Những quả bom nổ chậm dưới lòng đại dương

Những quả bom nổ chậm dưới lòng đại dương

Thứ 5, 06/06/2013 | 14:46
0
Dưới đáy biển Baltic nói riêng và các vùng biển khác sau Chiến tranh thế giới lần thứ II nói chung, một lượng vũ khí hóa học vẫn còn chất đống, tạo thành một bãi rác hóa học khổng lồ.

Biển baltic đang là quả bom nổ chậm?

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, hàng tấn vũ khí hóa học bị thả rơi xuống đáy đại dương và "nằm im" từ đó đến nay. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, những thùng chứa số hóa chất đó cũng bắt đầu gỉ sét do thời gian và sự ăn mòn của nước biển.

Các nhà khoa học tính toán, trong khoảng 70 năm tới, những hóa chất cực kỳ độc hại sẽ rò ra khỏi thùng chứa và đến một thời điểm nào đó, chúng sẽ tuôn ra lòng đại dương và chỉ cần 16% trong số đó cũng đủ để tiêu diệt toàn bộ sự sống ở biển Baltic.

Cách đây hơn 10 năm, nhà khoa học Nga Aleksander Korotenko đã từng dự đoán rằng, từ năm 2020 đến 2060, các hóa chất độc hại nhất sẽ làm cả vùng biển bị ô nhiễm và con người không tránh khỏi một "đại dịch" mới, tác động trực tiếp đến đời sống.

Chuyên gia viện Hải dương học tại thành phố Sopot (Ba Lan) đồng thời là điều phối viên cho dự án Nghiên cứu và xử lý vũ khí hóa học Chemsea (dự án xuyên quốc gia) cho biết: "Một phần vũ khí hóa học "im lìm" trong lòng đại dương đó sẽ tuôn chảy ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng, biến biển trở thành một "hồ hóa chất" thực sự. Dạng ô nhiễm mới đó hoàn toàn có thể xảy ra".

Tiêu điểm - Những quả bom nổ chậm dưới lòng đại dương

Đống bom được vớt lên từ biển Baltic.

Theo các nhà khoa học thuộc dự án Chemsea, khí mù tạt từ trong các thùng hóa chất không thể thoát ra ngoài dưới dạng khí khi ở đáy biển nên sẽ biến thành khối nhầy nhớt, có thể trôi dạt quanh biển suốt nhiều năm mà không bị bay hơi. Sự trôi dạt này khiến môi trường biển bị nhiễm độc và có khả năng gây nhiều hậu quả hết sức kinh khủng.

Trường hợp khí mù tạt trôi trên biển đã từng xảy ra sau thập niên 50 của thế kỷ trước. Những du khách nghỉ mát ở vùng biển thuộc Cộng hòa Dân chủ Đức GDR và Ba Lan đã báo cáo về trường hợp khí mù tạt bốc cháy. Có tổng cộng 24 sự cố nghiêm trọng liên quan đến khí mù tạt trên biển, vụ cuối cùng xảy ra vào năm 1997, các ngư dân vùng biển Ba Lan phát hiện ra một khối lượng lớn mù tạt mắc vào lưới kèm theo số lượng lớn cá chết.

Sự ô nhiễm này hiện đang là vấn đề đau đầu của các nhà khoa học, buộc họ phải tìm ra một giải pháp thích hợp, ngăn chặn và xử lý các hóa chất đang và sẽ rò rỉ ra biển, gây hại cho môi trường.

Tiêu điểm - Những quả bom nổ chậm dưới lòng đại dương (Hình 2).

Thùng thép chứa khí mù tạt bị rò rỉ ở vùng biển ngoài khơi nước Mỹ.

Nỗi lo về một thảm họa

Thế nhưng, các nhà khoa học cho biết, mối nguy hiểm lớn hơn lại nằm ở các công trình dưới đáy biển. Quá trình xây dựng và vận hành các công trình này có thể dẫn tới thảm họa nếu như một lượng lớn những quả đạn pháo bị tổn hại. Điển hình nhất là đường ống dẫn khí đốt Northstream chạy từ Nga đến Đức qua biển Baltic.

Không chỉ vậy, đáy biển sâu đang ngày càng bị xới tung bởi nhiều dự án xây dựng như hệ thống đường dây cáp, các trại gió và đường ống dẫn khí đốt. Bởi vậy, việc thiết lập thủ tục pháp lý cho vấn đề khai thác, xây dựng và khoan sâu trong các vùng nguy hiểm cần được nhanh chóng thông qua.

Theo thông tin từ OSPAR - thỏa thuận hợp tác giữa các quốc gia vùng Bắc Hải, những thùng thép đựng vũ khí hóa học đang bị nước biển ăn mòn tại 31 địa điểm ở Bắc Hải và Đại Tây Dương gần đó. Ngoài ra, còn có 120 vùng đáy biển gánh chịu các loại vũ khí thông thường chứa các kim loại nặng cũng như các chất nguy hiểm khác, trong đó 64 "hố rác hóa học" nằm ở ngoài khơi nước Pháp.

Helcom Muni, nhóm chuyên gia đặc trách về vũ khí hóa học vứt bỏ xuống biển, cho biết sẽ công bố báo cáo chi tiết trong năm nay. Nhưng các chuyên gia quân sự giỏi nhất cũng không thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra khi các tác nhân hóa học nhanh chóng thoát khỏi những thùng chứa bị ăn mòn.

Một trong những nơi có nhiều vũ khí hóa học bị vứt xuống nhiều nhất là vùng biển Baltic. Giờ đây, biển Baltic đã trở thành bãi rác chôn vùi nhiều loại vũ khí thông thường như đạn pháo, bom, ngư lôi...

