Hợp nhất bằng ĐH: Bộ GD&ĐT lo “nồi cơm” của các trường, bỏ quyền lợi người học?

Hợp nhất bằng ĐH: Bộ GD&ĐT lo “nồi cơm” của các trường, bỏ quyền lợi người học?

Hà Công Luân
Thứ 7, 09/12/2017 | 07:06
1
Từng có câu “Dốt như chuyên tu, ngu (hay tù mù) như tại chức” nhưng đào tạo tại chức là “nồi cơm” của nhiều trường đại học. Hợp nhất bằng chính quy và tại chức sẽ thiệt thòi cho người học thật.

Ở nước ta lâu nay, học chương trình đã khác nhau. Hệ chính quy thì nghiêm túc, chặt chẽ hơn. Hệ vừa học vừa làm thì chương trình học bị cắt xén đi, đánh giá thì lỏng lẻo hơn, đó là "bài toán" hóc búa đối với bộ GD&ĐT thời gian vừa qua.

Vì thế, trong dự thảo luật Giáo dục đại học được bộ GD&ĐT công bố mới đây khiến nhiều người băn khoăn.

Liên quan đến câu chuyện này, báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng bộ GD&ĐT.

Giáo dục - Hợp nhất bằng ĐH: Bộ GD&ĐT lo “nồi cơm” của các trường, bỏ quyền lợi người học?

Nguyên Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phạm Minh Hạc.

PV: Thưa ông trong dự thảo luật Giáo dục đại học được bộ GD&ĐT công bố mới đây, đáng chú ý có điểm sẽ không còn phân biệt hai loại bằng chính quy hay tại chức. Là một người đã dành cả đời gắn bó với sự nghiệp giáo dục, ông nghĩ sao về sự thay đổi này?

Ông Phạm Minh Hạc: Chất lượng đầu vào đào tạo tại chức thấp hơn chính quy, thời lượng học lý thuyết và thực hành cũng ít hơn. Chưa kể có trường đào tạo tại chức diễn ra vào ngày cuối tuần, ở địa phương rất khó kiểm soát thi, kiểm tra; tình trạng đi học thuê, thi hộ vẫn còn.

Nếu Việt Nam muốn không phân biệt bằng cấp thì bỏ hình thức đào tạo vừa làm vừa học. Còn, khi đã tổ chức vừa làm vừa học thì không thể không có sự khác biệt với đào tạo chính quy. Hơn nữa, lâu nay các trường lại có đối sách, rất khó kiểm soát. Cho nên việc không phân biệt hình thức đào tạo cũng phải có lộ trình.

PV: Ông vừa nói đến chất lượng đào tạo hệ tại chức ở nước ta chưa được tốt. Vậy nếu như việc đánh đồng 2 loại hình đào tạo được thực hiện thì điều gì sẽ xảy ra?

Ông Phạm Minh Hạc: Nếu bây giờ, bộ GD&ĐT không phân biệt hình thức đào tạo trên văn bằng, người ta tìm cách học tại chức sẽ dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực không đảm bảo. Trong điều kiện hiện nay, trên văn bằng nên ghi: Bằng ĐH chính quy tập trung, Bằng ĐH vừa làm vừa học. Khoảng 10 - 15 năm nữa, khi thị trường lao động phát triển thì không cần phân biệt hình thức đào tạo trên văn bằng.

Thực tế, cách tổ chức và kiểm tra đánh giá của hình thức đào tạo của ĐH chính quy và vừa làm vừa học còn vênh nhau. Điều này thể hiện rõ ở việc, tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện theo quy chế đào tạo, chương trình đào tạo vừa làm vừa học về cơ bản gần như chính quy. Tuy nhiên, một số môn lý thuyết hoặc các thí nghiệm có tính chất chuyên sâu đã bị bỏ đi.

Hơn nữa, 2 loại hình đào tạo này khác nhau ở chất lượng đầu vào. Không thể cho người thi đại học 30 điểm với người không phải thi có một tấm bằng giống nhau được. Như vậy thiệt thòi vô cùng, còn đâu sự công bằng cho người học.

