Học bí quyết chiến thắng bệnh tật của đạo Phật

Học bí quyết chiến thắng bệnh tật của đạo Phật

Thứ 5, 19/12/2013 | 08:12
0
Muốn có một thân thể khỏe mạnh trước hết phải có một tinh thần khỏe mạnh. Tinh thần muốn khỏe mạnh thì trước tiên không được nghĩ những ý niệm xấu, hại người lợi mình.

Đức Phật bảo rằng sinh lão bệnh tử là bốn nỗi khổ lớn của đời người, nhưng sao cũng có lúc người lại bảo nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh tật.

Một ngày cách đây đã mấy năm, nhân một lần có dịp ghé thăm một ngôi chùa ở Đà Lạt, tôi đọc thấy trên tường nhà chùa có ghi mấy điều răn của Phật. Câu nói làm tôi ấn tượng nhất là “nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh tật vì không bệnh tật thì sinh lòng kiêu ngạo”.

Sức khỏe, từ xa xưa đã là ước mong số một của nhân loại. Cái chết, từ thượng cổ vẫn là nỗi lo bở vía của con người. Chẳng thế mà các vua chúa cũng như những nhà hào phú đời xưa lại rất hăng hái đi tìm thuốc tiên để trường sinh bất tử. Từ khi con người thoát khỏi đời sống mông muội thì đã lo sợ trước cái chết. Chính trong ý nghĩa ấy mà Đức Phật dạy rằng sinh lão bệnh tử là 4 nỗi khổ lớn của con người.

Thiền++ - Học bí quyết chiến thắng bệnh tật của đạo Phật

Muốn có một thân thể khỏe mạnh trước hết phải có một tinh thần khỏe mạnh.

Nhưng Đức Phật cũng dạy: sinh trụ dị diệt là quy luật của tạo hóa. Từ cỏ cây đến vũ trụ đều sinh ra, rồi tồn tại và phát triển, rồi suy tàn và diệt vong. Con người không thể tránh khỏi quy luật ấy. Cho nên từ kẻ bần hàn đến người quyền quý ăn sung mặc sướng vẫn bình đẳng với nhau ở chỗ ai cũng phải chịu bệnh tật.

Bởi vì đó đã là quy luật của kiếp sống nên chúng ta chẳng nên bi quan, sầu thảm quá khi biết mình mang bệnh. Sầu bi đã chẳng ích chi mà chỉ khiến tinh thần thêm suy sụp, tạo cơ hội cho bệnh tật phát triển mạnh hơn.

Nhiều người đang khỏe mạnh đột nhiên đi khám biết mình mắc trọng bệnh, thế là ngày đêm lo lắng. Lo lắng nhiều nên ăn chẳng ngon ngủ chẳng yên kéo theo cơ thể suy nhược. Nhờ thế bệnh phát lại càng mau và dữ dội hơn vì người bệnh đã buông súng đầu hàng bằng thái độ bi quan mất rồi.

Ngược lại, đã có những trường hợp dùng sức mạnh tư tưởng để chống lại bệnh tật thành công. Ví dụ như ông David Servan – nhà thần kinh học người Pháp, người đã 20 năm trời chống chọi bệnh ung thư. Trước khi chết ông đã để lại tác phẩm “phòng chống ung thư” kể lại quãng thời gian chiến đấu với bệnh tật. Một trong các phương pháp đã giúp ông chống chọi được căn bệnh nan y này trong 20 năm là luôn giữ một tinh thần khỏe mạnh không bi quan.

Muốn có một thân thể khỏe mạnh trước hết phải có một tinh thần khỏe mạnh. Tinh thần muốn khỏe mạnh thì trước tiên không được nghĩ những ý niệm xấu, hại người lợi mình. Một người lúc nào cũng sẵn sàng chịu thiệt thòi thì có bao giờ phải buồn. Ngược lại nhìn ai họ cũng thấy đáng thương.

