Phụ nữ Khùa cứ sinh con là phải... vào rừng

Phụ nữ Khùa cứ sinh con là phải... vào rừng

Thứ 2, 20/05/2013 | 20:50
0
Một dân tộc nằm phía Tây tỉnh Quảng Bình quan niệm, việc sinh nở của người phụ nữ là sự “dơ bẩn” nhất. Do vậy, những người phụ nữ sắp đến ngày vượt cạn phải ở trong một nhà lán tạm bợ, sau khi sinh xong hai mẹ con phải nằm đó thời gian ngắn rồi mới được lên nhà sàn.

Lạ lùng … sinh con phải nằm nhà lán

Đường 12 lên cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) lượn theo những dãy núi đá vôi cao vút hiểm trở. Vùng Tây Quảng Bình giáp với biên giới Lào nằm dưới dãy Giăng Màn là xứ sở của người Khùa, người Mày, người Sách, người Mã Liềng... Đó là những dân tộc thiểu số ít người nhất Việt Nam. Họ tập trung sống thành từng bản nhỏ trong các thung lũng xa xôi với nghề làm rẫy, săn thú và bắt cá.

Lấp ló dưới những căn nhà sàn nằm ven sườn núi là những ngôi lán nhỏ, lụp xụp được làm bằng lá cọ, hay những tấm ni lông tạm bợ.  Thế nhưng, nhiều người miền xuôi phải ngã ngửa khi biết đó là nơi sinh sống của những người phụ nữ sắp đến ngày vượt cạn của dân tộc Khùa.

Xã hội - Phụ nữ Khùa cứ sinh con là phải... vào rừng

Đứa con của Chun mới 4 ngày tuổi vẫn phải nằm một mình khi mẹ đi giặt đồ.

Bản Ka Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Khùa, đời sống của họ còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Mặc dù mới vào đầu hè, nhưng những cơn gió Lào đã thổi rít liên tục khiến con người và cảnh vật nơi đây như mất đi sức sống. Dưới chân những ngôi nhà sàn nằm rải rác bên ngọn đồi khô khốc là những con người gầy, đen nhẻm đang đứng tránh cái nắng gay gắt.

Cạnh đó, một chiếc lán lụp xụp, chỉ rộng chừng hai mét vuông được tạo thành từ những chiếc lá cọ cũng đang rung lên từng đợt, mỗi khi có cơn gió mạnh ùa tới. Chiếc lán được dựng lên tạm bợ trên mặt đất gồ ghề, không hề có tấm vải hay vật gì được lót xuống nền đất. Lán nhỏ đến mức, muốn chui vào trong phải cúi hẳn người xuống mới có thể bước vào được.

Giữa cái nóng như thiêu ấy, một đứa bé đỏ hỏn được quấn chặt bởi chiếc áo cũ đang nằm một mình trên chiếc giường nan nhỏ (loại dùng cho một người nằm - PV). Cạnh đó một bếp lửa nghi ngút khói được đặt ngay trong chiếc lán nhỏ, bên trên là một nồi nước lớn đang sôi sùng sục. Khói và bụi bẩn hòa quyện vào nhau càng làm cho lán nhỏ lụp xụp thêm nhớp nhúa.

Xã hội - Phụ nữ Khùa cứ sinh con là phải... vào rừng (Hình 2).

Nhà lán tạm bợ, nơi ở của những người phụ nữ đến lúc vượt cạn.

Mới sinh con 4 ngày đã ra... suối tắm

Những người dân đứng gần đó cho biết, đó là bé trai mới sinh được bốn ngày tuổi, cách đó ít phút người mẹ xuống suối tắm giặt, nên đứa trẻ phải nằm một mình trong cái lán nhỏ.

Mặc cho đứa trẻ khóc thét vì đói và sặc sụa do những đám khói từ bếp lửa gần đó, nhưng những người dân nơi đây vẫn tỏ ra bình thản với sự việc xung quanh. "Nó không phải con do mình đẻ ra thì mình không ru được, phải đợi mẹ nó giặt đồ ngoài suối về thôi", bà nội đứa trẻ Hồ Nhét, 70 tuổi vừa ngậm điếu thuốc vừa bình thản nói.

Khoảng 30 phút sau, người phụ nữ ăn mặc xộc xệch từ xa bước tới, trên tay chị đang ôm đống quần áo và chiếc chiếu ướt. Nghe thấy tiếng con đang khóc, người mẹ đó vẫn bình thản với công việc của mình, khi được chúng tôi hỏi, chị nói tiếng Việt với giọng lớ lớ: "Mình mới sinh con được bốn ngày, nên người bẩn lắm, phải ra suối tắm cho sạch. Quần áo mẹ con cũng bẩn hết rồi nên phải đi giặt chứ nếu không ngày mai lấy cái chi để thay cho hai mẹ con".

