Những cái chết bí ẩn ở hang hiến tế

Những cái chết bí ẩn ở hang hiến tế

Thứ 7, 20/04/2013 | 21:37
0
Người dân ở bản Chũm, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vẫn đồn đại rằng, ở khu vực hang Trâu (hay còn gọi là hang hiến tế) xuất hiện những luồng sáng bất thường.

Đã có một thời, hang Trâu, thuộc bản Chũm, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) là nỗi ác mộng. Dân làng cho rằng, có nhiều người đến khu vực hang Trâu chết mà không tìm thấy xác.

Hang khổng lồ xuyên núi đá

Chúng tôi đến xóm Chũm vào một ngày trời mưa phùn, con đường vào xóm trải đá cấp phối cũng đã ngầu lên, lầy lội. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm được nhà ông trưởng xóm Chũm, Hoàng Văn Táy.

Chúng tôi quyết định "thám hiểm" khu hang Trâu, ông đã khẳng khái nói: "Hôm nay trời mưa, đường lên hang Trâu rất khó đi. Những người dân bản địa thông thuộc địa hình cũng không dám lên đó". Sau một hồi thuyết phục cuối cùng ông cũng đồng ý dẫn chúng tôi thám hiểm hang đá này.

Con đường cheo leo, núi đá dựng đứng, phải mò mẫm trên đá tai mèo nhọn hoắt, núi rừng heo hút trong vẻ hoang sơ, kỳ bí. Bên vệ đường là những dấu mốc sơn đỏ chót đánh dấu mốc giới về khu quần thể hang động.

Sau hơn một tiếng đồng hồ chúng tôi cũng đến được vị trí cửa hang. Ông Táy cẩn thận buộc từng sợi dây thừng vào gốc cây. Chúng tôi phải len lỏi từng người một chui qua cửa hang vào khu trong động. Vừa đặt chân xuống đáy hang một khung cảnh kỳ vĩ hiện ra, những hình thù tạo hóa của hang đá làm chúng tôi thực sự choáng ngợp.

Một diện tích rộng, bằng phẳng hàng trăm mét vuông có các cửa hang dẫn đi các phía như một địa đạo khổng lồ có những nhũ đất hình hoa quả, cây dừa, hình bụt... như thế giới của những câu chuyện cổ tích. Từ hang động chính có thể đi ra nhiều hướng khác nhau. Người dân cho rằng, vào mùa mưa thì những hang động này như những dòng suối, nước chảy xiết. Chính vì vậy, hầu như các hang đều có tên như hang nước, hang cạn, hang thuyền...

Xã hội - Những cái chết bí ẩn ở hang hiến tế

Người dân cho rằng, ở khu vực hang Trâu đã có nhiều người chết không tìm thấy xác

Ngoài những hình ảnh kỳ vĩ thì hang Trâu còn chứa đựng biết bao nhiêu huyền bí. Theo như các cụ cao tuổi nơi đây kể lại vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, xã Trung Sơn có vị trí chiến lược quan trọng trong huyết mạch đường mòn bí mật về các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa... nên thường xuyên bị giặc càn quét, khủng bố. Nhiều lần bọn chúng kéo quân từ đồn Xuân Mai đánh vào với hy vọng cắt đứt đường giao thông, xóa mọi hoạt động của Việt Minh và bắt dân lập vành đai trắng...

Thế nhưng lần nào chúng đến, đội du kích đã kịp thời báo cho dân làng tản cư vào sâu trong hang Trâu tránh giặc. Lợi dụng địa thế vô cùng hiểm trở, các tổ du kích đã nhiều lần xuất quỷ nhập thần, dồn dập bao vây tiêu diệt địch làm cho chúng trở tay không kịp, sau đó rút lui nhanh chóng. Khi không đánh được lên núi, chúng dùng pháo cỡ lớn bắn phá khu vực hang Trâu.

Tuy nhiên với hệ thống hang động như một địa đạo khổng lồ, nên người và gia súc đều được đảm bảo an toàn. Sau những trận càn, quân giặc rút đi người dân lại trở về lao động, sản xuất bình thường. Từ đó dân làng gọi hang khổng lồ đó là hang Trâu.

Những chuyện thêu dệt mất xác ở hang Trâu

Ông Táy cho biết: Ngày xưa, dân làng không ai dám bén mảng đến gần khu vực hang Trâu. Họ truyền tai nhau rằng, trong hang núi có ma Minh Tinh, có thể để tăng thêm tính huyễn hoặc, linh thiêng của khu vực hang Trâu. Những người dân nơi đây vẫn thường kể nhau nghe nhiều trường hợp chết mất xác ở khu vực này. 

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng. Vào những ngày mưa phùn, gió bấc bầu trời âm u, đứng từ xa cũng có thể nhìn thấy luồng ánh sáng phát ra từ trên đỉnh núi, ở những khu rừng bên cạnh nhìn sang vẫn thấy những đốm sáng bay chập chờn như ma chơi. Dân làng bảo, có nhiều người còn nhìn thấy luồng sáng hình người với đầu tóc, quần áo trắng tinh, thoắt ẩn, thoắt hiện. Khi con “ma” bay đến nơi ngọn núi, gần khu vực miệng hang thì những luồng sáng vụt tắt, nhưng lại tỏa ra những luồng khí lạnh buốt từ trong hang bao trùm cả ngọn núi.

