“Hộ chiếu vắc-xin”: Bình oxy cứu doanh nghiệp du lịch

“Hộ chiếu vắc-xin”: Bình oxy cứu doanh nghiệp du lịch

Trịnh Thị Phương Ly
Thứ 5, 16/09/2021 | 10:00
0
Trải qua gần 2 năm “ngủ đông” do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành du lịch đang kỳ vọng sẽ được đánh thức nhờ việc triển khai “hộ chiếu vắc-xin”.

"Ngủ đông giữa mùa hè"

Hai năm vừa qua, ngành du lịch Việt Nam phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có mang tên Covid-19. Những đợt dịch liên tục bùng phát khiến ngành du lịch gần như “đóng băng”, thiệt hại nặng nề. Theo ước tính của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, chỉ tính riêng năm 2020, ngành du lịch đã thiệt hại lên tới 23 tỷ USD do Covid-19.

Năm 2021 được kỳ vọng là ngành du lịch có thể từng bước phục hồi sau khi hứng chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh. Song, làn sóng Covid-19 lần thứ tư như bồi thêm cú đấm mạnh khiến ngành du lịch càng kiệt quệ, khó khăn chồng chất.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2021 khách quốc tế đến Việt Nam ước tính chỉ đạt 105.000 lượt khách, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng khách quốc tế năm 2020 cũng là mức thấp nhất trong hơn 10 năm trở lại đây.

Tương tự, lượng khách nội địa 8 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam đạt 31,2 triệu lượt với doanh thu hơn 136.000 tỷ đồng, giảm gần 5,5% về số lượt khách và gần 36,5% về doanh thu so với cùng kỳ năm 2020.

Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến "Hộ chiếu vắc-xin và cơ hội kích cầu cho ngành hàng không, du lịch và dịch vụ" do BizLIVE tổ chức, ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đánh giá những thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra vô cùng nặng nề.

Theo đó, Lào Cai có 5.000 doanh nghiệp trong đó có 400 doanh nghiệp du lịch, số lao động hoạt động trong lĩnh vực này là trên 14.000 người. Sau 4 đợt dịch Covid-19, lao động bị mất việc làm, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của cả tỉnh.

Cả doanh thu và số du khách đến Lào Cai đều sụt giảm nặng nề, từ hơn 10.000 tỷ đồng năm 2019 xuống còn 8.000 tỷ đồng năm 2020. Dự kiến sang năm 2021, doanh thu ngành du lịch chỉ còn 3.000 tỷ đồng.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group cũng cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh nghiệp không có bất cứ một khoản thu nào, trong khi vẫn phải chi trả các chi phí duy trì hoạt động. Tuy nhiên, nếu tình trạng giãn cách tiếp tục kéo dài, doanh nghiệp này cũng không thể trụ được.

“Theo dự tính, mùa hè năm 2021 sẽ là “mỏ vàng” để doanh nghiệp du lịch phục hồi sau một năm khó khăn chồng chất. Song, hiện tại đội du thuyền của công ty đang buộc phải “ngủ đông giữa mùa hè” vì không có khách”, ông Hà chia sẻ.

Kinh tế vĩ mô - “Hộ chiếu vắc-xin”: Bình oxy cứu doanh nghiệp du lịch

Ông Phạm Hà cho biết, các doanh nghiệp du lịch đang phải "ngủ đông giữa mùa hè" do dịch Covid-19.

Đồng tình quan điểm trên, ông Trần Đạo Đức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn CEO nhận định, cho đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp gần như đều đã cạn kiệt nguồn lực và cần đến “ống thở” để duy trì sức khỏe doanh nghiệp. Chính vì vậy, theo ông việc sớm trở lại trạng thái bình thường mới để các doanh nghiệp có thể dần hồi phục và phát triển kinh tế là rất cần thiết.

Đâu là giải pháp?

Vừa qua, Chính phủ có kế hoạch cho đón khách quốc tế tại Phú Quốc thông qua “hộ chiếu vắc-xin”. Theo đó, khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa có chứng nhận hộ chiếu vắc-xin sẽ được phép tới du lịch tại đảo Phú Quốc.

Riêng khách quốc tế sẽ cần có thêm chứng nhận âm tính bằng xét nghiệm PCR trong vòng 72 giờ và đăng ký tham gia chương trình du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành.

Có thể nói, “thẻ xanh Covid-19” hay “hộ chiếu vắc-xin” là tia hy vọng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vực dậy sau gần 2 năm cầm cự.

