Nỗi buồn nghệ nhân ở phố... đúc bạc

Nỗi buồn nghệ nhân ở phố... đúc bạc

Thứ 4, 14/08/2013 | 15:10
0
Những sản phẩm thủ công bằng bạc được chạm khắc tinh tế trở thành "của hiếm" giữa những tủ bày hàng sáng lấp lánh. Nghệ nhân nức tiếng một thời nay đau đáu nỗi lòng bởi không tìm được người kế tục. Đó là những nỗi niềm ở phố cổ Hàng Bạc (Hà Nội) thời hiện đại.

Bạc "pha" đánh bại bạc "xịn"

Chúng tôi tìm đến tuyến phố Hàng Bạc nức tiếng một thời về nghề kim hoàn với những sản phẩm trang sức vòng, xuyến, nhẫn... được chế tác cầu kỳ, tinh tế. Đây là nơi có nhiều cửa hàng bạc uy tín, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng "sành" bạc. Tại đây, nếu ngày xưa, những âm thanh rộn rã của tiếng đe, tiếng búa, tiếng đèn khò... rèn bạc thì ngày nay nó gần như mất hẳn.

Xã hội - Nỗi buồn nghệ nhân ở phố... đúc bạc

Cụ Nguyễn Thị Lụa - cửa hàng vàng bạc Vinh Thịnh cho biết: "Trước, tủ bày đồ bạc còn bày cả dụng cụ, đồ nghề làm hàng như: Hóa chất làm bóng, bàn ghế, đèn khò... nhưng bây giờ phố Hàng Bạc trở thành "phố Đúc Bạc" mất rồi. Đồ nghề hầu hết đều được dẹp xuống nhà sau bởi thi thoảng mới cần dùng đến chúng để sửa hàng cho khách".

Thấy chúng tôi tần ngần, cụ Lụa thủng thẳng nói: "Bây giờ, người ta chủ yếu đầu tư cửa hàng sao cho sang trọng, đẹp mắt. Sản phẩm bạc thời nay chủ yếu là nhập từ nơi khác về hoặc đứng ra làm đầu mối chuyên cung cấp hàng với số lượng lớn cho các tỉnh thành lân cận, số còn lại là bán lẻ cho du khách. Như vậy, chủ hàng vừa nhàn thân lại thu lời lớn từ nghề "bán thương hiệu" này".

Theo cụ Hồ Văn Hòa - một nghệ nhân phố Hàng Bạc thì, để làm một món đồ bạc bằng tay thì khách phải chờ. Sau khi chọn mẫu, thợ sẽ tiến hành đo tay rồi mới bắt đầu chế tác. Được một cái nhẫn bạc ưng ý, có khi khách phải chờ  hàng tuần. Hiện nay, chế tác bằng máy công nghiệp nên nhanh lắm nhưng giống nhau và giá rẻ, chỉ vài chục ngàn/chiếc". Cũng theo cụ Hòa thì bạc ta nguyên chất thường mềm, có tác dụng kị gió tốt tuy nhiên lại chóng bị xỉn màu.

Hiện nay, phần lớn giới trẻ lại ưa sử dụng những mặt hàng trang sức bạc "nhân tạo" thường được gọi với cái tên bạc Ý, bạc Mỹ... Nếu những loại bạc này đúng là xuất xứ từ Ý, Mỹ... thì đảm bảo công nghệ pha chế và chế tác theo đúng tiêu chuẩn nhưng giá thì rất cao chứ không hề rẻ như những loại bạc nhái đang bày bán tràn lan trên thị trường. Khi được bày trong cửa hiệu thì sáng long lanh nhưng chỉ qua một thời gian ngắn sử dụng, lập tức nó bị xuống sắc. Thậm chí, bạc Ý rởm khi bị pha quá nhiều sẽ bị ròn, dễ gãy...

Những loại bạc pha đó gọi theo ngôn ngữ nhà nghề là bạc 7 tuổi, 8 tuổi hay bạc 9,25 với độ cứng cho phép có thể dùng mô tơ để đánh bóng. Riêng đối với loại bạc ta nguyên chất thường được dùng ve bọc thép tựa như chiếc đũa được mài nhẵn trên giấy giáp mịn rồi di cườm (bằng nước bồ hòn - PV) lên trên bề mặt thì sản phẩm sẽ trở nên bóng loáng. Loại bạc pha chỉ cần đưa vào máy mô tơ quay vài phút là sản phẩm lại sáng bóng như cũ, tuy nhiên độ bóng sẽ không bền so với kỹ thuật đánh bóng bằng tay.

Xã hội - Nỗi buồn nghệ nhân ở phố... đúc bạc (Hình 2).

