Hơn 60 ngày đêm chiến đấu “giặc Covid” của bác sĩ nơi tâm dịch

Hơn 60 ngày đêm chiến đấu “giặc Covid” của bác sĩ nơi tâm dịch

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 4, 02/02/2022 | 08:00
0
Mặc dù đã vào Tp.HCM rất nhiều lần, nhưng khi được điều động vào Tp.HCM hỗ trợ chống dịch với TS.BS Lưu Quang Thùy đây là chuyến đi đặc biệt nhất.

Hơn 60 ngày đêm chiến đấu “giặc Covid-19” là hơn 60 ngày đêm TS.BS Lưu Quang Thùy cùng các đồng nghiệp đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc cùng với bệnh nhân Covid-19 tại nơi nóng nhất của dịch bệnh lúc bấy giờ - Tp.HCM.

Những ngày cuối năm 2021, Người Đưa Tin đã được lắng nghe những chia sẻ về những ngày khó quên ấy từ TS.BS Lưu Quang Thùy, Phó giám đốc Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa kiêm Phó giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid 19 thuộc Bệnh viện Việt Đức tại Tp. Hồ Chí Minh.

Chuyến đi đặc biệt nhất

Người Đưa tin (NĐT): Đoàn bác sĩ Bệnh viện Việt Đức hỗ trợ Tp.HCM vào giai đoạn căng thẳng nhất, vậy lý do nào thôi thúc bác sĩ quyết định tham gia chống dịch?

TS.BS Lưu Quang Thùy: Khi nhận giao phó dẫn đoàn các y bác sĩ vào Tp. Hồ Chí Minh, tôi không suy nghĩ hay đắn đo quá nhiều.

Động lực quyết định lên đường chống dịch đối với tôi là những điều hết sức giản dị. Trước hết, đó là trách nhiệm của người làm nghề y trước bệnh tật, trách nhiệm của một người bác sĩ đối với sức khỏe người dân và biết chia sẻ với đồng nghiệp của mình.

Cuối cùng là tình yêu thương với đồng chí, đồng bào. Khi xảy ra đại dịch cũng giống như đất nước có chiến tranh. Đất nước Việt Nam ta như một “cơ thể” thống nhất không thể tách rời, đó là Trái tim Hà Nội, khúc ruột miền Trung và lá phổi là Tp. Hồ Chí Minh. Lá phổi tổn thương thì đội ngũ y bác sĩ các vùng miền trong cả nước đến cùng các đồng nghiệp tại Tp.HCM để chữa trị một phần cơ thể đó.

Bình tĩnh sống - Hơn 60 ngày đêm chiến đấu “giặc Covid” của bác sĩ nơi tâm dịch

TS.BS Lưu Quang Thùy, Phó giám đốc Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa kiêm Phó giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid 19 thuộc Bệnh viện Việt Đức tại Tp. Hồ Chí Minh.

NĐT: Ra tuyến đầu chống dịch sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Cảm xúc của các bác sĩ lúc đó thế nào?

TS.BS Lưu Quang Thùy: Lo lắng là cảm xúc không tránh khỏi đối với tất cả chúng tôi. Chỉ cần vào tâm dịch đã rất sợ rồi chứ chưa nói gì đến tiếp xúc và điều trị F0 hàng ngày. Mặc dù đã đi vào Tp.HCM rất nhiều lần, nhưng đây là chuyến đi đặc biệt nhất. Đội ngũ các bác sĩ đã tự xác định với chính mình sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.

Với cá nhân tôi còn mang trong mình trọng trách của người quản lý, phụ trách chuyên môn của trung tâm, lần đầu tiên bệnh viện ngoại khoa phụ trách điều trị bệnh truyền nhiễm tại một bệnh viện dã chiến, chưa có kinh nghiệm điều trị và chưa có một quy trình nào vận hành trung tâm nên nỗi lo càng nhân đôi.

Tuy nhiên, vượt lên trên những băn khoăn đó, chúng tôi luôn quyết tâm phải đạt mục tiêu kép, đó là chữa trị được nhiều bệnh nhân Covid 19 nhất cho thành phố, và bảo đảm an toàn cho đội ngũ chống dịch khi trở về.