Ông Đặng Mạnh Cường, Giám đốc CTCP Du lịch Mỹ An (Huế) cho rằng, việc áp dụng “thẻ xanh” và “hộ chiếu vắc-xin” sẽ là tín hiệu tốt cho sự phục hồi của toàn bộ các doanh nghiệp nói chung và ngành du lịch nói riêng trong tương lai gần.

Theo ông Cường, để ngành du lịch nhanh chóng phục hồi, cần triển khai ngay việc chứng nhận “thẻ xanh” cho người có đủ điều kiện. Đồng thời, sớm mở lại các đường bay quốc tế, tăng cường xây dựng các điểm đến của địa phương, triển khai các gói kích cầu du lịch, xây dựng các gói sản phẩm du lịch phong phú nhằm thu hút khách du lịch.

Tuy nhiên, xen giữa những kỳ vọng, vẫn còn đó những nỗi lo về nguồn lực để triển khai cũng như cần nhiều hơn các giải pháp đồng bộ mới có thể vực dậy ngành du lịch.

PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, việc triển khai “hộ chiếu vắc-xin” hay “thẻ xanh” là một điều kiện để mở ra cách cho người dân được đi lại, được tiếp xúc. Điều này là cần thiết.

Tuy nhiên, ông Phu cũng lưu ý việc không nên quá đề cao những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin vì bản chất của việc tiêm vắc-xin là giúp tránh các triệu chứng nặng dẫn đến tử vong, chứ không phải hoàn toàn không có nguy cơ nhiễm bệnh.

Đặc biệt, những người đã tiêm vắc-xin có thể đi lại trong những vùng có nguy cơ cao, nhưng cần cảnh giác là nhưng người này vẫn có thể bị nhiễm bệnh và vẫn có khả năng lây nhiễm sang người khác.

Kinh tế vĩ mô - “Hộ chiếu vắc-xin”: Bình oxy cứu doanh nghiệp du lịch (Hình 2).

Theo ông Phu, việc triển khai hộ chiếc vắc-xin là vô cùng cần thiết, song cần thận trọng.

Vì vậy, theo ông, với những địa phương đã đạt miễn dịch cộng đồng thì có thể thực hiện, còn các địa phương có tỉ lệ tiêm chưa cao thì cần cân nhắc thêm. Theo đó, cần đảm bảo việc mở cửa phải bền vững, không gây bùng phát dịch hay hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Văn Sơn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang cho rằng, "thẻ xanh" Covid-19 và "hộ chiếu vắc-xin" đang được kỳ vọng là phao cứu sinh cho ngành du lịch, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần thận trọng.

“Để thực hiện tốt các biện pháp trên, đầu tiên cần chú ý cần phải phân vùng tiếp đón khách. Thứ hai, tất cả các khách sạn đón khách theo chương trình này phải được tiêm vắc-xin đủ hai mũi và nên áp dụng cho nhân viên ở lại luôn khách sạn không về nhà, tránh tiếp xúc cộng đồng. Bên cạnh đó, các sân bay và vận chuyển cũng phải có lối đi riêng biệt phục vụ cho đối tượng khách này”, ông Sơn bày tỏ quan điểm.

Bàn thêm về những giải pháp kích cầu du lịch, ông Murali Viswanathan – Tổng quản lý Renaissance Riverside Hotel Saigon nhận định, khách nội địa vẫn là “bình thở” cho ngành du lịch nên cần tập trung vào khách nội địa trước.

Tiếp đến, là phải xác định không có một giải pháp nào chung cho tất cả, song từ kinh nghiệm nước ngoài thì nên xác định khách dựa trên mức độ kiểm soát của dịch bệnh.

Cụ thể, ở vùng nào có tỉ lệ tiêm vắc-xin cao, thuộc "nhóm xanh" thì có thể giảm thời gian cách ly để kích thích nhu cầu đi du lịch của mọi người. Ngược lại, các khách du lịch đến từ "vùng vàng" hay "vùng cam" lại có những quy định khác.

Bên cạnh đó, để kích cầu du lịch, cũng cần tăng cường tiếp thị ra quốc tế rằng Việt Nam là một điểm đến an toàn để khách quốc tế đến với Việt Nam.

Bên cạnh đó, dưới góc độ Luật, Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Luật Du lịch 2005 quy định khá chi tiết điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế, nhưng quy định đơn giản điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa. Việc quy định điều kiện kinh doanh lữ hành đang tồn tại các vấn đề khiến cho doanh nghiệp du lịch khó hồi phục nhanh.

