Hiểm nguy Nga có thể phải đối mặt khi bán S-400 cho quốc gia láng giềng

Hiểm nguy Nga có thể phải đối mặt khi bán S-400 cho quốc gia láng giềng

Vũ Thu Hương
Thứ 5, 12/08/2021 | 12:45
0
S-400 nhiều khả năng sẽ không được bán cho Belarus vì điều này không những không có lợi mà thậm chí còn gây nguy hiểm cho Nga.

Theo Avia-pro, dù nhà lãnh đạo Belarus tuyên bố rằng hiện tại Minsk và Moscow đang đàm phán để bán các tổ hợp S-400 Triumph cho Belarus xong thực chất, khả năng đạt được một thỏa thuận như vậy là khá thấp. Việc bán tổ hợp phòng không S-400 cho Belarus không chỉ bất lợi mà còn gây nguy hiểm cho Nga.

Các chuyên gia nhận định rằng thông tin hôm 11/8 về việc Nga bán tổ hợp S-400 cho Belarus chỉ là sự ám chỉ cho việc Nga hỗ trợ những vũ khí này cho quốc gia láng giềng. Bởi đơn gian Minsk không có đủ điều kiện để mua các hệ thống phòng không và tên lửa.

“Ngay cả khi chúng ta giả định rằng Tổng thống Lukashenka sẽ vay một khoản tiền để mua S-400 thì cũng chưa rõ khoản vay này sẽ được trả bằng cách nào vì hiện nay Belarus là nước vay nợ lớn”, chuyên gia nhận định trên Avia-pro.

Trong khi đó, đối với Nga, bản thân việc bán S-400 cho Belarus thậm chí không mang lại lợi ích chiến lược nào cho nước này.

Hệ thống phòng thủ của Nga được triển khai ở khu vực Kaliningrad hoàn toàn đảm bảo an ninh cho cả biên giới Nga và Belarus vì thế nên ngay cả khi Belarus được trang bị các hệ thống phòng không S-400 cũng sẽ không thay đổi khả năng phòng thủ của Nga hay Belarus, nhà phân tích nhấn mạnh.

Ngoài ra, một thỏa thuận bán vũ khí như vậy thậm chí có thể còn tiềm ẩn một số rủi ro khi mà trước đó, phía Belarus đã từng bán các tổ hợp S-300 cho phương Tây, điều này cho phép Mỹ tiếp cận với các công nghệ quân sự của Nga và xây dựng các biện pháp chống đỡ phù hợp. Do đó, không loại trừ khả năng Lukashenka lại bắt đầu muốn ve vãn phương Tây, NATO về công nghệ S-400.

Quân sự - Hiểm nguy Nga có thể phải đối mặt khi bán S-400 cho quốc gia láng giềng

S-400 có tầm bắn tối đa 400 km

Theo DW, S-400 là một hệ thống tên lửa phòng không, có tầm bắn tối đa 400 km và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao 27 km. Vũ khí này được giới thiệu vào năm 2007. Hệ thống vũ khí này gồm trung tâm điều khiển, bệ phóng tên lửa. Nga coi hệ thống vũ khí này là một trong những yếu tố quan trọng của lực lượng phòng không và quân đội nước này. S-400 đã được triển khai tới Crimea, vùng Kaliningrad của Nga và Syria. Hệ thống phòng thủ này được điều tới Syria để giúp chính quyền ông Assad chiến đấu với khủng bố, bảo vệ lãnh thổ.

S-400 do nhà sản xuất vũ khí thuộc sở hữu nhà nước Almaz-Antey. Vũ khí được phát triển để tiêu diệt máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái. Truyền thông Nga cho rằng S-400 vượt trội so với các đối thủ do Pháp hoặc Mỹ sản xuất.

Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên trong khối NATO đã mua S-400 của Nga. Moscow chuyển giao các thành phần của tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp sự phản đối gay gắt từ Washington.

Mỹ lo ngại rằng Moscow có thể có được thông tin bí mật về máy bay quân sự mới nhất của Mỹ, F-35, nếu Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng cả S-400 và máy bay phản lực thế hệ thứ năm cùng một lúc. Mỹ đã đe dọa trừng phạt, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không thay đổi quyết định của mình.

Ấn Độ đã ký một hợp đồng trị giá 5 tỷ USD để mua S-400 của Nga và đang chờ được giao hàng. Một số quốc gia vùng Vịnh cũng bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống phòng thủ vốn được Nga coi là niềm tự hào này.

Quân sự - Hiểm nguy Nga có thể phải đối mặt khi bán S-400 cho quốc gia láng giềng (Hình 2).

Tag: Nga S-400

Video gây sốc: Tên lửa Mỹ phá huỷ S-400 của Nga trong tích tắc?

Thứ 6, 25/06/2021 | 07:31
Quân đội Mỹ vừa công bố một video gây chú ý. Theo đó, tên lửa của Mỹ đã mô phỏng tấn công và phá huỷ hoàn toàn hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Nga không chỉ có mỗi "át chủ bài" S-400, Thổ Nhĩ Kỳ còn nhớ "quả cà chua" năm ấy?

Thứ 6, 18/06/2021 | 10:00
Sự độc lập về chính sách đối ngoại có thể đã nâng cao vị thế toàn cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nước này vẫn còn điểm yếu chưa thể so được với Nga.
Cùng tác giả

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Viện trợ cho Ukraine: Mỹ có thể tạo nên thay đổi nào?

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:45
Các nhà phân tích quân sự Ukraine và châu Âu cho biết, lượng vũ khí này sẽ tăng cơ hội cho Kyiv có thể ngăn cản Nga khỏi đột phá tại miền Đông.