HN làm đường ‘đắt nhất hành tinh’: Có việc móc nối, 'thổi' giá đất?

HN làm đường ‘đắt nhất hành tinh’: Có việc móc nối, 'thổi' giá đất?

Thứ 7, 17/06/2017 | 08:30
0
Về việc Hà Nội làm đường "đắt nhất hành tinh", cần phải xem xét lại khâu định giá đất, những người lập dự án đã nghiêm túc thực hiện chưa và có lợi ích nhóm không?

Thông tin Hà Nội đang xin ý kiến làm đường “đắt nhất hành tinh” dài 2,2km nằm trong dự án xây dựng đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục (Hà Nội) với tổng kinh phí dự kiến gần 7.780 tỷ đồng khiến cho nhiều người giật mình bởi số tiền “khủng” này.

Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Mạnh Hùng – nguyên Hiệu trưởng trường đại học Xây dựng cho rằng: “Chúng ta nên lấy đất từ tâm đường chạy đều sang hai bên, mỗi bên 60m để quy hoạch chiến lược lâu dài cho đoạn đường đó, tính toán được sự phát triển của xã hội sau này. Khi làm đường xong, diện tích còn thừa chúng ta có thể đấu giá lại để lấy khoản thu bù vào công tác GPMB".

Xã hội - HN làm đường ‘đắt nhất hành tinh’: Có việc móc nối, 'thổi' giá đất?

 Hà Nội đề xuất làm đường "đắt nhất hành tinh".

Vấn đề mở đường trong nội thành TP.Hà Nội là một vấn đề rất khó khăn vì khâu chi phí được đặt lên cân đo, đong đếm nhiều nhất. Nếu Hà Nội làm nghiêm chỉnh theo quy định của luật pháp, sẽ không bao giờ còn những con đường được mang tên “đắt nhất hành tinh” nữa. Tôi được biết, để mở rộng đường trong Hà Nội, chi phí GPMB còn lớn gấp 2 – 3 lần chi phí làm hệ thống hạ tầng giao thông.

“Vì sao con đường có 2,2km mà khoản đầu tư lại lên đến gần 8.000 tỷ đồng, có lẽ chúng ta cần phải xem xét lại khâu định giá đất, những người lập dự án đã nghiêm túc thực hiện chưa và có lợi ích nhóm trong việc này không? Có việc tiền rơi vào túi nhà đầu tư, đơn vị thi công không? Nếu có, chúng ta cần phải ngăn chặn và xử lý ngay từ đầu. Rõ ràng, chúng ta đang phải bỏ ra một khoản tiền lớn về GPMB, vì vậy cần phải xem xét lại có việc móc nối, thổi giá đất tăng cao để đòi tiền bồi thường hay không, để chúng ta tiết kiệm được chi phí làm đường giao thông”, ông Hùng nói.

Ông Hùng cho biết thêm: “Hiện nay, ở đâu có dự án mở đường hay khu vui chơi,... thì tự nhiên đất ở đó được người dân thổi tăng cao lên gấp bao nhiêu lần. Vì vậy, tôi kiến nghị chúng ta cần nghiên cứu kỹ và đền bù theo cấp số cộng – trừ, những nhà đang ở mặt đường thì đền bù theo giá cao rồi giảm dần vào bên trong ngõ, hẻm của con phố đó. Ngoài ra, cần kiểm tra xem có việc thổi giá đất lên không”.

Thế Anh

 

Cùng tác giả

Sẽ xử lý nghiêm gia đình dừng ô tô ăn Tết trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Thứ 5, 07/02/2019 | 09:40
Đại diện đội CSGT số 1 (cục CSGT – bộ Công an) cho biết đã vào cuộc xác minh địa điểm xảy ra sự việc cũng như truy tìm danh tính của người đàn ông livestream cảnh ăn nhậu của gia đình trên cao tốc.

Kết luận sai phạm nghiêm trọng của VEC chỉ định thầu trạm dừng nghỉ cao tốc liên quan "Út trọc"

Thứ 5, 31/01/2019 | 09:56
Sau khi báo Người Đưa Tin phản ánh loạt bài "Trợ lực nào giúp sân sau của "Út trọc" thâu tóm trạm dừng nghỉ trên cao tốc?", bộ GTVT vừa có kết luận thanh tra về việc chỉ định thầu các trạm dừng nghỉ trên cao tốc do VEC quản lý.

Danh tính hàng loạt lãnh đạo công ty Yên Khánh bị bắt vì sử dụng phần mềm thu phí trốn thuế cao tốc TP.HCM - Trung Lương

Thứ 3, 01/01/2019 | 12:45
Quá trình khám xét khẩn cấp, cơ quan điều tra đã thu giữ một số tài liệu, chứng cứ điện tử xác định các đối tượng nêu trên có hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách của Nhà nước.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Nội lọt Top dự án chậm tiến độ, "đội" vốn khủng

Thứ 5, 06/12/2018 | 14:22
Bộ GTVT nêu đích danh dự án đường sắt đô thị “đội” vốn khủng gồm, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tăng từ 8.769 tỷ đồng lên 18.000 tỷ đồng...

Bà chủ 8X Vũ Thị Hoan thâu tóm quyền thu phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình như thế nào?

Thứ 4, 28/11/2018 | 09:46
Bà Vũ Thị Hoan với vai trò là Giám đốc công ty Yên Khánh “thâu tóm” quyền thu phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình theo hình thức “xin – cho” được phép thu phí 1 năm nhưng đã thu phí tới 5 năm.