Hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn với công việc nội trợ

Hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn với công việc nội trợ

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 3, 18/01/2022 | 14:15
0
Nhận thức về giới đã được định hình từ khi ngồi trên ghế nhà trường và trong quá trình trưởng thành, vì vậy giáo dục có vai trò rất lớn trong vấn đề bình đẳng giới.

Vấn đề về giới là câu chuyện đã được nói đến nhiều, nhưng vẫn là vấn đề nóng cần được quan tâm khi việc thay đổi cần một quá trình. Bất bình đẳng giới đã ăn sâu vào tiềm thức và ngay bản thân người phụ nữ cũng không nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình.

Trước thực trạng đó, sáng nay (18/1), diễn đàn “Thời đại mới – bàn chuyện giới” do Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) tổ chức, nằm trong dự án "Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam" được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu thông qua Oxfam tại 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.

Diễn đàn là nơi chia sẻ góc nhìn, kinh nghiệm của mạng lưới nòng cốt 3 bên (Sinh viên - Marketers - Nhà báo), từ đó cùng đề xuất những giải pháp góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong.

Ở đây, dưới góc nhìn của các chuyên gia, đánh giá rằng 3 trụ cột giáo dục, doanh nghiệp, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao bình đẳng giới trong xã hội.

Đối thoại - Hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn với công việc nội trợ

Bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực

Vấn đề giới trong trường học

Ở giai đoạn trước kia, vấn đề giới còn tồn tại trong sách giáo khoa. Theo nghiên cứu do UNESCO thực hiện, sách giáo khoa có nội dung định kiến về giới, điều này khiến cho bất bình đẳng giới càng trở nên nặng nề.

Nội dung này thể hiện ở việc trong các bài giảng về nghề nghiệp, con trai làm kỹ sư, nhà nghiên cứu, công an, nhưng con gái sẽ làm các công việc nội trợ, công nhân, bán hàng. Chủ thể nam xuất hiện trong sách nhiều hơn là nữ, và càng lên các bậc học cao tỉ lệ xuất hiện nhân vật nữ càng thấp.

Bên cạnh đó, quy định đồng phục trong trường học cũng là vấn đề được coi chưa được thể hiện bình đẳng giới.

Việc mặc áo dài tại các trường học phổ thông cũng là một ví dụ, hay đối với một số trường học sinh nữ có số lượng đồng phục nhiều hơn học sinh nam (váy, quần, áo dài). Lý do là bởi, việc mặc áo dài trong cuộc sống thường ngày gây sự bất tiện trong sinh hoạt, yếu tố thời tiết, mặc cảm ngoại hình cho học sinh.

Đối thoại - Hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn với công việc nội trợ (Hình 2).

Thay đổi suy nghĩ về giới phải được hình thành từ khi các em còn đi học

Trước thực trạng trên, bà Trần Thị Phương Nhung, Giám đốc Sáng kiến về bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam đánh giá:

“Vấn đề bất cập trên sau khi được các phương tiện truyền thông đề cập, tác động của các tổ chức, đã có sức ảnh hưởng đến những người ra chính sách, giúp thay đổi về nhận thức và hành động cụ thể”.

Theo bà Nhung, để thay đổi góc nhìn về giới, những chuyên gia phụ trách xây dựng và thẩm định sách giáo khoa đã có những lớp tập huấn cung cấp kiến thức.

Từ đó, nhóm đối tượng này nhận ra những vấn đề giới đang còn tồn tại trong nội dung, hình ảnh của sách, năng lực giảng dạy của giáo viên các cấp.

Đối thoại - Hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn với công việc nội trợ (Hình 3).

Bà Trần Thị Phương Nhung đánh giá đã có những chuyển biến tích cực bình đẳng giới trong giáo dục

Sau những hoạt động đó, đến giai đoạn hiện nay nhận thức của nhóm làm sách giáo khoa đã được thay đổi tích cực.

“Những tại liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT cho giáo viên đã có một chương về bình đẳng giới, đa dạng về giới, để nâng cao nhận thức cho thầy cô”, bà Nhung bày tỏ.

Ngoài ra, chuyên gia cũng bày tỏ, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc bình đẳng giới, là môt trong ba trụ cột chính tác động tới cộng đồng về những khuôn mẫu về giới.

Thông điệp bình đẳng giới trong truyền thông

Thực tế hiện nay, trong truyền thông, báo chí vẫn còn sử dụng các từ ngữ “bà nội trợ”, “chị em nội trợ”. Điều này cũng thể hiện định kiến giới bắt nguồn từ việc sử dụng từ ngữ theo thói quen hằng ngày. Từ đó thấy được rằng định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức.

Về định kiến giới trong quảng cáo, tiếp thị truyền thông, ông Nguyễn Văn Khôi, Giám đốc Marketing, Công ty CP Deborah Home cho biết: “Các quảng cáo của doanh nghiệp hiện tại còn dập khuôn về giới, còn sử dụng hình ảnh người phụ nữ gắn liền với các công việc nội trợ, đàn ông là trụ cột của gia đình”.

Nguyên nhân vì đây là những hình ảnh gần gũi với cuộc sống hằng ngày, tiếp cận được với đa số khán giả.

Đối thoại - Hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn với công việc nội trợ (Hình 4).

Ông Nguyễn Văn Khôi tại diễn đàn

Những năm gần đây, việc áp dụng bình đẳng giới trong quảng cáo phổ biến hơn, người người phụ nữ đã xuất hiện trong những mẫu quảng cáo thể thao, doanh nghiệp,…

Tuy nhên, vấn đề về giới mới xuất hiện trong doanh nghiệp thời gian gần đây, người làm quảng cáo hiện nay đã ý thức các vấn đề về giới luôn mong muốn doanh nghiệp tạo được ấn tượng tốt với cộng đồng, có ý thức thúc đẩy bình đẳng giới.

Hạn chế còn tồn đọng ở việc, “Trong quá trình làm việc, người làm truyền thông vẫn nhìn dưới góc độ người làm quảng cáo trước, còn người làm quảng cáo quan tâm đến các vấn đề về giới thì cần thời gian thay đổi”, ông Khôi bày tỏ.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp vẫn lo ngại nhiều dự án truyền thông quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới nhưng lại có phản ứng “ngược” từ phía khách hàng, vì vậy họ còn e ngại trong quá trình làm nội dung.

Chia sẻ thêm, bà Phương Nhung mong muốn: “Sinh viên là nhóm được đặt kỳ vọng điều chỉnh hành vi các chiến dịch truyền thông quảng cáo, các truyền thông của báo chí, là người đưa ra những xu hướng mới”.

Nhưng để tránh những người trẻ lại đưa ra những dập khuôn mới thay vì xu hướng tích cực, vai trò giáo dục hết sức quan trọng để giúp cho thế hệ mới có cái nhìn đúng đắn.

Tại buổi chia sẻ, bà Trần Thị Phương Nhung cũng đã đưa ra khái niệm về nhạy cảm giới.

Đó là việc bất kỳ chính sách, quyết định, giải pháp đều được thiết kế, thực hiện dựa trên sự cân nhắc khác biệt trong nhu cầu, thể chất, vị thế, mong muốn của các giới, nhóm người khác nhau trong xã hội. Giúp cho nhóm người này được tiếp cận các chính sách phù hợp nhất.

Điều này thể hiện rõ rất trong việc tiêm chủng vắc-xin Covid-19 tại Việt Nam thời gian qua, dựa trên các nghiên cứu khoa học, cũng như các yếu tố kèm theo, chúng ta đã chia ra các nhóm đối tượng ưu tiêm được tiêm chủng, điều này phù hợp với vấn đề nhạy cảm giới.

