Hiệp hội Lương thực Việt Nam tự 'lấy đá ghè chân'

Hiệp hội Lương thực Việt Nam tự 'lấy đá ghè chân'

Thứ 2, 15/04/2013 | 16:03
0
Như thông lệ, mỗi khi các doanh nghiệp xuất khẩu gạo kêu than về giá gạo quốc tế xuống thấp, vì thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, bị cạnh tranh mạnh là lập tức giá lúa trong nước lập tức rớt thảm hại, rốt cuộc nông dân một nắng hai sương là người lãnh đủ.

Trong quý I/2013, giá gạo Việt nam trên thị trường quốc tế liên tục hạ. Và, “kịch bản” lặp lại, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cảnh báo trên báo chí: Xuất khẩu gạo còn phải đối diện nhiều khó khăn, giá có thể xuống sâu nữa do cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Ấn Độ, Thái Lan và một số nước cung cấp gạo lớn khác.

Nhưng trái ngược với nhận định của VFA, ông Nguyễn Đình Bích, một chuyên gia lúa gạo kỳ cựu nhận định: “Không có lý do nào khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam xuống thấp: thị trường thế giới nhìn chung ổn định; một số thị trường giảm nhập khẩu, một số quốc gia tăng sản lượng nhưng cán cân chung vẫn không thay đổi. Thậm chí, Trung Quốc - quốc gia trên thực tế nhập khẩu lớn nhất thế giới - dự báo năm 2013-2014 sẽ tăng khoảng 4% so với năm 2012 – 2013. Giá gạo trên thế giới đang ổn định, chỉ có ở Việt Nam rơi tự do. Vì vậy, chỉ có một lý do duy nhất, Việt Nam tự hạ giá”.

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Tiêu dùng & Dư luận - Hiệp hội Lương thực Việt Nam tự 'lấy đá ghè chân'
 
Thu mua tạm trữ chưa hợp lý: Lúa còn rớt mạnh

Theo VFA, sau 6 tuần triển khai, kể từ ngày 20/2, việc triển khai cho các doanh nghiệp (DN) thành viên thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương khoảng 2 triệu tấn lúa) đã hoàn thành. Thế nhưng chính sách này chẳng cải thiện được giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Không những thế, thời gian tới, giá lúa ở khu vực này sẽ còn giảm nữa.

Ông Nguyễn Đình Bích nhận định, thu hoạch lúa ở ĐBSCL thường diễn ra trong vòng 3 tháng. Riêng vụ Đông xuân này, cả khu vực gieo cấy 1.530.000 ha lúa nhưng tính đến 21/3, khi việc thu mua tạm trữ đã sắp kết thúc, người dân mới thu hoạch được khoảng 400.000 ha, tương đương 26% diện tích.

“Mùa vụ kéo dài, việc thu mua tạm trữ chỉ tiến hành trong thời gian ngắn, giá lúa thời gian tới sẽ còn giảm mạnh là điều đương nhiên”, ông Bích nói.

Điều nghịch lý đã xảy ra ở vụ lúa Đông xuân này, thương lái chủ yếu mua lúa IR 50404, khiến các loại lúa chất lượng cao và lúa thơm khó bán, giá cả thấp hơn so với các năm. Năm 2012 và những năm trước, các thành viên VFA liên tục cảnh báo, người nông dân trồng lúa phẩm cấp thấp nhiều, khó cạnh tranh. Nghịch lý là khi người nông dân chuyển sang trồng lúa chất lượng cao thì không bán được.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang lo ngại: "Khó khăn lắm ngành nông nghiệp An Giang mới thuyết phục nông dân trồng lúa chất lượng cao để giảm diện tích lúa IR 50404 xuống dưới 10% tổng diện tích. Nay DN thu mua IR 50404, tôi e rằng vụ hè thu tới, nông dân đua nhau trồng giống lúa này, đến khi thu hoạch lại bán không được, chưa kể dịch bệnh gây hại khôn lường”. Còn phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh này, ông Đoàn Ngọc Phả, phản ánh: Đề án xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, các loại gạo đặc sản, gạo thơm khuyến cáo nông dân trồng các loại lúa này, nhưng đến khi thu hoạch doanh nghiệp lại không mua. “Họ nói cứ nói chứ thực tế thế nào thì mặc kệ nông dân”, một người trồng lúa ở Thốt Nốt (Cần Thơ) bức xúc.