Một giả thuyết do các nhà khoa học đặt ra là nếu số pháo này phát nổ thì chúng sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền, gây kinh hoàng cho vùng bờ biển và mức độ tác động có thể so sánh với thảm họa Chernobyl tại Liên Xô (cũ) vào những năm 80 của thế kỷ trước. Tại nhiều vùng biển khác quanh châu Âu, số vũ khí hóa học bị vứt bỏ nhiều vô kể, không ai biết chính xác số lượng. Có người cho rằng, ít nhất 40.000 tấn vũ khí, trong đó ít nhất 13.000 tấn là chất độc hóa học. Con số này quá lớn, đủ để giết chết sự sống trong vùng biển Baltic trong vòng 100 năm.

Theo ước tính, gần quần đảo Wadden, sau thế chiến thứ II, hơn 1,5 triệu tấn đạn pháo bị vứt bỏ, 90 tấn trong số đó là vũ khí hóa học. Ở Skagerrak - nhánh của Bắc Hải, giữa Na Uy và bán đảo Jutland của Đan Mạch, quân đội đồng minh đã từng đánh chìm ít nhất 45 chiếc tàu chở vũ khí hóa học. Ở Địa Trung Hải, sự tập trung lượng "rác hóa học" độc hại được tìm thấy gần thành phố Bari của Italia.

Từ sau năm 1945, người ta ghi nhận có 232 sự cố xảy ra tại thành phố Bari do rác hóa học, trong đó chủ yếu là khí mù tạt. Đây là một trong những hố rác vũ khí hóa học lớn nhất ở Bắc Hải nằm ở ngoài khơi nước Bỉ, không xa biên giới với Hà Lan.

Tiêu điểm - Những quả bom nổ chậm dưới lòng đại dương (Hình 3).

Những thùng chứa vũ khí hóa học trong một chiếc tàu bị gỉ sét dưới đáy biển Baltic.

Những “nghĩa trang vũ khí” dưới lòng đại dương

Sau khi Chiến tranh thế giới lần II kết thúc và theo đề nghị của các nhà khoa học, quân đội đồng minh đã tiến hành chôn vũ khí hóa học ở Đại Tây Dương, cách quần đảo Faroe khoảng 200 hải lý. Hiện nay, Nga tuyên bố vũ khí hóa học được chôn rải rác khắp vùng biển Baltic sẽ đặt ra nguy cơ ít hơn những thùng chứa đầy các hóa chất độc hại của quân đội đồng minh chôn tập trung một chỗ.

Cuộc khảo sát các mẫu đất đáy biển xung quanh biển Baltic cũng cho thấy đất đã bị nhiễm chất độc sarin. Nguy hiểm nhất là "nghĩa trang vũ khí hóa học" ở đảo Bornholm, nơi tìm thấy 5 chiếc tàu chở vũ khí hóa học đã hoàn toàn han gỉ ở độ sâu 92m. Một trong những yếu tố nguy hiểm nhất là vùng nước quanh đảo Bornholm đặc biệt có rất nhiều cá và là ngư trường chính của ngư dân Đan Mạch, Thụy Điển và các quốc gia phía đông Baltic.

Cách đây vài năm, chính quyền Lithuania kêu gọi các tổ chức quốc tế giúp đỡ tiến hành cuộc nghiên cứu toàn diện về "nghĩa trang vũ khí hóa học" nhưng dường như không chính phủ nào có hành động cụ thể gì. Hai chiếc tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Stockman" và "bác sĩ Liubecki" cũng tiến hành khảo sát những vùng nước vịnh Gdansk ở Ba Lan và vùng Kaliningrad.

Mặc dù Liên Xô cũ không chính thức chôn vũ khí hóa học ở những vùng này song các nhà khoa học cũng phát hiện dấu vết của hóa chất ở đó. Rất có thể, vùng biển Baltic đang ẩn chứa một lượng vũ khí hóa học lớn hơn người ta tưởng rất nhiều lần. Công việc tẩy rửa sạch vũ khí hóa học ở vùng biển Baltic đòi hỏi sự hợp tác của cộng đồng quốc tế và chương trình có tên gọi "Skagen" đã được đề xuất trong năm 2012.

Theo dự tính của các chuyên gia, công việc tẩy rửa chỉ riêng vùng nước ở vịnh Skagen sẽ ngốn từ 3 đến 5 năm và phí tổn ước khoảng 3 tỉ USD. Trong khi đó, chương trình "Skagen" hiện vẫn chưa chính thức khởi động vì phải còn chờ đợi phía Mỹ và Anh giải  mật các tài liệu về những địa điểm chôn vũ khí hóa học dưới đáy biển sâu.                    

An Mai (Theo Huffinton Post/ Dailymail)

> > Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh 

Vì sao loài người phải 'trốn chạy' khỏi Trái đất?

Thứ 6, 24/05/2013 | 15:47
Trái đất không còn an toàn cho con người tiếp tục sinh sống trong một thời gian dài. Đâu là những nguyên nhân?

Tương lai loài người sẽ biến gạo thành... máu?

Thứ 2, 08/04/2013 | 19:34
Máu nhân tạo là thứ vũ khí mà từ lâu loài người luôn ao ước có trong tay để chiến đấu với thần chết. Sau nhiều thập kỷ bế tắc với các nghiên cứu thất bại, có vẻ nỗ lực của giới khoa học đang dần được đền đáp.

Điều ít biết về thảm họa khủng khiếp trong lịch sử loài người

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
Sau 800 năm không bị đại dịch nào tấn công, dịch hạch quay trở lại châu Âu vào thế kỷ XIV gây nên thảm họa chết chóc khủng khiếp nhất lịch sử loài người.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.