Hồ sơ đen khủng khiếp của một nhà tài trợ Olympic 2012

Hồ sơ đen khủng khiếp của một nhà tài trợ Olympic 2012

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
0
Hàng ngàn nạn nhân của vụ thảm họa Bhopal tại Ấn Độ đã biểu tình phản đối Dow Chemial tài trợ cho Olympic London 2012.

Chẳng có vấn đề gì khi Ban tổ chức Olympic London 2012 nhận hàng triệu bảng và chấp thuận cho tập đoàn Dow Chemical gắn thương hiệu của mình vào các hoạt động của sự kiện thể thao đình đám này. Nhưng dường như thời điểm đặt bút ký vào bản hợp đồng ấy, Sebastian Coe (trưởng ban tổ chức Thế vận hội 2012) đã không được các cộng sự của ông nhắc nhở về hồ sơ đen của Dow Chemical.

28 năm về trước, tại đất nước Ấn Độ xa xôi, chính một công ty vừa được Chemical là thủ phạm đã gây ra một vụ thảm họa hóa chất khiến hàng chục ngàn người bị mất mạng.

Thế giới - Hồ sơ đen khủng khiếp của một nhà tài trợ Olympic 2012

Người dân Ấn Độ phản đối Dow Chemical tài trợ cho Olympic 2012

Sự bất bình của những nạn nhân Ấn Độ

Cho đến tận những ngày cuối cùng của Thế vận hội, Hội đồng London Cơ quan điều tra các vấn đề quan trọng của Thủ đô Anh quốc mới phát hiện ra sự thật động trời này. Những báo cáo thu thập được từ hồ sơ quá khứ cho thấy, 11 năm về trước, chính Dow Chemical đã đứng đằng sau vụ thâu tóm lại Công ty hóa chất Union Carbide. Mà Union Carbide, không ai khác, chính là công ty mẹ của nhà máy thuốc sâu Bhopal từng gây ra thảm họa hóa chất năm 1984 làm rúng động cả đất nước Ấn Độ.

Cho đến tận bây giờ, những hậu quả khủng khiếp từ vụ việc năm đó vẫn trở thành nỗi đau âm ỉ trong nhiều gia đình và làm ảnh hưởng sức khỏe của hàng ngàn người.

Suốt một thập kỷ qua, những nạn nhân của vụ rỏ rỉ hóa chất đau thương ấy vẫn hàng ngày đội đơn, bất kể nắng mưa đi kiện. Khi Union Carbide không còn sở hữu Bhopal nữa, đối tượng đấu tranh đòi sự đền bù, đòi lại những công bằng được chuyển sang Dow Chemical. Tuy nhiên, những gì Tập đoàn này đã làm được để khắc phục sai lầm (dù không phải do họ gây ra) trong quá khứ là vô cùng hạn chế (nếu không muốn nói là hầu như chẳng làm gì).

Chính thái độ đó của Dow Chemical đã dẫn đến sự bức xúc và phẫn nộ của đông đảo người dân Ấn Độ. Bởi thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi hay tin Tập đoàn này trở thành nhà tài trợ chính thức cho Thế vận hội London 2012, họ thậm chí đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, giương cao biểu ngữ phản đối gay gắt.

Trả lời báo chí Anh quốc, một thành viên đoàn biểu tình nói: “Thảm họa 28 năm trước là một cơn ác mộng kinh hoàng cho người dân ấn Độ. Dow Chemical không thể trở thành cái tên gắn liền với một sự kiện đề cao sự cao thượng, tính nhân bản và đoàn kết giữa các quốc gia như Olympic. Sự có măt của họ chỉ làm vấy bẩn nó người này gay gắt”.

Dow Chemical phải biến mất khỏi Olympic

Ngay khi biết được sự thật liên quan đến Dow Chemical, Hội đồng London - Cơ quan Cơ quan điều tra các vấn đề quan trọng của Thủ đô Anh đã lên tiếng chỉ trích ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và đặc biệt là Ban tổ chức Thế vận hội 2012 đã không xem xét, cân nhắc kĩ càng trước khi chấp thuận ký vào bản hợp đồng với Dow Chemical. Để giờ đây, Tập đoàn này không chỉ xuất hiện tại Olympic mà còn đóng vai trò đối tác chính thức trong cả Paralympic sẽ diễn ra sau đây chỉ ít ngày nữa.

Trong bản kiến nghị gửi IOC và ủy ban tổ chức Thế vận hội London 2012, Hội đồng London đã nhấn mạnh quan điểm yêu cầu: “Phải xem xét kỹ lưỡng các vấn đề môi trường, xã hội, đạo đức và nhân quyền của chính đối tác đứng đằng sau bản hợp đồng tài trợ".

Lúc này đây, khi Olympic 2012 đã đi về giai đoạn cuối và những cuộc biểu tình rầm rộ vẫn liên tục diễn ra, thì theo Hội đồng London: “Cách cứu vãn duy nhất là loại trừ Dow Chemical ra khỏi tất cả các hoạt động truyền thông hay tài trợ cho Olympic. Vẫn chưa quá muộn để chấm dứt một bản hợp đồng, nếu điều đó giúp chúng ta trả được món nợ đã vô tình mang theo với hàng ngàn gia đình nạn nhân của vụ thảm họa hóa chất 28 năm về trước”.

Những động thái quyết liệt của Hội đồng London chưa được IOC và Ban tổ chức Thế vận hội London 2012 đáp lời. Nhưng ít nhất thì đến thời điểm này, lập trường của họ đã xoa dịu cơn giận dữ của đông đảo người dân Ấn Độ từng là nạn nhân (hoặc có người thân là nạn nhân) của thảm họa Bhopal. Đông đảo dư luận xứ sương mù, sau khi biết về sự thật phía sau những hình ảnh quảng bá mỹ miều của Dow Chemical cũng đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ quan điểm của Hội đồng London.

Một chuyên gia phân tích nhận định: “Khi bị đặt giữa hai lựa chọn tiền bạc và phạm trù đạo đức, quyết định đưa ra sẽ không hề dễ dàng như mọi người lầm tưởng. Nhưng trong trường hợp này, IOC và Ban tổ chức Thế vận hội London 2012 cần phải hành động tức thời, nếu không muốn hình ảnh Olympic 2012 bị sụp đổ giữa làn sóng chỉ trích”.

Vụ thảm họa công nghiệp vẫn thường được gọi bằng cái tên “thảm họa Bhopal” xảy ra vào ngày 3/12/1984. Theo hồ sơ lưu lại, thì vào khoảng 12h trưa, từ nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu Bhopal, khoảng 42 tấn khí độc Methyl Isocyanate đã bị rò rỉ, gây ra phơi nhiễm cho khoảng 500.000 người. Cơ quan chính quyền khác ước tính khoảng 15,000 người chết. Một số tổ chức đưa ra con số khoảng 8000 đến 10,000 người chết trong 72 giờ đầu và 25,000 người chết vì các căn bệnh liên quan đến khí ga rò rỉ. Cho đến nay, sau 28 năm, vẫn còn 390 tấn hóa chất độc hại bị bỏ lại tại nhà máy của UCIL tiếp tục rò rỉ và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm gây nguy hiểm cho sức khỏe con người (Nguồn: Wikipedia)

Gia Minh


Cùng chuyên mục

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.
     
Nổi bật trong ngày

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.