Lòng thiện đã khởi thì tinh thần sung mãn. Tinh thần sung mãn thì bệnh tật không thể tác oai tác quái được. Đó cũng là điều phù hợp với triết lý Đông y “chính khí mạnh thì tà khí (tức bệnh tật) không thể xâm nhập được”.

Hương Quỳnh

Hiểu về Đức Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Thứ 6, 13/12/2013 | 20:02
Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu ai muốn hiểu rõ được về hết thảy các đức Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai, thì nên quán xét tánh thật của các pháp trên thế gian này tất cả đều là do tâm tạo thành.” (Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo.)

Khi quyết định buông bỏ thế tục, Đức Phật nghĩ gì?

Thứ 6, 13/12/2013 | 14:30
Cách đây hơn 2550 năm, có một chàng trai trẻ, con vua Suddhodana Gotama và hoàng hậu Mahà Màyà (1), đã quyết định từ bỏ đời sống thế tục, sống đời xuất gia học đạo từ năm 29 tuổi, đó là thái tử Siddhattha.

Tài sản 'kếch xù' của Đức Phật

Thứ 3, 10/12/2013 | 08:35
Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng.

Nếu còn sống, Đức Phật làm gì mỗi ngày?

Thứ 5, 05/12/2013 | 08:16
Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Đức Phật: Con người của mọi thời đại

Thứ 4, 04/12/2013 | 08:06
Ngài không cho rằng chỉ thuần có đời sống tinh thần; mà phải làm sao quân bình giữa đời sống vật chất và tinh thần . Một mặt Phật giáo khuyến khích con người cần có sự tiến bộ phát triển về vật chất, mặt khác Ngài cũng nhấn mạnh đến sự phát triển về đạo đức và tâm linh để có một xã hội hoà bình an lạc.

Có thể xem Đức Phật như là nhà cải cách xã hội

Thứ 6, 29/11/2013 | 14:16
Đức Phật đã xuất hiện trên thế gian này nhằm mục đích đem lại hạnh phúc an lạc cho muôn loại sinh linh, nhưng trước hết là cho nhân loại.

Hiểu về Đức Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Thứ 6, 13/12/2013 | 20:02
Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu ai muốn hiểu rõ được về hết thảy các đức Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai, thì nên quán xét tánh thật của các pháp trên thế gian này tất cả đều là do tâm tạo thành.” (Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo.)

Khi quyết định buông bỏ thế tục, Đức Phật nghĩ gì?

Thứ 6, 13/12/2013 | 14:30
Cách đây hơn 2550 năm, có một chàng trai trẻ, con vua Suddhodana Gotama và hoàng hậu Mahà Màyà (1), đã quyết định từ bỏ đời sống thế tục, sống đời xuất gia học đạo từ năm 29 tuổi, đó là thái tử Siddhattha.

Tài sản 'kếch xù' của Đức Phật

Thứ 3, 10/12/2013 | 08:35
Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng.

Nếu còn sống, Đức Phật làm gì mỗi ngày?

Thứ 5, 05/12/2013 | 08:16
Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Đức Phật: Con người của mọi thời đại

Thứ 4, 04/12/2013 | 08:06
Ngài không cho rằng chỉ thuần có đời sống tinh thần; mà phải làm sao quân bình giữa đời sống vật chất và tinh thần . Một mặt Phật giáo khuyến khích con người cần có sự tiến bộ phát triển về vật chất, mặt khác Ngài cũng nhấn mạnh đến sự phát triển về đạo đức và tâm linh để có một xã hội hoà bình an lạc.

Có thể xem Đức Phật như là nhà cải cách xã hội

Thứ 6, 29/11/2013 | 14:16
Đức Phật đã xuất hiện trên thế gian này nhằm mục đích đem lại hạnh phúc an lạc cho muôn loại sinh linh, nhưng trước hết là cho nhân loại.