Hết làm bùa trấn yểm, 'số phận' hòn đá lạ sẽ về đâu?

Hết làm bùa trấn yểm, 'số phận' hòn đá lạ sẽ về đâu?

Thứ 5, 16/05/2013 | 09:21
0
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa có công văn yêu cầu tỉnh Phú Thọ chuyển hòn đá lạ ra khỏi đền Hùng, vì nó không có trong danh mục hiện vật của đền.

Hòn đá “phá yểm” khiến không ít người bức xúc

Hòn đá lạ, có chức năng trấn yểm, hoá giải tai ương, cầu may cho cả dân tộc, đang gây xôn xao dư luận trong suốt thời gian qua.

Liên quan đến hòn đá lạ mang nhiều hình vẽ và ký tự khó hiểu đang được đặt tại đền Thượng, PV báo Người đưa tin đã trao đổi với nhà Sử học Dương Trung Quốc. Được biết, trong thời gian trùng tu, tôn tạo khu di tích lịch sử đền Hùng vào năm 2008 - 2009, ông Dương Trung Quốc là một thành viên trong hội đồng di sản, giám sát công tác trùng tu, tôn tạo di tích.

> ‘Tác giả vẽ trên hòn đá lạ không được đào tạo bài bản’

Xã hội - Hết làm bùa trấn yểm, 'số phận' hòn đá lạ sẽ về đâu?

Nhà Sử học Dương Trung Quốc.

Nhiều thắc mắc của chúng tôi đặt ra về hòn đá lạ, được ông Dương Trung Quốc thẳng thắn chia sẻ

Đền Hùng vốn dĩ là vùng đất rất linh thiêng, không cần phải yểm. Trên hòn đá có cả chữ Phạn và chữ Hán cổ mà người ta nói mang ý nghĩa quốc thái dân an. Nhưng trong hồ sơ tôn tạo tu bổ đền Thượng không có cái đó - giám đốc BQL Khu di tích lịch sử Đền Hùng Nguyễn Xuân Các

“Đền Hùng là một di tích lịch sử đặc biệt vì vậy không thể làm một cách cảm tính được" - nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh. Khi được hỏi về ý nghĩa của hòn đá lạ với chức năng phá yểm, hoá giải tai phù, tích tụ khí thiêng, cầu may cho dân tộc, nhà sử học Dương Trung Quốc đưa ra quan điểm: "Phong thuỷ, trấn yểm vốn dĩ đã rất mơ hồ. Công tác này được tiến hành tại một nơi trang nghiêm bậc nhất của dân tộc cần phải thận trọng. Nếu làm, phải làm rõ được lý do, cần nhiều chuyên gia nghiên cứu kỹ, không nên vội vàng. Đối với những người chủ ý đưa hòn đá này vào đặt tại đền thượng, có thể tâm họ sáng, nhưng đây là việc làm không đúng chỗ".

Đồng quan điểm với ông Dương Trung Quốc, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá khi được hỏi cũng cho rằng, nếu cần thiết làm công tác tâm linh cho Đền Hùng thì nên tiến hành thảo luận, trao đổi, để nhất trí phương án. Nhưng phải thận trọng, đúng cách. Còn việc xử lý hòn đá lạ, trước mắt nên đưa ra khỏi di tích, dù nó mang ý nghĩa tốt đi nữa nhưng rõ ràng việc làm này trái luật. Mọi vấn đề cần phải tuân thủ theo luật pháp, không thể tùy tiện theo ý mình. "Rõ ràng việc đặt hòn đá dù mục đích rất tốt đi chăng nữa nhưng đó là việc làm không đúng quy định. Đã không đúng thì nên mang ra ngoài đừng để nó tạo tiền lệ xấu ảnh hưởng đến công tác quản lý khu di tích lịch sử mang tầm quốc tế của nước ta" - một Đại biểu Quốc hội cho biết.     

Xã hội - Hết làm bùa trấn yểm, 'số phận' hòn đá lạ sẽ về đâu? (Hình 2).

Hòn đá không có trong hồ sơ di sản nhưng ngang nhiên đặt ở Đền Thượng.

