Vai trò 'đạo diễn' của Mỹ trong cuộc đảo chính đẫm máu tại Chile

Vai trò 'đạo diễn' của Mỹ trong cuộc đảo chính đẫm máu tại Chile

Thứ 2, 14/01/2013 | 08:59
0
40 năm sau khi cuộc đảo chính đẫm máu tại Chile nổ ra (1973), những tài liệu mới nhất được công bố cho thấy, Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong sự kiện mở đầu chuỗi 16 năm chế độ độc tài Pinochet tại quốc gia Nam Mỹ này.

Sự can thiệp dẫn đến cái chết của vị Tổng thống dân cử

Ngày 11/9/1973, Tổng thống dân cử Allende của Cộng hòa Chile đã bị lật đổ bởi cuộc đảo chính quân sự do Tham mưu trưởng quân đội, tướng Augusto Pinoche cầm đầu. Ông Allende, một người mang tư tưởng Marxist đã tự sát ngay trong dinh tổng thống La Moneda trước cuộc tấn công trực diện của nhóm binh lính hải quân và không quân nước này. Tướng Pinochet lên nắm chính quyền, mở ra một trang sử đau thương kéo dài suốt 16 năm cho đất nước Chile.

Ngay từ khi mới xảy ra, dấu ấn của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) trong vụ đảo chính đã rất rõ nét. Tuy nhiên, chính quyền độc tài của Pinoche và các đời chính phủ Mỹ đã che đậy sự dính líu của CIA trong suốt nhiều năm qua. Ngay cả khi nhà độc tài Pinochet bị hạ bệ và bị đem ra xét xử, phía Mỹ vẫn một mực từ chối vai trò của mình trong sự kiện đau thương ấy. Phải nhờ đến Luật Tự do thông tin, những trang hồ sơ mật liên quan mới được giải mật, giúp phơi bày sự thật bị che dấu suốt 40 năm qua.

Tiêu điểm - Vai trò 'đạo diễn' của Mỹ trong cuộc đảo chính đẫm máu tại Chile

Lật đổ Tổng thống Allende (phải), tướng Pinochet (trái) thiết lập nền độc tài tại Chile

Ngày 4/9/1970, nghị sĩ Salvador Allende Gossens của đảng Xã hội đắc cử tổng thống Chile. Ông thực hiện chủ trương đoàn kết quốc tế về mặt ngoại giao, quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp, nhất là các mỏ đồng đỏ, hạn chế thành phần tư hữu khiến Chile lâm vào tình trạng khủng hoảng. Đầu tư giảm sút, thất nghiệp tăng, sản xuất đình trệ, lạm phát phi mã đưa đến nhiều cuộc đình công của công nhân, giáo chức, sinh viên và thương gia. Xã hội Chile tiềm ẩn nhiều bất ổn, sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào.

Trong khi đó, bất bình với việc Chile quốc hữu hóa nhiều công ty đa quốc gia, trong đó có nhiều công ty Mỹ, Chính phủ Hoa Kỳ đã gây nhiều áp lực, cô lập Chile trên trường quốc tế. Về chính trị, việc tổng thống Allende là một người Marxist, có tư tưởng xã hội cũng khiến Mỹ không hài lòng. Washington liên tiếp bật đèn xanh cho các âm mưu đảo chính nhằm lật đổ tổng thống Allende. Cục tình báo trung ương Mỹ ráo riết thực hiện nhiều chiến dịch hạ thấp uy tín của Chính phủ và bản thân Tổng thống Allende. Nhiều tờ báo lớn đã nhận tiền của CIA để bôi nhọ Tổng thống, kích động tâm lý bất mãn với Chính phủ của dân chúng Chile, hô hào việc cần phải thiết lập lại trật tự

Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã ra lệnh cho CIA bằng mọi cách phải tìm cách lật đổ Tổng thống Chile Allende. CIA cũng được toàn quyền hành động mà không cần phải tham vấn Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng hay đại sứ Hoa Kỳ tại Chile.

Ngay sau khi ông Allende lên nắm quyền (1970), CIA đã nỗ lực tìm kiếm đối tác từ phía Chile để tiến hành hoạt động lật đổ. Các điệp viên CIA đã nhiều lần tiếp xúc với nhiều lãnh đạo then chốt của quân đội và cảnh sát Chile nhằm thuyết phục họ đảo chính. Đã có tới ba nhóm đảo chính được gây dựng, với ba kịch bản khác nhau, và đều sẵn sàng hành động. Cản trở duy nhất mà cả ba nhóm phải đối mặt là vị Tổng tham mưu trưởng quân đội Chile, tướng Rene Schneider. Ông là người có quan điểm phải tuân thủ tuyệt đối hiến pháp, theo đó quân đội không được phép can thiệp vào sự cầm quyền của một Tổng thống được dân bầu như Allende.

CIA đồng ý với ba nhóm phản loạn rằng phải gạt bỏ chướng ngại vật này, và cung cấp vũ khí cho một trong ba nhóm nói trên, nhóm của tướng về hưu Roberto Viaux. Một chiến dịch lật đổ bắt đầu. Tùy viên quân sự tòa Đại sứ Mỹ được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của CIA, chịu trách nhiệm liên lạc với các tướng lĩnh cầm đầu phe đảo chính. Bốn sĩ quan CIA cao cấp được biệt phái đến Chile, liên tục truyền đạt mệnh lệnh của Nhà trắng tới các nhân vật nhạy cảm nhất trong quân đội, những người trực tiếp dính líu đến âm mưu.

Nhưng đến phút chót, tổng hành dinh CIA tại Hoa Kỳ lại nhận thấy rằng, nhóm của tướng Viaux không có nhiều cơ hội thành công, và khuyến cáo các điệp viên CIA tại Chile không dùng nhóm Viaux nữa. Ngày 18/10/1970, CIA yêu cầu nhóm Viaux dừng lại kế hoạch đảo chính nhưng đến ngày 22/10, nhóm này vẫn bắt cóc và giết hại tướng Schneider, gây chấn động toàn đất nước Chile.

Thất bại này khiến CIA phải trì hoãn các hành động của mình để tránh bại lộ vai trò. Dù vậy, công tác chuẩn bị vẫn âm thầm được tiến hành. Tháng 10/1972, giữa Chính phủ Mỹ và đám tướng lĩnh Chile đã đi đến một thỏa thuận rằng quân đội Chile sẽ tiến hành đảo chính, Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ tối đa một cách bí mật chứ không ra mặt can thiệp.

Tháng 8/1973, văn phòng CIA tại Chile bắt đầu đẩy mạnh hậu thuẫn cho cánh đối lập hầu tạo thuận lợi cho việc đưa một số tướng lĩnh quân đội vào thành phần chính phủ của tổng thống Allende. Tướng Tổng tham mưu trưởng Carlos Prats, vốn rất trung thành với hiến pháp, bị tướng Augusto Pinochet thay thế. Ngày 10/9/1973, một ngày trước vụ đảo chính, một sĩ quan Chile báo cho phía CIA rằng cuộc đảo chính đã sẵn sàng và yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ. Washington đã biết rõ ngày giờ cuộc đảo chính trước khi sự việc bắt đầu.

Khoảng 6h sáng 11/9/1973, Tổng thống Allende bị đánh thức với tin lực lượng hải quân đã quay súng chống lại ông. Dinh La Moneda đã bị binh sĩ vây chặt và bốc cháy do bị tấn công. Tổng thống Allende tuyên bố sẽ chống lại phe đảo chính cho đến lúc chết. Xe tăng của nhóm Pinochet rầm rầm kéo đến dinh trong cảnh hỗn loạn trên đường phố. Đến 11h55’, không quân Chile tuyên bố đứng về phe đảo chính bằng cách điều hai chiến đấu cơ Hawker Hunter lần lượt phóng 18 quả tên lửa vào dinh La Moneda. Người thân của ông Allende đã di tản ra ngoài trước vụ không kích để tránh đổ máu. Khoảng 13h, khi phe đảo chính đột nhập thành công vào tầng trệt, mọi sự coi như đã được an bài.

Tổng thống Allende ra lệnh cho toàn bộ những người cận vệ của mình hạ vũ khí, vẫy cờ trắng đầu hàng để bảo toàn tính mạng cho họ. Còn ông tự chọn cho mình một cái chết với phát đạn xuyên từ cằm lên đỉnh đầu. Cái kết của cuộc đảo chính đẫm máu cũng là sự khởi đầu cho một chương đen tối trong lịch sử Chile.

Tiêu điểm - Vai trò 'đạo diễn' của Mỹ trong cuộc đảo chính đẫm máu tại Chile (Hình 2).

Binh lính Chile tấn công dinh Tổng thống từ nóc nhà Bộ quốc phòng

Mỹ che đậy tội ác cho chế độ độc tài đã dựng lên ở Chile

Ba ngày sau cuộc đảo chính, tướng Pinochet có bài phát biểu trên truyền hình quốc gia. Thế giới nhanh chóng nhìn nhận ông này là lãnh đạo cuộc đảo chính nhưng phải mất vài tháng sau, Pinochet mới thực sự trở thành lãnh đạo của Chile. Quá trình thâu tóm quyền lực của ông ta được thắt chặt bằng bàn tay sắt và đến giữa năm 1974, Pinochet được phong làm Lãnh tụ tối cao của đất nước, đến cuối năm thì mới chính thức trở thành Tổng thống Chile.

Cuộc đàn áp những người đối lập của chính quyền Pinochet diễn ra tàn bạo nhất vào những năm đầu sau đảo chính. Một báo cáo năm 1996 buộc tội chính quyền này làm hơn 3.000 người chết và mất tích, riêng 6 tháng đầu tiên sau đảo chính đã là 1.000 người. Nhiều ngôi mộ tập thể chôn những người phản đối Pinochet được phát hiện. Ngoài ra, trong suốt 16 năm cầm quyền, chế độ độc tài Pinochet đã tra tấn dã man và bỏ tù gần 30.000 người, hàng chục nghìn người khác phải trốn chạy khỏi đất nước.

Những tài liệu mới giải mật đều cho thấy, Hoa Kỳ biết rõ ràng và đầy đủ về các tội ác của Pinochet trong thời gian nắm quyền. Vụ điều mật vụ theo dõi và giết hại cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội  tướng Carlos Prats và vợ ở Buenos Aires (Argentina), vụ giết hại 320 người đối lập trong vòng 19 ngày sau đảo chính, những vụ mất tích bí ẩn, những chiến dịch bắt bớ, đàn áp, tra tấn, bỏ tù không xét xử tất cả đều được báo cáo về Washington. Thế nhưng vì những quyền lợi của mình, Nhà trắng đã không hành động gì để ngăn chặn tội ác của chế độ độc tài do chính họ dựng lên.

Năm 1988, trong một cuộc trưng cầu dân ý, cử tri Chile đã bác bỏ hiến pháp cho phép Pinochet tiếp tục nắm quyền. Tháng 12/1989, ứng cử viên Patricio Aylwin của liên danh đảng Dân chủ Thiên Chúa cùng 17 đảng phái khác được bầu làm Tổng thống Chile, chấm dứt 16 năm chế độ độc tài đen tối của chính quyền quân sự do Pinochet đứng đầu.

Sau khi bị bắt tại London (Anh) khi sang đây chữa bệnh, theo yêu cầu của chính phủ Tây Ban Nha với tội danh tra tấn, nhà cựu độc tài Pinochet đã phải đối mặt với nhiều phiên tòa về những tội ác mà mình đã gây ra. Tuy nhiên, hầu hết các phiên tòa này đều bị hoãn do tình trạng sức khỏe yếu của bị cáo. Những ngày cuối đời, Pinochet bị quản thúc tại gia ở Chile, và chết trong bệnh viện vào ngày 10/12/2006.        

Thanh Tùng

Thiếu phụ Bắc Ấn tiếp tục bị cưỡng hiếp tập thể

Chủ nhật, 13/01/2013 | 18:33
AFP dẫn lời cảnh sát địa phương cho hay biết tối 11/1, một tài xế xe bus và 5 người đàn ông khác đã lùa một thiếu phụ lên xe, cưỡng hiếp và vứt lại vệ đường.

Thêm scandal cam bẩn, socola có giòi ở Trung Quốc

Chủ nhật, 13/01/2013 | 08:42
Hết chuyện món súp nhà giàu làm từ sụn vi cá mập thực ra chứa toàn hóa chất độc hại, người dân lại phát hiện thêm 2 scandal thực phẩm bẩn khác.

Ảnh đẹp quân sự trong tuần

Chủ nhật, 13/01/2013 | 08:35
Hải quân Nga tiếp nhận siêu tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgoruky, tàu ngầm Israel bơi vào thành phố và tiêm kích MiG-31 cất cánh trên nền trời rực lửa... là những hình ảnh quân sự ấn tượng trong tuần từ 6 - 13/1.

Xe tăng 'bí ẩn' của Trung Quốc xuất hiện

Thứ 7, 12/01/2013 | 14:43
Các trang mạng quân sự Trung Quốc vừa đăng tải hình ảnh mới của loại xe tăng bí ẩn của Trung Quốc.

Trung Quốc: Lạ lùng quy định cấm quan chức nói dài

Thứ 7, 12/01/2013 | 11:23
Theo quy định mới của chính quyền tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, bí thư tỉnh ủy của tỉnh này sẽ phải giới hạn các báo cáo trong phạm vi 1.500 từ nếu báo cáo bằng văn bản. Đối với các bài phát biểu miệng được phát sóng, thời lượng không quá 3 phút.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nơi đáng sợ nhất hành tinh, hơn cả tam giác quỷ Bermuda

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:01
Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào,  Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda. 

45 người thiệt mạng trong vụ xe buýt lao xuống khe núi ở Nam Phi

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:36
Vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng khiến 45/46 người thiệt mạng tại Nam Phi. Người sống sót duy nhất là một đứa trẻ 8 tuổi.

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.