Hơn 6.000 xe ùn tắc ở cửa khẩu: Đề xuất chiến dịch "giải cứu" nông sản Việt

Lê Mạnh Quốc
Thứ 5, 23/12/2021 | 15:39
0
Thời gian thông quan kéo dài khiến hàng hóa nông, thủy sản sẽ bị hỏng, dự kiến phải đổ bỏ, không còn khả năng tiêu thụ. Ước tính thiệt hại lên đến 2.000 tỷ đồng.

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực trạng và đề xuất một số giải pháp cấp bách liên quan tới vấn đề “ùn tắc tại các cửa khẩu đường bộ Việt - Trung.”

Con số thiệt hại là...rất lớn

Văn bản do ông Trương Gia Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính ký, nêu rõ: “Tính đến sáng ngày 21/12, tổng lượng xe hàng hóa tồn tại các cửa khẩu chờ xuất khẩu sang Trung Quốc là hơn 6.300 xe; trong khi tại phía bên kia Trung Quốc, lượng phương tiện hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam còn tồn là khoảng hơn 3.000 xe.

Tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc, số cửa khẩu mở cho hàng hóa thông quan hiện chỉ còn là 6/71 cửa khẩu, lối mở; Năng lực thông quan của các cửa khẩu cũng giảm đáng kể.

Điển hình như tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã giảm 4,5 lần so với bình thường, chỉ còn khoảng 100 xe/ngày (bình thường là khoảng 450 xe/ngày); trong khi tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, từ thời điểm ngày 21/12, do thành phố Đông Hưng của Trung Quốc tạm thời đóng cửa, xét nghiệm Covid toàn thành phố để truy vết F0 nên năng lực thông quan cũng gần như bằng không.

Đồng thời, theo tin báo khẩn từ doanh nghiệp sáng ngày 23/12, tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, phía Trung Quốc tiếp tục gia tăng các biện pháp thắt chặt phòng ngừa dịch bệnh. Cụ thể: Theo yêu cầu của Ban Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Quốc vụ viện Trung Quốc, từ ngày 24/12, lái xe Việt Nam (và các lái xe nước ngoài nói chung) đều không được phép vào biên giới Trung Quốc.

Điều này dẫn tới số lượng hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Hữu Nghị có khả năng tiếp tục sụt giảm hơn nữa; trong bối cảnh tất cả các bến bãi tại các cửa khẩu đều đã quá tải do lượng xe tắc cả ở chiều đi và chiều về, không thể bố trí thêm.

Tình trạng ùn tắc dự kiến sẽ còn kéo dài trong thời gian tới do khả năng thông quan đã giảm tới mức tối thiểu và phía bạn không có kế hoạch mở lại các cửa khẩu trong thời gian ngắn tới đây, trong khi số xe hàng hóa dồn về các cửa khẩu tiếp tục tăng trong dịp cận Tết Nguyên đán.

Kinh tế vĩ mô - Hơn 6.000 xe ùn tắc ở cửa khẩu: Đề xuất chiến dịch 'giải cứu' nông sản Việt

Hiện nay trên toàn tuyến biên giới của 6 tỉnh phía Bắc, số cửa khẩu mở cho hàng hóa thông quan hiện chỉ còn là 6/71 cửa khẩu, lối mở. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do phía Trung Quốc vẫn đang kiên quyết thực hiện chính sách “không Covid”, nên chính quyền các tỉnh của Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam, Lào, Myanmar đều tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt dịch bệnh trên người và hàng hóa. Trong đó, có chính sách “đóng biên tức thời” nếu phát hiện ra bất cứ trường hợp nào là lái xe hay các nhân viên giao dịch tại các khu vực cửa khẩu của một trong hai nước bị nhiễm bệnh.

Hiện nay, mặt hàng tồn chủ yếu (chiếm tới 80-90%) tại các cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc là hàng nông sản và thủy sản. Với thời gian thông quan lên đến 20-30 ngày như hiện nay, hầu hết hàng hóa nông, thủy sản này sẽ bị hỏng, dự kiến phải đổ bỏ, không còn khả năng tiêu thụ. Thiệt hại về tiền hàng, theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, lên đến 2.000 tỷ đồng, chưa kể chi phí vận chuyển.

