Nguyên nhân khiến voi mа mút tuyệt chủng

Nguyên nhân khiến voi mа mút tuyệt chủng

Thứ 3, 28/05/2013 | 10:56
0
Voi ma mút biến mất khỏi mặt đất sau khi có những thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất 12 nghìn năm về trước. Nhiều loài vật không thể thích nghi được với sự thay đổi của khí hậu một cách đột ngột như vậy đã bị chết hàng loạt – các nhà khoa học giải thích.

Giả thuyết về phá huỷ của thiên thạch đã bác bỏ giả thuyết trước đây cho rằng voi ma mút đã tuyệt chủng là do chính loài người đã sát hại nhờ các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết những hạt spherolit do cacbon bị cháy trên toàn thế giới. Sự kiện này xảy ra trên Trái đất 12.800 năm về trước

Việt Nam Xanh - Nguyên nhân khiến voi mа mút tuyệt chủng

Voi ma mút

Trên cơ sở những dấu tích đã phát hiện, các nhà khoa học nêu ra giả thuyết là vào thời điểm đó một thiên thạch có khối lượng khoảng 10 triệu tấn rơi xuông Trái đất, những mảnh vỡ rơi rải rác trên cả bốn châu lục và bụi bốc ra mờ mịt.

Vì va chạm này, một lượng lớn các khí độc hại toả ra không trung làm toàn bộ bầu khí quyển bao quanh Trái đất bị nhiễm độc. Ngoài ra, lượng các hạt rắn trong khí quyển đã tăng lên một cách khủng khiếp ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt Trái đất, khiến nhiệt độ giảm mạnh và hầu như tất cả các loài vật trên hành tinh của chúng ta bắt đầu tuyệt chủng, theo một nghiên cứu được công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia của Hoa Kỳ.

Một số loài động vật, như con người, đã thích nghi với điều kiện mới bằng cách thay đổi môi trường sống hay lối sống. Nhưng các loài khác, trong số đó có voi ma mút, sống với số lượng lớn trên khắp châu Âu, một phần châu Á và Bắc Mỹ, không thể thích ứng được một cách nhanh chóng nên đã bị tuyệt chủng.

Theo nhà nhân chủng học và giáo sư địa chất Kenneth Tankersley thuộc Trường Đại học Cincinnati (Hoa Kỳ), cuộc tuyệt chủng của voi ma mút kéo dài trong suốt một thế hệ. "Bạn hãy tưởng tượng rằng bạn sống đồng thời với những con voi lang thang trên vùng Cincinnati. Khi bạn trở thành một cụ già thì voi đã chẳng còn một con nào nữa. Chúng đã biến mất ngay trong cuộc đời bạn”, nhà khoa học nói.

Giáo sư Tankersley cho rằng việc rơi của thiên thạch có thể làm cho khí hậu thay đổi bất ngờ và rất rõ rệt. Chỉ riêng loài người là có khả năng thích nghi với các điều kiện mới. "Loài người vào thời đó đã đủ thông minh để ứng phó với sự thay đổi của hoàn cảnh không thua kém người ngày nay. Họ tước đoạt của voi nguồn thực phẩm còn sót lại. Họ buộc phải thích nghi và họ đã làm được điều đó”, ông nói.

“Từ câu chuyện này cần rút ra một bài học để vận dụng vào thời đại ngày nay, khi trên Trái đất đang diễn ra những sự thay đôi nhanh chóng và sâu sắc”, ông nói thêm.

Theo Utro.ru

Hang xương hóa thạch khổng lồ ở Yên Bái

Thứ 3, 26/03/2013 | 23:24
Trong một lần đi tìm đá quý, người dân ở thôn Xiêng, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã phát hiện kho xương khổng lồ ở hang Ma Mút, có rất nhiều xương đã hóa thạch. Sau đó, một đoàn khảo cổ người Đức đến khai quật và vận chuyển số lượng xương khổng lồ về Đức để phục vụ nghiên cứu.

Hàu hóa thạch 145 triệu năm tuổi chứa “siêu” ngọc trai

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Con hàu 145 triệu năm tuổi đã hóa thạch được tìm thấy ngoài khơi bờ biển phía Nam bởi ngư dân có thể là chúa tể của tất cả các viên ngọc trai trên thế giới.

Nguy cơ thảm họa sinh thái từ năng lượng xanh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Điện từ năng lượng mặt trời và sức gió những nguồn năng lượng tái tạo của con người lâu nay vẫn được ca ngợi như là những nguồn năng lượng xanh, không gây ô nhiễm môi trường. Nhưng những con số thống kê về hai lĩnh vực này lại cho thấy, chúng không hoàn toàn sạch như ta nghĩ.

Bí ẩn về thảm họa Đại hồng thủy trong truyền thuyết

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
Đại hồng thủy là một thảm họa được nhắc đến trong truyền thuyết của rất nhiều tôn giáo và dân tộc bởi tính khủng khiếp và tàn bạo của nó.