Vừa nói Hồ Thị Chun (18 tuổi) vừa dùng sức mạnh của mình để vắt cạn nước đang chảy ròng ròng trên những bộ quần áo mà mình vừa giặt rồi vắt ngang trên những cành cây gần đó để phơi. Thậm chí, chiếc lán nhỏ mà hai mẹ con chị đang ở được xem là nơi phơi quần áo lý tưởng hơn cả vì được mặt trời chiếu thẳng vào.

Chun thật thà cho biết, đây là đứa con thứ ba của mình, hai lần sinh trước người phụ nữ này cũng phải ở một mình trong nhà lán như vậy. Vị trưởng bản tên Thiêm cho biết, hôm Chun sinh con, suýt nữa hai mẹ con bị mất mạng vì đứa trẻ “mắc kẹt” không chui ra được. Sau hai ngày vật vã với những cơn đau trong nhà lán nhỏ, Chun may mắn được ông đi gọi thầy thuốc trên xã về.

"Nó đau quằn quại, mặt tái mét cắt không còn giọt máu thế nhưng chồng và mẹ chồng chỉ biết đứng nhìn chứ không làm gì cả. May mà tôi phát hiện kịp thời, nếu không hôm đó không biết chuyện gì đã xảy ra", trưởng bản nói.

Dù phải trải qua cơn đau đớn, bị mất nhiều máu và tổn hao sức khỏe, nhưng điều kỳ lạ là ngay trong ngày hôm sau, Chun đã ra khe suối gần đó để tắm giặt bình thường.

"Ở đây ai cũng làm như vậy cả, tôi sinh tám người con thì tất cả đều làm như vậy mà đến bây giờ có người có bị sao đâu, kiêng cữ trong nhà như người miền xuôi thì lấy gì mà ăn. Từ bao đời nay, đồng bào chúng tôi đã làm như vậy rồi", bà Hồ Nhét nói với giọng tự hào khi kể về tập tục khác thường của đồng bào mình.

Xã hội - Phụ nữ Khùa cứ sinh con là phải... vào rừng (Hình 3).

"Đẻ đứa nào tôi cũng phải nằm nhà lán, mà tám đứa rồi có sao đâu", bà Nhét nói.

Bí quyết về phương thuốc có tên “cây cỏ máu”

Chia sẻ về bí quyết giúp những bà mẹ sau khi sinh nở có thể vô tư "đùa giỡn" với nước bà Nhét nói, khi sinh xong người phụ nữ dân tộc Khùa được người nhà nấu cho nồi nước mà họ xem là "thần dược" để giúp người phụ nữ lấy lại sức khỏe sau lần vượt cạn đau đớn. Bà Nhét không hề giấu giếm tên vị thuốc quý đó chính là cây cỏ máu.

"Cây cỏ máu sau khi tìm trên rừng về sẽ được phơi khô, đẽo nhỏ thành dăm bào rồi bỏ vào nồi nước với lượng vừa đủ. Nấu một nồi nước từ cây cỏ máu sẽ uống được nhiều ngày liền vì nó có đặc điểm là không bao giờ thiu. Uống nước đó sẽ giúp người phụ nữ bổ máu, an thần, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc", bà Nhét cho hay. Đó là vị thuốc truyền đời được đồng bào nơi đây quý trọng, xem nó như bảo vật.

Thế nhưng, từ thực tế đang diễn ra nơi đây đã thể hiện rõ những nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh tục này. Mọi sinh hoạt của hai mẹ con chỉ bó gọn trong nhà lán nhỏ, nhớp nhúa. Trời lạnh, họ phải cắn răng chịu đựng những trận rét thấu xương, trời mưa họ lại phải chống chọi với muỗi và côn trùng vì sống ở nơi ẩm thấp, còn mùa hè mẹ con lại phải chịu đựng cái nóng khô người của những cơn gió Lào.

Đứa con của Chun chỉ nặng gần 2kg, được quấn chặt trong chiếc chăn cũ, nằm trên chiếc chõng tre nhỏ, ruồi và bụi bẩn bám đầy mặt đứa trẻ. Dù mới sinh mấy ngày nhưng làn da của em đã đỏ ửng khắp người vì phải tiếp xúc với bụi bẩn của bếp lửa cạnh đó. Không những vậy, đứa trẻ còn bị ruồi nhặng và một số côn trùng nhỏ thỉnh thoảng  "đến thăm viếng".