Hòn đá lạ sẽ được di dời khỏi đền Hùng

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa có công văn yêu cầu tỉnh Phú Thọ chuyển hòn đá lạ ra khỏi đền Hùng

Trước đó cuối tháng 4, tỉnh Phú Thọ có công văn gửi lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, xin ý kiến về hòn đá lạ tại khu di tích đền Hùng.

Hôm 14/5, thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên có công văn trả lời, nêu rõ, viên đá không có trong danh mục hiện vật và nội dung tu bổ đền Thượng đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phê duyệt.

Căn cứ vào Luật di sản văn hóa, Bộ Văn hóa đề nghị tỉnh Phú Thọ chỉ đạo cơ quan chức năng đưa hòn đá ra khỏi đền Hùng.

Về thông tin Phú Thọ sẽ tổ chức hội thảo, mời các nhà khoa học tham gia thảo luận về hòn đá, Cục Di sản đã yêu cầu phía địa phương báo cáo cụ thể về trường hợp hòn đá này.

Việc hòn đá lạ có ký tự cổ cùng dấu ấn vuông và họa tiết phức tạp khó hiểu được đặt ở đền Thượng (nằm trong khu di tích đến Hùng), khiến dư luận băn khoăn. 

Một số chuyên gia cho rằng, hình thức bên ngoài cho thấy hòn đá là đạo bùa cát, cầu giải tai ương, thỉnh cầu phúc đức.

Hiến tặng cũng phải biết cách

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, việc để hòn đá lạ tại đền Thượng là một trong rất nhiều sai phạm của công tác quản lý di tích lịch sử hiện nay. Trong điều kiện kinh tế phát triển, nhiều người có lòng tốt, muốn cung tiến cho đình, đền, chùa và nhiều di tích khác nữa những hiện vật có giá trị và kèm theo ý nghĩa tốt. Nhưng việc cung tiến không đúng cách, một mặt vì đa số người dân không hiểu. Sự cung tiến thành tâm của nhiều người  vô tình làm ảnh hưởng đến giá trị lịch sử văn hoá, phá hoại cảnh quan và ý nghĩa của nhiều khu di tích lịch sử văn hoá. Mặt khác, cơ quan quản lý làm việc chưa hoàn thành trách nhiệm. Từ vụ việc về hòn đá lạ của Đền Hùng, những nhà quản lý di tích lịch sử văn hoá cần rút ra bài học kinh nghiệm. 

Phú Sang - Như Hải

Giải mã 6 câu hỏi lớn về 'hòn đá lạ' ở Đền Hùng

Thứ 2, 06/05/2013 | 09:07
Ngay khi có thông tin về "hòn đá lạ" ở đền Hùng, thì câu hỏi quan trọng nhất là hòn đá có tác dụng tốt, hay xấu?

Vụ 'hòn đá lạ' : Đi tìm nguyên lý bùa chú và trấn yểm

Thứ 6, 03/05/2013 | 11:57
Hòn đá, con dao,... thậm chí chỉ bằng một tờ giấy, giới "cao tay ấn" sẽ "hô phong hoán vũ" thay đổi số phận một con người hay cả gia đình. Lợi dụng “sức mạnh tâm linh” không tưởng này, có người đã bỏ qua ranh giới của pháp luật, xã hội cho mình cái quyền “trấn yểm” để... quốc gia được hưng thịnh, tốt đẹp, hay thực chất là vì mục đích cá nhân?

‘Tác giả vẽ trên hòn đá lạ không được đào tạo bài bản’

Thứ 5, 18/04/2013 | 21:47
‘Tôi đọc báo nghe nói chính quyền và người dân tỉnh Phú Thọ cho rằng, từ khi đặt hòn đá ở Đền Hùng, mọi công việc diễn ra rất tốt đẹp, suôn sẻ. Tôi cho rằng đó là sản phẩm của trí tưởng tượng hài hước’, tiến sỹ triết học Nguyễn Văn Vịnh.

Nhiều nghi vấn quanh 'hòn đá lạ' phá yểm (Kỳ cuối)

Thứ 5, 25/04/2013 | 14:23
Những giải thích của người trong cuộc liên quan đến hòn đá lạ, có chức năng trấn yểm, hoá giải tai ương, cầu may cho cả dân tộc thực sự chưa đủ thuyết phục.