Theo ông, năng suất thấp hơn hẳn giống lúa thường, thời gian canh tác dài ngày hơn, công chăm sóc nhiều hơn… trong khi giá bán chỉ cao hơn khoảng 200 đ/kg nên vụ này, người trồng lúa chất lượng cao, lúa thơm “lãnh đủ”.

Gạo Thái Lan không thể cạnh tranh được với Việt Nam

“Nhận diện đối thủ xuất khẩu gạo của Việt Nam, chỉ nên nhìn nhận Ấn Độ và Pakistan, một phần nào đó là Myanmar (trong tương lai). Việc đưa Thái Lan vào danh sách đối thủ cạnh tranh hoặc là thiếu hiểu biết hoặc là cố tình biến họ với vị thế quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới thành “ông kẹ” để dọa nông dân”.

Các chuyên gia độc lập cho rằng, có thể VFA lo ngại Thái Lan sẽ “bung” hàng. Chính sách trợ giá lúa gạo là thế mạnh bầu cử chính của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra khi đảng của bà giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 7/2011. Bà Yingluck đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp nông dân và nhân dân lao động bị thu hút bởi chính sách hỗ trợ dân nghèo. Và chính sách này bắt đầu thực hiện từ tháng 10/2011. Nhờ chính sách này, giá lúa thu mua của Thái Lan đã tăng gần gấp đôi so với trước đó ít ngày, lên 750 – hơn 800 USD/tấn. Thái Lan đã chi tới 300 tỷ Baht từ tháng 10/2011 – 9/2012 cho chương trình này. Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan, ông Boonsong Teriyapirom, ngày 9/10/2012 đã công bố trước báo giới rằng, họ thua lỗ khoảng 80 tỷ Baht, tương đương 2,61 tỷ USD, từ chương trình can thiệp thị trường lúa gạo.

Đó là ở thời điểm tháng 10/2012, thu mua tạm trữ của Thái Lan đã đạt con số kỷ lục: 12 triệu tấn quy gạo. Sau đó, Chính phủ Thái Lan tiếp tục công bố khoản ngân sách ban đầu được thông qua là 240 tỷ Baht để can thiệp thị trường trong niên vụ 2012-2013. Còn thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy: Từ tháng 10/2011 đến trung tuần tháng 2/2013, Chính phủ Thái Lan đã mua gần 32 triệu tấn lúa, tương ứng gần 21 triệu tấn gạo. Trong khi đó, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, cũng trong thời gian đó, Chính phủ nước này đã mua được 29,65 triệu tấn lúa, tương ứng với 19,6 triệu tấn gạo. Nếu “bung” hàng, Chính phủ của bà Yingluck thừa nhận chính sách hỗ trợ lúa gạo là  sai lầm. Mà thời điểm này, khả năng trên là rất thấp.

Trường hợp họ “bung” hàng thì cũng không thể cạnh tranh với giá lúa của Việt nam. Giá gạo 5% tấm Thái Lan ở thời điểm kết thúc tháng 3 bình quân 554 USD/tấn so với 400 USD/tấn của Việt Nam, 154 USD là khoảng cách vốn đã rất an toàn trong điều kiện bình thường. Không dễ gì nhà nhập khẩu quay lưng lại với gạo Việt Nam để nhập của Thái. Hơn nữa, với giá trên, lợi nhuận của Thái Lan đã rất thấp nếu so với Việt Nam: Gạo Thái Lan là gạo có chất lượng cao nên phải canh tác bằng loại giống dài ngày, năng suất thấp, chi phí lao động vốn đã cao so với lúa thường lại càng cao hơn khi so sánh với chi phí lao động ở Việt Nam. Quan trọng nhất, chấp nhận bán giá 554 USD, Thái Lan đã lỗ rất nặng so với giá mua vào tối thiểu là 750 USD/tấn.