 

 

 

 

Bình Thuận gần 60% trẻ em từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm đủ 2 mũi

Thứ 3, 18/01/2022 | 10:47
Số người đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn toàn tỉnh từ 14h ngày 16/1 đến 14h ngày 17/1 là 7.665 người, tiêm cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi có 6.409 người.

Đối xử bất bình đẳng giữa con trai và con gái bị phạt tới 5 triệu đồng

Thứ 7, 01/01/2022 | 06:00
Ngày 28/12, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Bình đẳng giới – nền tảng giúp doanh nghiệp tạo nên sự bứt phá

Thứ 6, 24/12/2021 | 16:00
Là một doanh nghiệp về dược phẩm với hơn 110.000 nhân sự, Novartis tiên phong ứng dụng những chính sách nội bộ nhằm xây dựng và phát triển văn hóa đa dạng, hòa nhập.
Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát triển khai liên kết đào tạo với nước ngoài

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Bộ GD&ĐT cho biết qua kiểm tra, một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đúng quy định.

Việt Nam chia sẻ, hỗ trợ đào tạo giáo dục với Angola

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:58
Trong năm 2024 này, Việt Nam - Angola kỳ vọng sớm ký lại Hiệp định hợp tác về giáo dục hai Chính phủ đáp ứng yêu cầu hợp tác trong tình hình mới.

Đề xuất tuyển giáo viên trình độ Cao đẳng dạy Chương trình GDPT 2018

Thứ 3, 26/03/2024 | 11:04
Đây là giải pháp mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra trong bối cảnh hiện nay vẫn thừa thiếu cục bộ giáo viên ở một số môn học chương trình mới.

Thí sinh có thể học ngành gì khi có thế mạnh về khối Khoa học xã hội?

Thứ 2, 25/03/2024 | 14:54
Với đa dạng các nhóm ngành, Khoa học xã hội vẫn chiếm tỉ lệ cao thí sinh lựa chọn theo học gần bằng với các ngành Kinh tế.

Trải nghiệm một ngày làm sinh viên để lựa chọn trường

Thứ 2, 25/03/2024 | 10:55
Thông qua định hướng, trải nghiệm môi trường đại học sẽ giúp các em lựa chọn được những ngôi trường phù hợp, yêu thích.
Cùng chuyên mục

Bộ Công an giải đáp thắc mắc về phòng cháy, chữa cháy

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:00
Theo Bộ Công an, các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Bộ GTVT hé lộ kế hoạch đầu tư hoàn thiện khu bến cảng Lạch Huyện

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:30
Bộ GTVT vừa có công văn trả lời kiến nghị cử tri Tp.Hải Phòng gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

ĐBQH: Cấm tuyệt đối lái xe khi có nồng độ cồn là cần thiết

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:11
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, quy định cấm tuyệt đối lái xe khi trong cơ thể có nồng độ cồn là cần thiết. Tuy nhiên, cần tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Cử tri kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ công chức cấp xã, Bộ Nội vụ nói gì?

Thứ 4, 27/03/2024 | 14:45
Bộ Nội vụ vừa có công văn về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Kiến nghị có giải pháp cho xe ba bánh, công nông vận chuyển nông sản

Thứ 3, 26/03/2024 | 21:31
Cử tri kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có biện pháp phù hợp nhằm hỗ trợ cho người dân vận chuyển nông sản bằng xe công nông, xe ba bánh.
     
Nổi bật trong ngày

ĐBQH: Cấm tuyệt đối lái xe khi có nồng độ cồn là cần thiết

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:11
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, quy định cấm tuyệt đối lái xe khi trong cơ thể có nồng độ cồn là cần thiết. Tuy nhiên, cần tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Bộ GTVT hé lộ kế hoạch đầu tư hoàn thiện khu bến cảng Lạch Huyện

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:30
Bộ GTVT vừa có công văn trả lời kiến nghị cử tri Tp.Hải Phòng gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Bộ Công an giải đáp thắc mắc về phòng cháy, chữa cháy

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:00
Theo Bộ Công an, các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.