Cụ Nguyễn Văn Đức gắn bó với nghề hơn 60 năm nay

Nghệ nhân loay hoay giữ nghề

Hoài niệm và nỗi buồn

Cụ Đức cười buồn: "Thời xưa, bạc hiếm nên chúng tôi được thầy truyền nghề cũng chỉ dám lấy đồng đỏ để tập. Đầu tiên, học đánh dẹp rồi đánh vuông và kỹ thuật biến từ ngắn thành dài sao cho đều tay và không bị đứt đoạn giữa chừng. Vừa luyện cho dẻo tay và luyện được cữ búa đánh theo lối bậc thang để tạo độ vuông vức của thanh bạc. Cứ cần mẫn như thế thì những roi bạc từ 3 đồng cân dần nhỏ lại, dài ra cho đến khi bé bằng chiếc tăm là đạt yêu cầu. Tuy nhiên hiện nay với sự hỗ trợ của máy móc công nghiệp thì dù có dùng bạc để cho học viên thực tập, họ cũng không mặn mà bởi chỉ cần vài phút đưa bạc vào máy là đã cho ra đời sản phẩm như ý. Chính cách làm hiện đại này khiến độ dẻo tay của thợ sẽ kém vì không được luyện tập thường xuyên".

Tâm sự với chúng tôi, cụ Hòa không giấu được lo ngại về lớp trẻ kế tục. Thời nay, đồ kim hoàn đang phụ thuộc quá nhiều vào máy móc, dần mất đi sự khéo léo của đôi bàn tay. Cụ kể, đặc trưng của nghề là sự kiên nhẫn bởi hầu hết thời gian đều ngồi làm việc và vận dụng tính sáng tạo mang chất thẩm mỹ để tạo hình cho sản phẩm. Tạo hình cho sản phẩm cần trải qua nhiều công đoạn cơ bản như: Làm trơn, chạm trổ, gò hàn... Trong đó, khó nhất vẫn là công đoạn chạm. Công đoạn này đòi hỏi sự phát huy toàn diện của người thợ như khéo tay, sáng tạo nghệ thuật...

Thực hiện gia công một món đồ, người thợ phải phác thảo ra giấy trước rồi mới dựa trên phác thảo ban đầu để tỉa tót theo. Ve chạm thường làm bằng thép, ngắn chỉ khoảng bằng 3 đốt ngón tay. Một người thợ chuyên chạm thường có từ 50 - 70 ve chạm, mỗi đầu ve có một hình thù khác nhau, dẹp, tròn, dày, mỏng… Khi chạm, người thợ phải đặt miếng bạc trên bàn si rồi mới thực hiện. Món bạc trơn có phần đơn giản và đỡ tốn thời gian hơn, người thợ chỉ tập trung sao cho nuột rồi đánh bóng lại. Với những món đồ trơn chỉ cần thêm công đoạn cắt và hàn khéo thì hầu như những mối hàn đều phẳng, mắt thường không phát hiện ra.

Cụ Nguyễn Văn Đức, hiện nay đã 85 tuổi - chủ cửa hàng vàng bạc Thuận Thành, cho biết: "Trước kia, tôi là học trò của những nghệ nhân nổi tiếng Hàng Bạc. Do chiến tranh bắn phá ác liệt, tôi mang nghề về quê để mở cửa hàng mưu sinh. Hầu như những kiến thức cũng như bí truyền của nghề tôi đều nắm vững. Nghề kim hoàn cũng như những nghề gia truyền khác, đều có những bí kíp nhà nghề riêng để tạo dấu ấn giữ chân khách. Có những cửa hàng chuyên về mặt hàng trơn thì sản phẩm làm ra bao giờ cũng nuột hơn những nơi khác hay chạm khắc cứng tay thì sản phẩm sẽ liên tục đổi mới mẫu mã với những họa tiết hoa văn tinh tế, bắt mắt. Tôi đã từng dìu dắt nhiều học viên từ những ngày đầu chập chững tìm đến học nghề. Tôi chú trọng dạy họ nền tảng cơ bản ban đầu. Ví dụ như chỉ riêng thao tác đạp bễ đèn khò sao cho chân đạp đều, nhịp nhàng, làm thế nào để học viên học cả ngày cũng không mỏi. Để làm được điều này, người thợ phải biết điều tiết và giữ sức, lựa theo nhịp đạp để ngưng nghỉ, còn tay cầm vòi đèn sao cho tia lửa phun ra đều và im. Cái khó là tay phải giữ nguyên tư thế, không được nhúc nhắc. Chỉ riêng bài học cơ bản này thôi những thợ mới vào nghề, người nào tinh ý cũng phải mất gần một tuần lễ thì mới đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác của tay và chân. Cơ chân đạp chỉ được phép hoạt động từ cơ hông trở xuống bàn chân".