Và rất may mắn, chúng tôi đã đạt được phần nào mục tiêu đó, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid thuộc Bệnh viện Việt Đức đã điều trị cho 971 bệnh nhân trong vòng hơn 2 tháng với hơn 600 người ra viện, đặc biệt hơn 700 nhân viên y tế làm việc tại trung tâm không bị lây nhiễm trong quá trình làm việc.

Bình tĩnh sống - Hơn 60 ngày đêm chiến đấu “giặc Covid” của bác sĩ nơi tâm dịch (Hình 2).

Đội ngũ các bác sĩ tại bệnh viện dã chiến

NĐT: Bệnh viện dã chiến được thành lập trong tình huống khẩn cấp, nhu cầu điều trị của bệnh nhân cao nhưng nguồn lực lại có hạn. Có giai đoạn nào bác sĩ cảm thấy quá tải?

TS.BS Lưu Quang Thùy: Giai đoạn tháng 8 và đầu tháng 9 thực sự rất quá tải, số lượng bệnh nhân Covid-19 nặng rất nhiều, tất cả các cơ sở y tế đều quá tải không đáp ứng được hết nhu cầu của người bệnh, nhiều bệnh nhân chuyển đến trung tâm đã rất muộn nên chuyển nặng và nguy kịch, bệnh covid với đặc tính tăng đông và bão cytokine nên chuyển nặng rất nhanh làm cho đơn vị thở máy rất quá tải.

Có những lúc trung tâm đông bệnh nhân nhất, mỗi ngày chúng tôi phải phân mấy trăm người làm việc từ khối hành chính, khối cận lâm sàng đến khối điều trị mới đảm bảo hoàn thành công việc.

Mặt khác, bệnh nhân covid thường không có người nhà nên nhân viên y tế phải chăm sóc toàn diện từ điều trị đến chăm sóc vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân hàng ngày, rất vất vả.

Lúc đó công việc thì nhiều, bệnh nhân nặng và đông, các quy trình vận hành trung tâm chưa có, công tác điều trị trái với chuyên ngành được đào tạo…làm cho chúng tôi phải vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm sau đó lại đào tạo cho chuyên ngành khác hoặc những người đến sau.

Ngày đi làm, xây dựng quy trình làm việc, tối về giao ban trực tuyến rút kinh nghiệm những ca lâm sàng hay rồi đào tạo online bởi những chuyên gia có kinh nghiệm. Công việc quá tải làm chúng tôi ít có thời gian nghỉ ngơi nên ai cũng bị giảm cân giai đoạn này.

Tuy nhiên, vượt qua tất cả khó khăn bỡ ngỡ trước mắt, chúng tôi đã nhanh chóng xây dựng các quy trình làm việc để đảm bảo công tác chữa trị và phòng chống dịch, giảm thiểu tối đa lây chéo cho các y bác sĩ.

Sau nhiều lần thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế, chúng tôi đã xây dựng hơn 30 quy trình từ khi tiếp nhận bệnh nhân, điều trị tại bệnh phòng, giải quyết bệnh nhân ra viện đến trao trả tài sản, thậm chí quy trình xử trí bệnh nhân tử vong cũng được hoàn thiện tối đa. Sau 3 tuần từ ngày nhận bệnh nhân đầu tiên thì các quy trình này hoạt động một cách rất trơn tru, lúc đó áp lực của chúng tôi cũng giảm được phần nào.

Bình tĩnh sống - Hơn 60 ngày đêm chiến đấu “giặc Covid” của bác sĩ nơi tâm dịch (Hình 3).

Bác sĩ được chia thành các ca/kíp để đảm bảo an toàn chăm sóc bệnh nhân

NĐT: Bệnh viện dã chiến Việt Đức đã xây dựng những phương án như thế nào để hạn chế không lây chéo cho các bác sĩ?