Ngoài việc phải sinh hoạt riêng biệt trong nhà lán nhỏ, những người phụ nữ sau kỳ sinh nở phải tự nấu ăn cho mình. Một cái bếp tạm bợ được người nhà dựng lên trước nhà lán để thuận tiện cho việc người phụ nữ tự phục vụ mình.

Những chiếc nồi nhỏ, đủ nấu thức ăn cho hai người nằm lăn lóc dưới đất. Hình ảnh chó, mèo mò đến liếm xung quanh nồi và ruồi nhặng bu đầy thức ăn có lẽ đã trở nên quá đỗi quen thuộc với đồng bào nên họ vẫn bình thản mà không hề có phản ứng gì. Sau khi rửa sơ qua những chiếc nồi đó, chị Chun lại lọ cọ nấu bữa trưa cho mình. Bữa cơm hôm đó của chị chẳng có món gì đặc biệt ngoài nồi cơm và mấy con cá suối phơi khô nấu với cà xanh.

Việc thay đổi một phong tục tồn lại hàng trăm năm là điều khó thực hiện, thế nhưng chính phong tục đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ và đứa trẻ sơ sinh. Do vậy, việc thay đổi tập tục đó thiết nghĩ là việc làm cần thiết mà chính quyền nên xem xét.    

Luật bất thành văn

Ông Hồ Văn Triêm, trưởng thôn Ka Ai cho biết, đây là tục có từ thời xa xưa của đồng bào người Khùa. Sau khi sinh xong khoảng một tuần người mẹ mới được đưa con lên nhà sàn ở cùng với gia đình mình. Ông lý giải: "Việc người phụ nữ đến thời kỳ sinh đẻ phải nằm riêng như vậy để ngôi nhà chính của họ không bị "dơ bẩn". Đến nay nó đã trở thành một quy tắc luật bất thành văn mà những người phụ nữ nơi đây phải âm thầm thực hiện".

Thanh Tân - Loan Nguyễn

Tăng tuổi làm trẻ em, thêm nhiều hệ lụy xấu

Thứ 2, 13/05/2013 | 14:46
Đề xuất tăng tuổi làm trẻ em lên dưới 18 tuổi đang khiến nhiều người lo ngại về những hệ lụy pháp lý liên quan.

Hủ tục 'phơi nắng' người chết cả tuần rồi mới chôn cất

Thứ 6, 15/03/2013 | 15:34
Các cụ cao niên bản Lung Tang cũng chẳng ai biết, hủ tục đưa người chết ra "phơi nắng" bắt nguồn từ khi nào, do ai khởi xướng, nhưng đến nay vẫn là nỗi ám ảnh cho những ai "lần đầu nghe thấy".

Những hủ tục ma chay 'rợn tóc gáy' chỉ có ở Việt Nam

Thứ 5, 21/02/2013 | 10:24
Đó là những hủ tục lạ lùng của người Việt trong chuyện ma chay, ví như tục đút cơm cho xác chết và đem tử thi ra "ngắm" mặt trời...

Tục bú vú cứu trẻ thoát khỏi hủ tục chôn con theo mẹ

Thứ 2, 14/01/2013 | 09:11
Đã nhiều năm trôi qua, dù chỉ biết hủ tục "dọ-tơm-amí" tàn độc qua lời kể của ông bà và những người già nhưng mỗi khi nhớ lại chúng tôi vẫn cảm thấy ớn lạnh, xót xa. Người già ở Đắk-Rơ-Wa (Gia Lai) đã bật mí một luật tục, trong quá trình vượt cạn, nếu người mẹ chẳng may qua đời, đứa trẻ mới sinh sẽ khó tránh khỏi phán quyết "dọ-tơm-amí". Nghĩa là với phán quyết ấy, đứa trẻ đáng thương sẽ bị chôn sống theo mẹ.

Khủng khiếp hủ tục “Giết người vì danh dự”

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Giết người danh dự (honour killing) là thuật ngữ chỉ giết người vì danh dự của gia đình thường là gia đình của chính nạn nhân hay giết người theo phong tục. Nạn nhân da số là phụ nữ và hung thủ chính là người thân của họ. Đó có thể là cha ruột, anh em trai hay thậm chí anh em rể.

Bùa yêu là hủ tục của người dân vùng cao

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
TS Ngô Thanh Hồi, giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết: “Tôi chưa từng nghe đến loại bùa yêu nào như một số thông tin đã nêu. Tuy nhiên, người dân cũng cần phải cẩn trọng. Đừng nên vì những tin đồn nhảm nhí mà ảnh hưởng đến cuộc sống”.