Hơn 60% bé trai có bộ phận sinh dục bất thường, phụ huynh lo lắng

Hơn 60% bé trai có bộ phận sinh dục bất thường, phụ huynh lo lắng

Chủ nhật, 19/03/2017 | 15:27
0
Phụ huynh tại trường tiểu học Võ Thị Sáu (Hoàn Kiếm, HN) phản ánh với PV trong hoang mang, khi con số 62,9% số bé nam được khuyến cáo cần phải “can thiệp chuyên sâu bộ phận sinh dục”.

Theo đó, trao đổi với báo Người Đưa Tin, anh Hoàng Tuấn (trú tại quận Hoàn Kiếm, hiện có con theo học tại trường tiểu học Võ Thị Sáu) cho hay: “Ngày 10/3, sau khi đi học về, con trai có đưa cho tôi các loại phiếu đăng ký khám sức khỏe gồm “Phiếu đăng ký đánh giá chức năng cân bằng bàn chân” và “Phiếu đăng ký sàng lọc bất thường bộ phận sinh dục cho học sinh nam tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm”. Con tôi nói rằng cô giáo phát cho, dặn con mang về nhà đưa cho bố mẹ điền vào phiếu".

Giới tính - Hơn 60% bé trai có bộ phận sinh dục bất thường, phụ huynh lo lắng

Trường tiểu học Võ Thị Sáu. 

"Nội dung phiếu khám này ghi, “Năm 2016, quận Hoàn Kiếm tổ chức thực hiện thí điểm Chương trình sàng lọc bất thường bộ phận sinh dục cho trẻ trai tại các trường mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ tư thục địa bàn quận. Kết quả thực hiện sàng lọc cho thấy, số trẻ nghi ngờ cần can thiệp chuyên sâu chiếm tỉ lệ 62,9%, số trẻ thoát vị bẹn, không thấy tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ, dương vật dị dạng, lệch lỗ tiểu, hai lỗ tiểu… là những trường hợp cần can thiệp ngoại khoa", anh Tuấn cho hay.

Anh Tuấn không tránh khỏi hoang mang: “Tôi thực sự lo lắng, việc này liệu có phải nhầm lẫn? Nếu không nhầm lẫn thì chúng tôi phải làm sao?”.

Được biết, kết quả sàng lọc trên là kết quả của chương trình khám sàng lọc, kiểm tra bất thường bộ phận sinh dục bé trai tại các trường tiểu học trên địa bàn quận với các nội dung: Kiểm tra bộ phận sinh dục cho học sinh nam, phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến bao quy đầu (hẹp, dính, thắt), tinh hoàn ẩn, lệch lỗ tiểu, thoát vị bẹn do Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của quận Hoàn Kiếm đứng ra tổ chức.

Liên quan đến vấn đề trên, cô Lê Thúy Quỳnh - Hiệu trưởng trường tiểu học Võ Thị Sáu, và lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm đều cho biết, chức năng chuyên môn thuộc về phía quận và Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

Nói về kết quả đáng giật mình, bà Trương Thị Kim Hoa - người đứng đầu Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của quận Hoàn Kiếm cho biết: “Con số trên là có thật, nó không biết nói dối”.

Kết quả cho thấy tổng số trẻ tham gia sàng lọc là 2.675 trẻ, trong đó chỉ có 1.023 trẻ phát triển bình thường (chiếm 38,24%); 465 trẻ (chiếm 17,38%) cần chú ý vấn đề vệ sinh hàng ngày do dính, bán dính bao quy đầu, viêm nhiễm; 1187 trẻ (chiếm 42,29%) cần can thiệp chuyên khoa ở các dạng khác nhau.

Giới tính - Hơn 60% bé trai có bộ phận sinh dục bất thường, phụ huynh lo lắng (Hình 2).

Bà Trương Thị Kim Hoa. Ảnh: Internet

Theo bà Hoa, nhận thấy tình trạng trên, một kế hoạch hành động đã được tham mưu để UBND quận Hoàn Kiếm cho phép thực hiện trên địa bàn quận với sự ra đời của Chương trình sàng lọc các chỉ số phát triển, sàng lọc khiếm thính, sàng lọc phát hiện các bất thường bộ phận sinh dục ở trẻ trai tuổi đầu đời.

"Ở góc độ sàng lọc phát hiện các bất thường bộ phận sinh dục ở trẻ trai tuổi đầu đời, chương trình đã kết hợp với các bác sĩ nam khoa thuộc bệnh viện tại Hà Nội để tiến hành thăm khám tại 35 trường mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ tư thục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm chứ không riêng gì trường tiểu học Võ Thị Sáu", bà Hoa cho biết.

Đặc biệt, trong số tỷ lệ 62,9%, có nhiều trường hợp thiếu cả hai bên tinh hoàn. Trường hợp thiếu một hoặc cả hai bên tinh hoàn với y văn đây chính là biểu hiện của tình trạng tinh hoàn ẩn và không hiếm gặp. Tinh hoàn được hình thành trong bụng trong quá trình phát triển của bào thai. Trong vài tháng cuối cùng của bào thai, tinh hoàn dần dần rời khỏi bụng, đi qua một ống ở vùng bẹn và xuống bìu.

Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân như: sự kết hợp của di truyền học, sức khỏe bà mẹ và các yếu tố môi trường khác có thể làm gián đoạn hoóc-môn, thay đổi vật lý và hoạt động thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn… mà tinh hoàn không di chuyển vào vị trí thích hợp của nó trong túi da treo phía sau dương vật (bìu) trước khi bé trai sinh ra.

Thường thì chỉ một tinh hoàn bị ẩn, nhưng trong một số trường hợp, cả hai tinh hoàn có thể không xuống. Tình trạng này được gọi là tinh hoàn ẩn hoặc tinh hoàn lạc chỗ. Đây là bất thường cơ quan sinh dục hay gặp nhất ở trẻ em.

“Phụ huynh hoang mang là có cơ sở, đều xuất phát từ sự quan tâm yêu thương cho con mình, nhưng họ cần có kiến thức để chăm sóc con cho tốt. Sẽ không ảnh hưởng tới tương lai nếu như các con được can thiệp sớm”, bà Hoa khẳng định.

Công Luân

Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.