TS.BS Lưu Quang Thùy:  Điều trị bệnh nhân covid có rất nhiều khác biệt so với bệnh khác, do tỉ lệ lây chéo cao nên chúng tôi phân vòng điều trị làm 3 vòng (vòng 1 là những nhân viên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân covid, vòng 2 là những nhân viên tiếp xúc với bệnh phẩm, vòng 3 là khối hành chính điều hành).

Sau khi phân vòng điều trị thì việc sinh hoạt, đi lại và công tác chuyên môn đều phải tuân thủ như vậy nhằm tránh lây chéo nhau, trong tình huống có người nhiễm chúng tôi sẽ cách ly ngay kíp làm việc đó, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến công tác điều trị nói riêng và công tác chống dịch nói chung của toàn đoàn.

Công tác đào tạo về phương pháp phòng hộ rất quan trọng, tất cả các y bác sỹ đều được đào tạo từ trước khi vào chống dịch, sau đó được luyện tập thao tác đến khi thực sự thành thạo mới được vào tiếp xúc, điều trị và chăm sóc người bệnh F0.

Một đội mang tên “Cờ đỏ” được thành lập với nhiệm vụ kiểm tra giám sát tất cả các thành viên trong đoàn từ nơi sinh hoạt đến nơi làm việc, thậm chí khi mặc và tháo đồ bảo hộ cũng được giám sát chặt chẽ. 

Tất nhiên, tất cả các phương tiện phòng hộ như khẩu trang N95, quần áo bảo hộ PPE đều được kiểm tra đảm bảo chất lượng mới được sử dụng vào buồng bệnh.

Mọi hoạt động diễn ra tại bệnh viện đều theo một quy trình khép kín, chiến lược “một cung đường hai điểm đến” duy trì trong suốt quá trình vận hành trung tâm hồi sức tích cực từ khi bắt đầu hoạt động đến khi hoàn thành về Hà Nội.

Tất cả những biện pháp đó đã phát huy rất hiệu quả, qua hơn 2 tháng chiến đấu, với tổng số y bác sĩ làm việc tại Trung tâm có 605 người từ Bệnh viện Việt Đức; kết hợp với 80 người từ Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, 30 người từ Bệnh viện Bưu điện và 2 chuyên gia đến từ Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cùng với 22 thầy tăng từ Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam đến tiếp viện cho Bệnh viện Việt Đức. Với quân số hơn 700 người như vậy nhưng chúng tôi không để xảy ra trường hợp cán bộ y tế nào bị lây nhiễm. Tất cả đều an toàn trở về.

Bình tĩnh sống - Hơn 60 ngày đêm chiến đấu “giặc Covid” của bác sĩ nơi tâm dịch (Hình 4).

Những nhà "du hành" ờ bệnh viện dã chiến

“Bác sĩ là nhà du hành

NĐT: Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, kỷ niệm nào với bệnh nhân khiến bác sĩ nhớ nhất?

TS.BS Lưu Quang Thùy: Thời gian hơn 2 tháng chống dịch, chúng tôi đã có rất nhiều kỷ niệm vui buồn với nhân dân thành phố.

Tôi còn nhớ khi điều trị cho một cháu bé, cả gia đình bạn nhỏ đều nhiễm bệnh. Cháu gọi các bác sĩ là nhà du hành vì thấy chúng tôi mặc đồ bảo hộ. Và luôn mong đại dịch qua đi để các nhà du hành được trở về nhà.

Một tình huống nữa, đó là lúc 23 giờ đêm một ngày cuối tháng 8, bác sĩ trực báo cáo không thấy một bệnh nhân nữ 35 tuổi đang điều trị tại trung tâm. Lúc đó rất lo vì những nguy cơ lây nhiễm tiềm ẩn khi bệnh nhân ra ngoài xã hội.

Một mặt tôi báo cáo lãnh đạo Sở Y tế, một mặt trích xuất camera và phối hợp với công an, bảo vệ và y tế cơ sở để tìm bệnh nhân. Cuối cùng tìm được bệnh nhân cách trung tâm 500m ở dưới một kênh rạch gần đó, tôi phải cử 2 nhân viên mặc đồ bảo hộ ra đưa bệnh nhân “lấm bùn” về phòng điều trị lúc 1h30 sáng.

