Hoang mang khi 'làng' hóa 'phố'

Hoang mang khi 'làng' hóa 'phố'

Thứ 4, 17/07/2013 | 10:22
0
Từ một vùng quê nghèo Kinh Bắc với những người nông dân thật thà chất phác, nơi có những cánh đồng quê thẳng cánh cò bay, sự yên bình ấy còn đâu nữa khi những cơn gió công nghiệp bay về và cuốn tung đi tất cả…

Ai đã một lần ghé qua khu công nghiệp Yên Phong nơi có những nhà máy lạnh lùng mọc lên san sát từ năm 2005, KCN đã đón gần 40 doanh nghiệp tới hoạt động, trong đó có 18 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, đặc biệt là công ty SamSung đã thu hút hàng nghìn công nhân từ mọi miền tổ quốc về đây kiếm sống. Trong đó có thôn Ấp Đồn (một ngôi làng điển hình ven KCN Yên Phong).

Cả thôn chỉ có khoảng 1.600 nhân khẩu nhưng có tới gần 4.000 lao động từ các nơi khác đến đây cư trú. Trước đây, Ấp Đồn chỉ là một thôn thuần nông, nhưng từ khi “công nghiệp về làng” đã kéo theo nhiều ngành kinh doanh dịch vụ phát triển, đặc biệt là dịch vụ cho thuê nhà trọ. Bình quân mỗi nhà có khoảng vài ba phòng trọ cho thuê, nhà nhiều cũng có đến hàng chục phòng.

Việt Nam Xanh - Hoang mang khi 'làng' hóa 'phố'

Một buổi chiều thường nhật nơi “làng” hóa “phố”

Có thể nói, hầu hết các xã nằm sát KCN đã thay đổi rất nhiều, nhà tầng, nhà kiên cố mọc lên san sát, đường làng được đổ bê tông đẹp khang trang như phố.

Những nguồn lợi mà KCN này mang lại không thể phủ nhận, nhưng có một điều đáng buồn là sự đi xuống về truyền thống văn hóa vốn có của những con người nơi đây. Thay vào đó là nếp sống vội vã, xô bồ chen lấn, người ta dường như sống vội quá, ai ai cũng mải miết chạy theo đồng tiền. Những bữa cơm gia đình không còn có mặt đầy đủ của các thành viên trong nhà, mỗi người một việc, người nào cũng tất bật chỉ còn biết tiền tiền với tiền.

Đó còn là sự sa đọa nghiêm trọng về đạo đức mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc nơi đây có sự hỗn tạp từ hàng nghìn công nhân từ mọi nơi đổ về, đem theo những thói hư tật xấu. Nói về tệ nạn trộm cắp gần đây, chị Nguyễn Thị Linh bức xúc cho hay: ”Trước kia hầu hết các gia đình trong làng chúng tôi xây nhà hàng 5, 6 năm mà chưa lắp cửa nhà, cửa cổng là chuyện bình thường và cũng không khi nào xảy ra mất cắp. Vậy mà bây giờ từ những tài sản nhỏ nhất như cái móc phơi quần áo cho đến tài sản lớn như xe máy, tiền, vàng chỉ trong chớp mắt là bay hơi mất”.

Đáng buồn hơn nữa là sự thoái hóa đạo đức tiêm nhiễm vào trong đời sống cộng đồng, những cô gái trẻ từ những vùng quê xa xôi sớm rời xa vòng tay bố mẹ đến đây kiếm sống, mỗi người một hoàn cảnh, một tính cách cùng với sự thiếu thốn tình cảm khi xa nhà sẵn sàng sa vào những cạm bẫy trò đời, chuyện tình một đêm không phải là hiếm, thật không khó để tìm thấy những cặp sống thử trong những căn phòng trọ nơi đây. Cũng thật dễ hiểu từ khi “KCN về làng”, nhà nghỉ lại mọc lên nhiều như thế.

Chủ một nhà nghỉ ngã tư Ấp Đồn cho hay: ”Gia đình chị nhận được tiền đền bù ruộng từ khu công nghiệp cộng với tiền vay mượn họ hàng thì cũng xây được cái nhà nghỉ tổng cộng có 9 phòng thì gần như lúc nào cũng kín, kinh doanh chưa đầy 4 tháng, chị đã trả hết nợ. Giờ thì kinh tế gia đình chị gần như không phải suy nghĩ từ nguồn thu này”.

Đau lòng hơn thế là nhà tan cửa nát của những mái ấm gia đình mà thủ phạm không đâu xa chính là những cô công nhân từ những miền quên nghèo mang trong mình lòng tham vọng bám lại mảnh đất trù phú này. Một buổi chiều dừng chân “phố” Ấp Đồn người ta rất dễ dàng bắt gặp những cô nàng ăn mặc thiếu vải lượn lờ qua lại, những anh chồng “chán cơm phở kề miệng” không thể tránh khỏi tính ham của lạ. Những người dân quanh đây tỏ ra không có gì lạ lẫm khi chứng kiến những vụ đánh ghen ầm ĩ, thậm chí họ còn lắc đầu ngao ngán cho rằng đó là “chuyện bình thường ở huyện”.

Dẫu hiểu những “hoang mang khi làng hóa phố” ấy là điều tất yếu xảy ra song song với sự phát triển và đi lên của kinh tế nơi đây. Nhưng người ta vẫn có quyền hi vọng những thói hư tật xấu ấy không còn tồn tại, cho câu hát quan họ ngân lên trong trẻo nơi sân đình mỗi tối.

Cao Quỳnh

Hệ lụy của việc phát triển ồ ạt các KCN

Chủ nhật, 05/05/2013 | 10:03
Quá trình phát triển quá “nóng” các khu công nghiệp, khu chế xuất đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã hội của người dân, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, gây lãng phí tài nguyên đất...

Điều chỉnh quy hoạch KCN Lương Sơn mang lại tiện ích cho dân

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
Theo phản ánh của người dân xóm Hòa Vinh, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình thì KCN Lương Sơn mở rộng lần 2 (năm 2009) đã không mang lại tiện ích cho người dân địa phương như mục đích mà chủ đầu tư và chính quyền thông báo trước đó. Thực chất vấn đề ra sao?

Cháy xưởng trong KCN Nam Cấm

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Khoảng 9h sáng nay 29/7, tại Công ty Cổ phần ứng dụng Hòa, nhà máy chế biến ván ép và gỗ công nghiệp nằm trong khu công nghiệp Nam Cấm, Nghệ An, người dân phát hiện cột khói cao bốc lên nghi ngút và đã gọi báo cứu hỏa.

Hàng ngàn công nhân lo mất việc sau vụ cháy KCN

Thứ 4, 22/05/2013 | 14:09
Sau hàng loạt tiếng nổ lớn, lửa bốc lên cuồn cuộn, hàng ngàn công nhân trong khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) tháo chạy khỏi ngọn lửa.

Sông Đồng Nai ‘chết’ – Vùng kinh tế trọng điểm cũng không còn

Thứ 5, 04/07/2013 | 15:18
Nhiều kết quả nghiên cứu chất lượng nước sông Đồng Nai thời gian gần đây cho thấy, tình trạng ô nhiễm của đoạn sông ngày càng tăng, đe dọa nghiêm trọng đến khả năng cấp nước phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bi hài: Khu công nghiệp Vinashin nhộn nhịp người... thu hoạch lạc

Thứ 2, 01/07/2013 | 13:58
Trái ngược với cảnh hoang phế của khu nhà điều hành, chiều 30/6, trên diện tích gần 212 ha của khu công nghiệp Lai Vu hàng trăm nông dân đang nhộn nhịp thu hoạch… lạc. Lại một vụ mùa bội thu nữa với người dân Lai Vu (Kim Thành, Hải Dương).