Với bối cảnh sắp đến vụ thu hoạch cuối năm, là vụ cao điểm của lượng hàng hóa nông, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nếu khả năng thông quan không được cải thiện, con số thiệt hại sẽ còn lớn hơn rất nhiều lần.

Ngoài ra, tình trạng quá tải ở mọi bến bãi, cửa khẩu cộng với tốc độ thông quan chậm còn ảnh hưởng tới nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu khác, đặc biệt là hàng linh kiện điện tử, hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước (như lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ với ván bóc, gỗ bóc…), mà hiện các doanh nghiệp đang rất cần để gấp rút hoàn thành các đơn hàng đã ký dịp cuối năm.

Một số tập đoàn sản xuất hàng điện tử lớn nhất Việt Nam cho biết, do linh kiện không thể nhập về qua cửa khẩu đường bộ theo kế hoạch mà lại không thể dừng dây chuyền sản xuất nên các doanh nghiệp đã phải ứng phó tạm thời bằng cách chuyển sang các phương thức vận chuyển khác tốn kém hơn như đường hàng không với chi phí đắt hơn 76% (chưa tính phụ phí dịch bệnh 15%).

Tuy nhiên, ngay cả khi áp dụng biện pháp này thì mức độ rủi ro bị chậm hàng, dừng hàng vẫn là rất cao, doanh nghiệp có thể bị thiệt hại lớn nếu phải dừng dây truyền sản xuất.

Người Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt

Cũng theo nội dung báo cáo, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đề xuất Thủ tướng Chính phủ một số điểm cơ bản trên cơ sở tiếp nhận ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và các Hiệp hội

Thứ nhất, đối với hàng hóa hiện đang ùn tắc tại các cửa khẩu, do các cuộc đàm phán cấp địa phương giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua đã được tổ chức nhưng chưa thể giải quyết được vướng mắc, do đó Ban IV đề xuất Chính phủ xem xét tiến hành một cuộc trao đổi cấp cao hơn giữa hai bên để cùng nhận diện nút thắt và đưa ra giải pháp tháo gỡ phù hợp với mục tiêu là khẩn trương giải phóng lượng hàng hóa và xe tồn tại các cửa khẩu, đưa hoạt động xuất nhập khẩu hai nước dần trở lại bình thường trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Theo đó, đề xuất xem xét các nội dung như việc trao đổi, đàm phán với phía Trung Quốc để bố trí cửa khẩu thông quan riêng cho hàng linh kiện điện tử, hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước so với hàng nông, thủy sản; Phối hợp lực lượng chuyên môn hai nước để bàn giao theo đợt, giải phóng các xe hàng, container, tài xế đang “kẹt” tại cửa khẩu hai bên.

Kinh tế vĩ mô - Hơn 6.000 xe ùn tắc ở cửa khẩu: Đề xuất chiến dịch 'giải cứu' nông sản Việt (Hình 2).

Thực tế các cuộc đàm phán cấp địa phương giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua đã được tổ chức nhưng chưa thể giải quyết được vướng mắc. 

Bên cạnh hoạt động đàm phán, đề xuất Chính phủ xem xét giao các địa phương có các cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc khẩn trương rà soát, khảo sát, thiết lập vùng đệm đối với hàng hóa trao đổi với Trung Quốc để quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh Covid-19 tại khu vực đệm này nhằm phát hiện sớm và cách ly người/vật mắc covid ngay tại đầu vùng đệm, không để xảy ra tình huống phát hiện người/vật mắc Covid-19 ở điểm giáp biên dẫn tới hành động “đóng biên tức thời” của phía Trung Quốc.

Với những điều kiện thuận lợi về địa lý, cơ sở hạ tầng, đề xuất triển khai thí điểm mô hình vùng đệm tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả sơ kết mô hình vùng đệm thí điểm sẽ là cơ sở để áp dụng tại địa bàn khác có cửa khẩu thông quan hàng hóa với Trung Quốc.

