Huyền thoại boxing mang trái tim bác ái

Huyền thoại boxing mang trái tim bác ái

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
0
Với vóc dáng “khổng lồ”, cao 1m91, Muhammad Ali có tốc độ di chuyển và tung đòn nhanh như tia chớp.

Đến với quyền anh nhờ... bị trộm

Ali chào đời tại Louisville, Kentucky, Mỹ ngày 17/1/1942 với "tên cúng cơm" là Cassius Marcellus Clay. Ông được đặt theo tên của cha, Cassius Marcellus Clay Sr., người được đặt theo tên của nhà chính trị, người theo chủ nghĩa bãi nô thế kỷ 19, Cassius Marcellus Clay (Clay đổi tên thành Muhammad Ali sau khi cải đạo theo Hồi giáo năm 1964). Là con trai cả trong gia đình không mấy tiếng tăm, bố là họa sĩ vẽ biển quảng cáo còn mẹ vừa làm nội trợ vừa làm hầu phòng thêm cho những gia đình da trắng giàu có, không ai ngờ Ali lại trở thành một võ sĩ hàng đầu thế giới.

Khi còn là học sinh, Muhammad Ali luôn quan tâm đến quyền anh hơn là để ý tâm trí vào sách vở. Nói về anh cả của mình, người em trai của Ali, Rudy nhớ lại: “Anh ấy suốt ngày bảo tôi ném đá vào người anh ấy. Ban đầu tôi nghĩ anh ấy bị điên nhưng chưa bao giờ tôi ném trúng người anh ấy. Anh ấy né được tất cả”.

Nghe/Xem - Huyền thoại boxing mang trái tim bác ái

Huyền thoại quyền anh Muhammad Ali.

Con đường đưa anh đến với quyền Anh rất khác người. Trong một lần đi xem biểu diễn tại Sân vận động Columbia (Louisville), cậu bé Ali bị trộm mất chiếc xe đạp. Và chính tên ăn trộm xe của Ali đã mở đường cho anh đến với niềm đam mê môn thể thao này.

Ali đến gặp “chú” cảnh sát kiêm huấn luyện viên quyền anh Joe Martin trình bày: “Cháu muốn “bụp” tên đã trộm xe của cháu”. “Chú nghĩ cháu nên học cách đánh và thách đấu đàng hoàng chứ không nên đi “bụp” người khác”, Martin trả lời.

Nhìn ra tố chất trong Ali, Martin nhận đào tạo cho “thiên tài boxing”. Những ngày đầu “chập chững vào nghề”, Ali đã kiếm được 4 USD cho mỗi trận đấu. Khi đó anh 12 tuổi.

Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của người thầy, Ali đã sớm trở thành một ngôi sao của làng quyền Anh nghiệp dư và gặt hái được nhiều thành công ngay từ khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường.

Thầy Joe Martin nói về cậu học trò xuất sắc: “Cậu ấy đứng vững vì có lòng quyết tâm mạnh mẽ. Ali là một chàng trai sẵn sàng hi sinh để đánh đổi lấy thành công. Gần như không điều gì có thể làm cậu ấy nản lòng. Ali thực sự là một “người thợ” cần mẫn nhất mà tôi từng gặp”, Martin nhận xét.

Kết quả học tập khá kém, nhưng những thành tích thể thao của Ali thực sự đáng được ghi nhận. Ali đã đem về 6 huy chương Kentucky Gold Glove và tốt nghiệp với số điểm trung bình. Bằng một dự cảm, hiệu trưởng của trường, nơi Ali theo học, nói rằng khi Ali tốt nghiệp cũng là cơ hội để nhà trường nổi tiếng.

18 tuổi, sau nhiều trận đấu “bất bại”, Ali có chút “tiếng tăm” và được gọi vào Đội tuyển quốc gia để tham gia Thế Vận Hội mùa hè tại Rome. Đây là chuyến bay để đời của Ali, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ali đặc biệt sợ máy bay.

Con trai của huấn luyện viên Joe Martin kể với báo giới: “Ban đầu Ali từ chối tham gia đội tuyển quốc gia vì sợ bay. Nhưng cuối cùng anh ấy cũng đồng ý. Rồi anh ấy đến cửa hàng quân dụng, mua một cái dù và đeo nó trong suốt chuyến bay. Ali còn quