lời Mỹ

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và người đồng cấp Nga 

Bên cạnh đó, niềm mong đợi lâu nay của ông Erdogan đã trở thành hiện thực sau khi Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm ông Bret McGurk làm đại diện Trung Đông của Mỹ trong Hội đồng An ninh Quốc gia. Hơn nữa, đối với Thổ Nhĩ Kỳ, ông McGurk được coi là một trong những quan chức Mỹ ủng hộ người Kurd nhất và ông đã xây dựng mối quan hệ lâu bền với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF).

Bất chấp lời cảnh báo của Mỹ và các đồng minh khác của NATO, ông Erdogan khẳng định thách thức các nguyên tắc của NATO và ký hợp đồng mua tên lửa phòng không S-400 với Tổng thống Putin trị giá 2,5 tỷ USD. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhiều lần tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không lùi bước, ngay cả khi Mỹ cắt bỏ Ankara như một đối tác tài chính và loại khỏi chương trình sản xuất F-35 đồng thời tiến hành trừng phạt. Do đó, dưới thời chính quyền của ông Biden, Ankara khó tránh khỏi việc bị Mỹ giật dây và chỉ có ông Erdogan phải tuân thủ các điều khoản của Mỹ.

Về phía quan điểm của Moscow đối với thương vụ S-400, rõ ràng thỏa thuận bán vũ khí này mang đến cho Nga nhiều lợi ích. Vì lẽ đó nên việc xem xét lại hoặc rút lui từ phía Erdogan có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, ông Erdogan không có nhiều lựa chọn hơn vì ông nhận thức được rằng nếu không có sự hỗ trợ của Nga, ông sẽ gặp khó ở các khu vực như Syria, Libya, Nam Caucasus và các quốc gia Địa Trung Hải khác như Hy Lạp và Síp. Bởi vậy, ông Erdogan luôn tuân thủ quan điểm sẽ “một đi không quay ngược lại” với con đường đã chọn. Dường như ông đã lường trước được việc phải đối mặt với những hậu quả khó khăn và thảm khốc nếu Ankara quyết định rút lui thỏa thuận S-400 với người đồng cấp Putin.

S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay, do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. Nó là phiên bản cải tiến của S-300, vốn được giới thiệu bởi Liên Xô từ thời Chiến tranh Lạnh, là câu trả lời cho hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. Việc nghiên cứu S-400 bắt đầu từ tháng 1/1990 và mãi đến năm 2007, Nga mới chính thức đưa hệ thống này vào hoạt động.

Tiêu điểm - Hậu quả thảm khốc từ Nga khi “bỏ” mua S-400 khiến Thổ trái lời Mỹ (Hình 2).

S-400 khiến quan hệ Mỹ-Thổ căng thẳng 

S-400 (tên mã định danh của NATO: SA-21 Growler), được thiết kế để tiêu diệt khí cụ bay của đối phương bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái trong phạm vi 400 km và tên lửa đạn đạo cách xa 60 km. Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, nó có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km cũng như các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5–10 m - đây là điều mà không hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được.

Các quan chức Mỹ lo ngại rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu cả F-35 và hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Nga, thì người Nga có thể tiếp cận công nghệ của F-35, nhất là khả năng tàng hình (tránh bị radar phát hiện). Các chuyên gia cho rằng việc có S-400 ở gần F-35 có thể giúp Nga tìm thấy các điểm yếu của máy bay, từ đó phát triển thêm các tính năng phát hiện tiêm kích tàng hình cho radar của mình.

Thổ Nhĩ Kỳ trước đây từng đặt hàng khoảng 100 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35 từ Mỹ và gần 1.000 bộ phận của loại phi cơ này được sản xuất bởi các công ty Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Theo Washington Post, ước tính hệ thống radar trên S-400 chỉ có thể phát hiện F-35 ở khoảng cách 32km, nhưng F-35 được trang bị tên lửa không đối đất với tầm bắn lên tới 64km. Vậy nên, S-400 tạm thời không phải là mối lo ngại đối với F-35.

Sai lầm "không thể dung thứ" của Nga khi bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ 5, 14/01/2021 | 08:00
Nga có thể đánh mất bí mật vũ khí phòng không tân tiến đồng thời giúp chính đối thủ trở nên mạnh hơn.

S-400 là "ảo tưởng", Mỹ phải đập vỡ "nam châm Syria" của Nga-Thổ

Thứ 3, 05/01/2021 | 15:42
Mỹ đã nhầm khi cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 là lựa chọn trôi vào quỹ đạo Nga. Muốn phá quan hệ này, Mỹ phải tìm đến Syria.
Cùng tác giả

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.

Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của Tòa án công lý quốc tế ICJ về biến đổi khí hậu

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:44
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã nộp bản đệ trình tham gia Thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về biến đổi khí hậu.

Việt Nam-Anh phối hợp thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP

Thứ 3, 26/03/2024 | 16:30
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Anh khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, đối tác Việt Nam để thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP, nhất là về điện gió ngoài khơi, lĩnh vực Anh có thế mạnh.

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:51
Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất là cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng đầu tiên giữa hai nước kể từ khi xác lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.

65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:40
Fighting Falcon sở hữu những khả năng quan trọng, nhưng một số chuyên gia không tin rằng sự hiện diện của F-16 ở Ukraine sẽ thực sự tác động đáng kể đến cuộc chiến.