Có anh chàng đi rừng hái củi, khi đi ngang qua khu rừng, bỗng thấy toàn thân lạnh toát như vừa có một luồng hơi lạnh choáng ngợp, thấy vậy, anh chàng vội vã vứt bó củi, vắt chân lên cổ, chạy một mạch về nhà. Ngoài ra, còn có rất nhiều dân làng nhìn thấy trên những bụi cây rậm rạp giữa đại ngàn phát ra những tiếng khóc thé của trẻ con, tiếng hú hoang dã rợn người. Từ đó, dân làng chẳng ai dám lên núi một mình vì sợ bị ma Minh Tinh bắt đi.

Cụ Bùi Văn Rổng, xóm Chũm năm nay đã gần 80 tuổi cho biết: "Cũng chẳng biết từ khi nào xuất hiện lời đồn về ma Minh Tinh, nhưng có điều chắc chắn rằng, trước đây nếu muốn vào khu vực hang Trâu, chẳng ai dám đi một mình, ít nhất cũng phải đi có đoàn từ 5 - 6 người. Họ phải mang theo giáo mác, lưỡi hái mới dám đi vào khu vực này".

Cụ Rổng cho biết thêm: Không biết có phải vì ma Minh Tinh bắt đi hay không nhưng sự thực là đã có nhiều người bị hổ vồ. Bởi trước đây, khu vực hang Trâu còn khá hoang vu, có rất nhiều muông thú, hổ báo. Thi thoảng hổ báo còn mò xuống tận các gia đình ở ven chân núi bắt trâu, bò lợn thậm chí cả người đưa vào trong núi, nhưng mọi người thì lại cho là ma Minh Tinh bắt đi.

Khi nhận được tin dân làng bị mất tích, những người đàn ông, thanh niên trai tráng trong làng đốt đuốc, khua chiêng gõ mõ, thổi tù và làm náo động cả khu rừng để cứu người. Tuy nhiên phần lớn là không tìm được, có những người may mắn tìm thấy cũng chỉ còn một phần thân thể.

Theo lời ông Rổng, bây giờ trên hang Trâu không còn hổ nữa nhưng còn nhiều muông thú khác. Khi người dân phá rừng làm nương rẫy, nhiều loài thú rừng cũng biến mất, ngay cả những đàn khỉ sống chung với người cũng ít dần. "Chỉ cách đây không lâu vẫn còn có những đàn khỉ xuống nương rẫy bẻ ngô, đào sắn, có khi chúng còn vào tận trong nhà tranh đồ ăn với lợn, gà", cụ Rổng cho biết.

Ông Bạch Hùng Cường - Trưởng ban văn hóa xã Trung Sơn cho rằng: "Tất cả những câu chuyện huyễn hoặc liên quan đến ma Minh Tinh ở khu vực hang Trâu đều là do người dân thêu dệt nên. Tuy nhiên, việc tìm thấy chiếc sọ người là phát hiện khảo cổ học ở địa phương vốn nằm trong nền văn hóa cổ Hòa Bình. Có thể liên quan đến tục hiến tế từ hàng ngàn năm trước?                                 

Dự định xây dựng thành khu du lịch sinh thái

Ông Bạch Hùng Cường - Trưởng ban văn hóa xã Trung Sơn cho biết: Từ khi hang Trâu được xếp loại danh thắng cấp quốc gia, địa phương đã có những hành lang thuận lợi cho các doanh nghiệp vào khai thác tiềm năng du lịch sinh thái. Có nhà đầu tư đã dự định đắp đập để lấy nước từ trong lòng núi làm thành hồ ngay khu vực phía trước hang Trâu, rồi mở một con đường từ đây ra thẳng đường quốc lộ, hay đánh mìn làm cho miệng hang rộng ra... Tuy nhiên, do địa bàn tương đối khó khăn nên các doanh nghiệp hầu như chưa dám mạnh dạn đầu tư. 

Thế Hoàng

(Còn nữa)

Lý giải tâm lý 'man rợ' trong lễ hiến tế

Thứ 2, 18/03/2013 | 20:11
Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến ý kiến cho rằng nên dẹp bỏ những lễ hội có hình ảnh như "chém lợn tế thần", "phóng lao giết trâu"... Vấn đề này đang tạo ra những cái nhìn trái chiều về lễ hội truyền thống.

Hủ tục man rợ: Giết trẻ da đen bạch tạng để hiến tế

Thứ 4, 20/02/2013 | 08:39
Những kẻ săn lùng phần cơ thể người bạch tạng để phục vụ cho các nghi lễ phù thủy đã chặt đứt bàn tay của một bé trai 7 tuổi ở Tanzania và đây là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ tấn công đẫm máu.

Phong tục lạ: Chồng chết phải cắt 'cái ấy' đeo lên cổ

Thứ 7, 06/04/2013 | 09:06
Những phong tục sex lạ lùng khiến bạn phải "nổi gai ốc".

Chuyện chưa từng biết về tướng cướp Hiền “bạc”

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
Những tưởng trong thế giới của tội ác, tình cảm phải là một thứ gì đó xa xỉ và hiếm ngặp. Tuy nhiên, dù bận trăm mối suy tính trong cuộc chiến để ngự trị và tồn tại, Hiền “bạc” vẫn có thời gian để hướng về một bóng hồng miền sơn cước.