Hỏi bệnh nhân sao lại hành động vậy, cô ấy nói do “nhớ chồng nhớ con” quá nên tranh thủ về thăm rồi quay lại điều trị. Chúng tôi thấy rất thương bệnh nhân vì họ thực sự rất cô đơn khi nằm viện, bệnh nhân covid thường không có người thân khi đi viện do người nhà mất hoặc đi cách ly hết. Điều đó làm chúng tôi cố gắng nhiều hơn.

Nhưng cũng rất nhiều những kỷ niệm buồn vì vẫn có những bệnh nhân không qua khỏi. Những lúc như vậy tôi cảm thấy buồn, bất lực vì đại dịch quá phức tạp, mặc dù chúng tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không thể cứu sống hết các bệnh nhân.

Bình tĩnh sống - Hơn 60 ngày đêm chiến đấu “giặc Covid” của bác sĩ nơi tâm dịch (Hình 5).

Đội ngũ y tế còn có sự góp sức của các thầy tăng

NĐT: Những lúc làm việc căng thẳng, mệt mỏi đội ngũ các y bác sĩ, điều dưỡng đã làm gì để động viên nhau vượt qua những vất vả của công việc?

TS.BS Lưu Quang Thùy: Để vượt qua những vất vả, khó khăn trong công việc, chúng tôi phải lên kế hoạch hoạt động cụ thể cho trung tâm mình. Đầu tiên là trang bị kiến thức vững vàng cho nhân viên y tế cập nhật về điều trị covid cũng như kiến thức phòng hộ cá nhân.

Phân vòng điều trị tạo ra các team làm việc nhóm, xây dựng các group zalo, viber để thảo luận, chia sẻ những sự việc trong ngày. Phân ca/kíp làm việc một cách hợp lý để vừa đảm bảo công việc nhưng cũng có thời gian tái sản xuất sức lao động cho nhân viên.

Để giúp các bác sĩ giảm bớt mệt mỏi trong quá trình làm việc, tôi đã mời những giảng viên có kinh nghiệm chia sẻ về “đạo đức trong đại dịch” giúp cho các bác sĩ có cái nhìn khách quan trong đại dịch, biết khống chế cảm xúc của mình trước những mất mát đau thương.

Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến khích các hoạt động thể thao tại chỗ để đảm bảo sức khỏe.

Dù phải làm việc 24/24 giờ nhưng lãnh đạo trung tâm vẫn cố gắng tổ chức Trung thu “tại chỗ” đảm bảo cách ly, để khích lệ động viên tinh thần mọi người. Sau một thời gian làm việc, được chăm sóc về tâm lý mọi người cũng dần thích nghi với công việc và hiệu quả điều trị cũng từng ngày được cải thiện.

Bình tĩnh sống - Hơn 60 ngày đêm chiến đấu “giặc Covid” của bác sĩ nơi tâm dịch (Hình 6).

TS.BS Lưu Quang Thùy tại phòng điều khiển

NĐT: Giờ đây, khi đã quay trở về Hà Nội, nếu có dịp quay trở lại Tp.Hồ Chí Minh một ngày không xat, điều bác sĩ muốn nhìn thấy nhất ở nơi đây là gì?

TS.BS Lưu Quang Thùy: Tôi mong muốn rằng khi dịch được kiểm soát, được quay lại Tp. Hồ Chí Minh không phải là chiến đấu “một cung đường, hai điểm đến” nữa mà có thể được đi thăm quan thành phố, đến bến Nhà Rồng, du lịch khu sinh thái Cần Giờ hay đi dạo trên đường hoa Nguyễn Huệ, ngắm nhìn một Sài Gòn trẻ trung năng động, cảm nhận tình cảm nồng ấm của người dân Sài Gòn khi cùng chiến tuyến chống dịch.

Tôi tin rằng, tương lai thành phố mang tên Bác sẽ sớm hồi sinh như khi Covid-19 chưa xuất hiện, và chúng tôi sẽ mỉm cười nhẹ nhõm với một niềm tự hào khi mình đã đóng góp một phần nhỏ bé cho sự hồi sinh đó.

NĐT: Cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ!