Chỉ còn Ấn Độ và Pakistan là hai đối thủ chính. Nhu cầu thị trường thế giới tương đối ổn định với các khách hàng tương đối định hình, giá thế giới không biến động lớn (so sánh ở gạo 5% tấm). Trong tháng 1, gạo Ấn Độ đạt 432 USD/tấn và tăng lên 445 rồi 446 tấn trong hai tháng 2 -3 và giảm nhẹ xuống 445 USD kết thúc ngày 4/4. Gạo Pakistan cũng có diễn biến tương tự, từ 423 USD lên 430 rồi 433 USD và giảm xuống 430 USD cũng trong ngày 4/4. Chỉ có gạo Việt Nam đi theo biểu đồ ngược lại: 402 – 404 – 400 – 390 USD/tấn(?!)

Thành Lân

1 tỷ người nghèo trên trái đất đói khát vì lương thực đắt đỏ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Giá các loại lương thực thiết yếu có thể tăng gấp đôi trong vòng hai thập kỷ tới do hậu quả của quá trình biến đổi khí hậu và sự gia tăng cường độ của hạn hán, lũ lụt và các trận bão.

Bất ổn giá cả lương thực thế giới

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
Năm 2008, giá cả lương thực toàn thế giới đã gia tăng với mức độ chóng mặt chưa từng có. Giá cả tiếp tục leo thang và duy trì ở mức cao cho tới giữa năm 2011, khi mà giá các mặt hàng vượt xa mức trần của năm 2008.

Warren Buffett mua công ty thực phẩm giá 28 tỷ USD

Thứ 7, 16/02/2013 | 11:08
Trong một nhận định, Heinz đã gọi đây là một thỏa thuận có tính lịch sử và lớn nhất từ trước tới nay trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Những 'chiêu' phù phép thực phẩm bẩn

Chủ nhật, 27/01/2013 | 14:10
Thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều những chiêu thức làm ăn, kinh doanh gian dối, phù phép thực phẩm để mưu lợi mà không quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng.
Cùng chuyên mục

Bình Thuận: Kiểm tra thực tế 2 dự án chậm triển khai trên địa bàn thành phố Phan Thiết

Thứ 3, 16/04/2024 | 20:05
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận vừa đi kiểm tra thực tế hiện trạng dự án Khu dịch vụ trước Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và Khu dân cư Nam Lê Duẩn.

Giá cà phê neo cao kỷ lục và những dự báo

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:31
Dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 dự kiến tiếp tục giảm so với vụ hiện tại nếu tính trạng khô nắng vẫn tiếp diễn.

Tăng chuyến bay dịp Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:32
Các chuyến bay đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao của hành khách với nhiều lựa chọn giờ bay thuận lợi, cũng như hỗ trợ công tác tổ chức sự kiện của tỉnh Điện Biên.

Bỏ cua vào hộp nhựa thả ở ngã ba sông, sau 3 tháng đã cho thu hoạch

Thứ 3, 16/04/2024 | 08:00
Khu vực người dân xã Duy Ninh chọn để nuôi cá lồng kết hợp nuôi cua thịt là đoạn ngã ba sông, giao giữa các sông: Kiến Giang, Long Đại, Nhật Lệ.

Du lịch Sầm Sơn 2024 có gì mới?

Thứ 2, 15/04/2024 | 20:00
Ngoài những sản phẩm du lịch sẵn có, năm nay Sầm Sơn chào đón dự án công viên nước Sun World Sầm Sơn đi vào hoạt động, tạo điểm nhấn mới cho thành phố du lịch này.
     
Nổi bật trong ngày

Giá xăng điều chỉnh sớm, có thể vượt 25.000 đồng/lít?

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:43
Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng.

Giá vàng 16/4: Vàng trong nước tiếp tục tăng

Thứ 3, 16/04/2024 | 09:49
Sáng 16/4, giá vàng trong nước tiếp tục tăng thêm 100 - 400 ngàn đồng/lượng so với hôm qua.

Giá cà phê neo cao kỷ lục và những dự báo

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:31
Dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 dự kiến tiếp tục giảm so với vụ hiện tại nếu tính trạng khô nắng vẫn tiếp diễn.

Bỏ cua vào hộp nhựa thả ở ngã ba sông, sau 3 tháng đã cho thu hoạch

Thứ 3, 16/04/2024 | 08:00
Khu vực người dân xã Duy Ninh chọn để nuôi cá lồng kết hợp nuôi cua thịt là đoạn ngã ba sông, giao giữa các sông: Kiến Giang, Long Đại, Nhật Lệ.

Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất khâu chuẩn bị cho việc đấu thầu vàng miếng

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:02
Có 15 đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu vàng miếng.