Thứ hai, đối với hàng nông sản sắp thu hoạch và chuẩn bị xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đường bộ trong dịp cận Tết, đề xuất Chính phủ giao Bộ NN&PTNT khẩn trương thông tin, làm việc với các địa phương trên cả nước để dừng tạm thời các chuyến hàng đang có kế hoạch vận chuyển lên cửa khẩu, hướng dẫn người nông dân trì hoãn thu hoạch (nếu có thể) hoặc tiếp tục bảo quản tại kho, để chờ giải phóng bớt hàng ùn ứ hiện tại thì mới tiếp tục đưa hàng mới về các cửa khẩu;

Bên cạnh đó, cần thiết lập kênh thông tin, liên lạc thông suốt để điều tiết lượng hàng nông sản lên các cửa khẩu ở mức độ vừa phải, tránh đẩy hoàn toàn áp lực cho các tỉnh biên giới.

Đặc biệt khẩn trương phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể, huy động đồng thời sự hỗ trợ từ các kênh báo, đài trong nước để khởi động gấp rút chiến dịch tuyên truyền “Người Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt” dịp cận Tết.

Kinh tế vĩ mô - Hơn 6.000 xe ùn tắc ở cửa khẩu: Đề xuất chiến dịch 'giải cứu' nông sản Việt (Hình 3).

Về dài hạn, cần chú trọng quy hoạch, đầu tư hạ tầng logistics, đặc biệt mở rộng, tăng diện tích các kho bãi, địa điểm tập kết cho hàng hóa và xe vận tải hàng hóa làm thủ tục thông quan thuận lợi.

Song song với các biện pháp cấp bách trước mắt, Ban IV và các Hiệp hội cũng xin đề xuất Chính phủ chỉ đạo các Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đẩy mạnh các hội nghị xúc tiến thương mại để doanh nghiệp tìm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường truyền thống.

Các địa phương cũng cần kết hợp với các hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh tuyên truyền để người nông dân, doanh nghiệp thay đổi tập quán kinh doanh xuất khẩu từ phương thức truyền thống, không có hợp đồng thương mại sang hình thức chính ngạch, mua bán theo hợp đồng, với điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Trong dài hạn, đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương có cửa khẩu với Trung Quốc chú trọng quy hoạch, đầu tư hạ tầng logistics, đặc biệt mở rộng, tăng diện tích các kho bãi, địa điểm tập kết cho hàng hóa và xe vận tải hàng hóa làm thủ tục thông quan thuận lợi.

Ùn tắc nông sản tại Lạng Sơn, Phó Thủ tướng chỉ đạo các Bộ tháo gỡ

Thứ 7, 18/12/2021 | 16:44
Trước tình hình tắc nghẽn hàng hóa nông sản ở các cửa khẩu, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các Bộ, ngành tập trung tháo gỡ với các giải pháp quyết liệt hơn.

Bộ Công Thương: Chưa thể giải quyết dứt điểm việc ùn ứ tại Lạng Sơn

Thứ 3, 14/12/2021 | 16:55
Tình trạng ùn ứ, tồn đọng hàng hóa nhất là nông sản, trái cây tại các cửa khẩu phía Bắc, nhất là trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa được giải quyết dứt điểm.

Đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Thứ 4, 09/06/2021 | 20:00
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất sang Trung Quốc, nhất là hoa quả trong mùa thu hoạch.
Cùng tác giả

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Xây dựng thương hiệu du lịch Điện Biên từ nội lực văn hóa

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:00
Điện Biên có tài nguyên văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc của các tộc người. Đây là nguồn lực to lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.

Ngăn chặn, loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tiêu cực trong đấu thầu

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:08
Bộ GTVT yêu cầu thực hiện nghiêm các chỉ đạo của bộ về công tác lựa chọn nhà thầu; nghiêm cấm các hành vi dàn xếp, thông thầu, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu.

Tăng chuyến bay dịp Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:32
Các chuyến bay đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao của hành khách với nhiều lựa chọn giờ bay thuận lợi, cũng như hỗ trợ công tác tổ chức sự kiện của tỉnh Điện Biên.
Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp có thể mua bán điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:10
Hoạt động mua bán điện trực tiếp dự kiến được thực hiện qua 2 phương án là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.