Luật sư Bình lấy ví dụ, Quy định DN kinh doanh lữ hành quốc tế phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Trên thực tế, giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là một hình thức để cơ quan có thẩm quyền công nhận việc DN kinh doanh lữ hành quốc tế đã bảo đảm đủ các điều kiện kinh doanh (bao gồm cả việc ký quỹ đặt cọc để bảo đảm việc đền bù cho khách du lịch nếu DN vi phạm các quy định pháp luật).

Đối với DN kinh doanh lữ hành nội địa không yêu cầu phải có giấy phép và không phải ký quỹ đặt cọc, không quy định việc bắt các DN lữ hành nội địa phải báo cáo về hoạt động.

Từ đó, Luật sư Diệp Năng Bình cho rằng, những quy định này vô hình trung đã tạo ra sự không đồng bộ với hệ thống pháp luật và ngay với chính các quy định của Luật Du lịch 2005; tạo ra sự không bình đẳng giữa các DN kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa; cũng không xác định được số lượng và đưa ra những biện pháp quản lý hữu hiệu trong hoạt động lữ hành. Trong khi đó, trên thực tế hiện nay chúng ta không thể quản lý được các DN này. Nhiều cá nhân kinh doanh lữ hành mà không thành lập DN.

Để tăng cường quản lý Nhà nước, tránh những hậu quả pháp lý do chỉ thực hiện công tác hậu kiểm, bảo đảm an toàn về tài sản, tính mạng cho khách du lịch, DN lữ hành đã đề xuất bổ sung đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh lữ hành cũng như các điều kiện bảo đảm phù hợp với quy định trong Luật Đầu tư trong Luật Du lịch (sửa đổi).

Đại dịch Covid-19 “nổi sóng” càn quét, du lịch biển Cửa Lò lao đao

Thứ 3, 06/07/2021 | 15:28
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã khiến du lịch biển Cửa Lò bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.

Công ty du lịch gồng mình chống đỡ Covid-19, hướng dẫn viên ngậm ngùi bỏ nghề đi bán hàng online

Thứ 4, 02/06/2021 | 07:30
Vừa “thở phào” vì vượt qua ba cơn bão Covid-19 , lao động và doanh nghiệp ngành du lịch lại "chết đứng" khi đại dịch bùng phát lần thứ 4.

Chủ khách sạn đổi nghề, công ty du lịch tìm “phao cứu sinh” chống chọi với dịch

Thứ 2, 24/08/2020 | 06:00
Trước tình cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, nhiều ông chủ khách sạn tại Hà Nội cũng như các doanh nghiệp ngành du lịch đang phải tìm hướng kinh doanh mới để có thể duy trì hoạt động, vượt qua khó khăn.
Cùng tác giả

Bất động sản “đóng băng”, Samland lãi vỏn vẹn 700 nghìn đồng

Chủ nhật, 17/10/2021 | 13:14
Tuy lãi ròng quý III chỉ vỏn vẹn vài trăm nghìn đồng, song Samland lại phát sinh thêm khoản vay nợ tài chính lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Nhựa An Phát Xanh (AAA): Lãnh đạo muốn bán toàn bộ 462.000 cổ phiếu

Chủ nhật, 17/10/2021 | 09:37
Nếu giao dịch thành công, bà Nguyễn Thị Thuỳ Vân sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh.

Một cá nhân lỗ hơn 55 tỷ sau hai tuần mua cổ phiếu TGG

Thứ 6, 15/10/2021 | 16:07
Sau hai tuần nắm giữ cổ phiếu TGG, bà Trần Duy Kiều đã bán ra với giá 28.600 đồng/CP, ước tính lỗ hơn 55 tỷ đồng.

Louis Land (BII) kinh doanh thế nào sau khi gia nhập "họ Louis"?

Thứ 6, 15/10/2021 | 10:26
Sau 9 tháng, Louis Land ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 367 tỷ đồng và 55 tỷ đồng.

Một công ty chứng khoán báo lãi quý III gấp 7 lần cùng kỳ

Thứ 5, 14/10/2021 | 15:31
Mới đây, công ty này đã điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận lên gấp 42 lần, đạt mức 200 tỷ đồng trong năm 2021.
Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Tăng trưởng GRDP ấn tượng trong quý I/2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Tốc độ tăng trưởng GRDP quý I năm 2024 của Thanh Hóa đạt 13,15%

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Thanh Hóa: Tăng trưởng GRDP ấn tượng trong quý I/2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Tốc độ tăng trưởng GRDP quý I năm 2024 của Thanh Hóa đạt 13,15%