PV: Theo như giải thích của bộ GD&ĐT, để đảm bảo chất lượng đầu ra thì bộ sẽ xây dựng một chuẩn đầu ra để người học chính quy hay tại chức đều phải “vượt rào” với độ khó như nhau nếu như muốn ra trường. Ông nghĩ sao?

Ông Phạm Minh Hạc: Khi đã hợp nhất hai văn bằng thì chắc chắn số người đi học tại chức sẽ đông hơn. Đây coi như là “cần câu cơm”, “nồi cơm” của các trường đại học được chăm lo. Liệu các trường có khắt khe, nghiêm túc khi mà quyền lợi kinh tế của mình ở đó? Đó còn là điều phải bàn.

Nên nhớ rằng giá trị bằng cấp là việc phải được quy định trong luật nhằm đảm bảo giá trị văn bằng theo hình thức tập trung và không tập trung toàn thời gian. Dù đào tạo theo hình thức nào cũng phải có cùng một giá trị về chuẩn đầu ra. Nhưng cần chú ý rằng chuẩn đầu ra chỉ là một sự tuyên bố còn giá trị của chuẩn đầu ra sẽ phụ thuộc vào các điều kiện đảm bảo chất lượng để đảm bảo giá trị của văn bằng.

PV: Như vậy có thể nói việc sáp nhập 2 loại hình đào tạo là không thể thực hiện nếu như muốn giữ chất lượng đào tạo?

Ông Phạm Minh Hạc: Bộ GD&ĐT cần có lộ trình thực hiện việc không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng. Tất nhiên, về phía các trường, để đào tạo tại chức có chất lượng, cần phải kiểm soát chuẩn đầu vào giống như chính quy.

Đặc biệt nhà trường thực hiện cùng một hệ thống đánh giá giữa hai hình thức đào tạo. Để làm được điều này, các trường phải làm một loạt yêu cầu về hệ thống đảm bảo chất lượng (kiểm định chương trình, kiểm định trường). Đồng thời, chú trọng áp dụng đồng nhất hệ thống kiểm tra đánh giá. Khi đó, xã hội mới yên tâm về việc cấp cùng một loại văn bằng cho hai hình thức đào tạo khác nhau.

PV: Xin cảm ơn ông!

Đại học Quốc gia TP.HCM: Bổ nhiệm lãnh đạo sai quy định, thu "lố" học phí 81 tỷ đồng

Thứ 3, 05/12/2017 | 22:26
Thanh tra Chính phủ phát hiện Đại học Quốc gia TP.HCM bổ nhiệm nhiều lãnh đạo trường, khoa trái quy định. Ngoài ra, 6 đơn vị thành viên của trường thu lệ phí, học phí cao hơn và ngoài danh mục quy định với tổng số tiền lên đến hơn 81 tỷ đồng.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Học phí đại học tăng cao, lối đi nào cho thí sinh khi chọn trường?

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Theo các chuyên gia, các sĩ tử nên cân nhắc tìm hiểu học phí trong quá trình đăng ký nguyện vọng, tuy nhiên cũng không nên để tài chính làm hạn chế đam mê.

Kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh hội đồng dã man nữ sinh

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:49
Cơ quan chức năng đã có kết quả kiểm tra, xử lý nhóm học sinh đánh và xúc phạm nữ sinh N.T.H.

Tốt nghiệp THPT 2024: Những nội dung sĩ tử cần nắm chắc trước kỳ thi

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:37
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần có những “chiến thuật” ôn tập phù hợp, tránh gây mất thời gian nhưng không đem lại hiệu quả.

Hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:18
Việc đăng ký thử nhằm giúp các thí sinh tập dượt, làm quen với việc đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến, từ đó hạn chế các sai sót, nhầm lẫn...
     
Nổi bật trong ngày

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Cảnh báo miền Bắc lại sắp có mưa dông, sấm động

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:15
Dự báo thời tiết hôm nay (24/4) ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Dự báo thời tiết ngày 23/4/2024: Hôm nay trời dịu mát hay nắng nóng?

Thứ 3, 23/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (23/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.