Cụ Đức nói vui, nghề kim hoàn cũng không khác gì nghề thợ rèn là mấy, bởi người thợ phải "gắn bó xương máu" với cây đe, cái búa. Nếu như nghề thợ rèn cần lực thì nghề kim hoàn lại cần đến sự tinh tế trong từng đường đe. Một chiếc búa dùng để dập bạc có trọng lượng chưa được 0,5kg rất phù hợp với những kim loại quý và mềm như bạc. Riêng công đoạn đánh bóng, nếu không học nghiêm túc,  người thợ rất dễ làm xước sản phẩm. Thợ lành nghề, đánh bóng bằng tay sẽ làm sản phẩm bạc long lanh hơn rất nhiều. Đối với hàng trơn chỉ cần dùng phương pháp thủ công như ve cườm với thành phần chủ yếu là mã não (một loại hỗn hợp chất) dùng để đánh bóng vàng ta, bạc ta rất hiệu quả.  

Tuệ Linh   

Nghệ nhân có bộ sưu tập nhạc cụ nổi tiếng Sài thành

Thứ 5, 07/03/2013 | 14:16
Với Nghệ sĩ Đức Dậu, âm nhạc dân tộc là huyết mạch của sự sống. Vậy nên, không phải tự nhiên, ông bỏ cả đời người phiêu dạt vạn nẻo đất Việt để thỉnh về những chiêng, chống, đàn, sáo là hồn thiêng của núi rừng, của dân tộc về với mảnh đất Sài thành.

Gặp truyền nhân của nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu

Thứ 2, 04/03/2013 | 08:14
Nói đến điệu hát xẩm vùng quê Yên Mô (Ninh Bình), có lẽ ai cũng biết đến nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, thế nhưng vẫn còn có một thiếu nữ nổi tiếng không kém: Truyền nhân của nghệ nhân Hà Thị Cầu.

Nghệ nhân xẩm Hà Thị Cầu qua đời

Chủ nhật, 03/03/2013 | 15:54
"Anh Nới con rể cụ Hà Thị Cầu vừa gọi điện báo tin cụ Cầu đã qua đời. Mặc dù biết tình hình sức khỏe của cụ đã yếu mòn từ mấy tháng nay nhưng tôi vẫn cảm thấy hụt hẫng... " - nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa nói.

Gặp nghệ nhân làm sống lại những di tích lớn

Thứ 3, 16/07/2013 | 11:29
Đó là ông Đoàn Văn Liêm, SN 1957 ở Cụm 10, xã Bảo Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Ông là một trong những nghệ nhân chuyên phục chế các di tích lịch sử, văn hóa như đình, đền, chùa, miếu mạo.

Chuyện đời nghệ nhân mù gói bánh lá tre ở Tây Ninh

Thứ 7, 06/07/2013 | 10:38
Năm lên bốn tuổi, do bị đau mắt, nhà thiếu người nên bà Nguyễn Thị Đời phải đi chăm mẹ nằm đẻ tại trạm y tế xã và gặp phải hơi độc, khiến cặp mắt của bà bị mù. Nhưng bà Đời vẫn lấy hai đời chồng và sinh con, lao động như tất cả mọi phụ nữ khác. Điều đặc biệt hơn nữa, người phụ nữ này được người dân vinh danh là "nghệ nhân gói bánh lá tre đẹp và nhanh nhất tỉnh Tây Ninh".

Nghệ nhân cuối cùng chế tác tranh bằng than đá

Chủ nhật, 31/03/2013 | 07:53
Chúng tôi biết đến nghề chế tác các sản phẩm tranh, mỹ nghệ bằng than đá qua sự giới thiệu của một cô bạn làm ở đài truyền hình tỉnh Quảng Ninh.

Mỏi mòn chờ danh hiệu Nghệ nhân nhân dân đến bao giờ?

Thứ 4, 06/03/2013 | 17:13
Con người được xưng tụng là báu vật nhân văn sống trong vòng 20 năm nay của nghệ thuật hát Xẩm đã sống một cuộc đời chìm nổi trong khó khăn. Người ta tự hỏi, đến bao giờ, những nghệ sĩ dân gian ấy mới nhận được sự quan tâm và một chế độ ưu đãi công bằng với những gì họ đã cống hiến cho nghệ thuật nước nhà?

Nghệ nhân kể chuyện pha trà cầu kỳ như... tán gái xinh

Thứ 7, 02/03/2013 | 20:18
Giữa những xô bồ của cuộc sống hiện đại, ít người biết rằng để có một chén trà ngon, các nghệ nhân pha trà đã phải bỏ ra nhiều tâm huyết...