Omicron lan tới 106 nước, Thái Lan tạm dừng nhập cảnh không cần cách ly

Thứ 4, 22/12/2021 | 13:39
Delta hiện là chủng trội trên toàn thế giới nhưng WHO đánh giá, Omicron đang có xu hướng lan nhanh, kéo theo những rủi ro.

Đại dịch Covid-19 khiến dân số Mỹ tăng trưởng thấp kỷ lục

Thứ 4, 22/12/2021 | 12:32
Theo tuyên bố của Cục Điều tra Dân số Mỹ, tốc độ tăng trưởng dân số chậm kỷ lục một phần là do đại dịch Covid-19.

Ấn tượng sâu đậm của nữ sinh 2 lần vào “điểm nóng Covid-19”

Thứ 4, 22/12/2021 | 08:24
Có mặt kịp lúc tại những “điểm nóng” về dịch Covid-19, Trần Thị Trà Giang cảm thấy may mắn khi được cống hiến sức trẻ của mình vào cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát triển khai liên kết đào tạo với nước ngoài

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Bộ GD&ĐT cho biết qua kiểm tra, một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đúng quy định.

Việt Nam chia sẻ, hỗ trợ đào tạo giáo dục với Angola

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:58
Trong năm 2024 này, Việt Nam - Angola kỳ vọng sớm ký lại Hiệp định hợp tác về giáo dục hai Chính phủ đáp ứng yêu cầu hợp tác trong tình hình mới.

Đề xuất tuyển giáo viên trình độ Cao đẳng dạy Chương trình GDPT 2018

Thứ 3, 26/03/2024 | 11:04
Đây là giải pháp mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra trong bối cảnh hiện nay vẫn thừa thiếu cục bộ giáo viên ở một số môn học chương trình mới.

Thí sinh có thể học ngành gì khi có thế mạnh về khối Khoa học xã hội?

Thứ 2, 25/03/2024 | 14:54
Với đa dạng các nhóm ngành, Khoa học xã hội vẫn chiếm tỉ lệ cao thí sinh lựa chọn theo học gần bằng với các ngành Kinh tế.

Trải nghiệm một ngày làm sinh viên để lựa chọn trường

Thứ 2, 25/03/2024 | 10:55
Thông qua định hướng, trải nghiệm môi trường đại học sẽ giúp các em lựa chọn được những ngôi trường phù hợp, yêu thích.
Cùng chuyên mục

Nữ sinh có điểm thi tốt nghiệp cao nhất tỉnh ngậm ngùi tính nghỉ học

Thứ 2, 31/07/2023 | 08:39
Có điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất tỉnh Quảng Bình nhưng vì hoàn cảnh gia đình, Ngọc đành ngậm ngùi tính chuyện nghỉ học... đi xuất khẩu lao động.

Nam sinh mắc bệnh hiểm nghèo giành học bổng Đại học Anh quốc Việt Nam

Thứ 3, 09/05/2023 | 09:00
Mặc dù mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh, hàng tháng phải đi viện truyền máu nhưng Nhật vẫn giành được học bổng “Trái tim sư tử” của Đại học Anh quốc Việt Nam.

Chuyện về những chuyến "xe 0 đồng" dành cho bệnh nhân nghèo

Thứ 2, 27/03/2023 | 14:35
Những chuyến "xe 0 đồng" đầy nghĩa tình đã trở thành điểm tựa tinh thần cho bệnh nhân nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

“Chưa bao giờ là muộn để học tiếng Anh với người theo nghề y!”

Thứ 2, 27/02/2023 | 08:06
Đó là chia sẻ về tầm quan trọng của tiếng Anh với nghề y của chàng bác sĩ trẻ có trình độ IELTS 8.0 ở Huế.

Chuyện về người “cha” 18 năm chôn cất hơn 1000 thai nhi xấu số

Chủ nhật, 26/02/2023 | 15:00
18 năm qua, ông Trọng cùng nhóm của mình lặng lẽ đến từng phòng khám, bệnh viện, cơ sở nạo phá thai,… để đưa thai nhi xấu số về chôn cất.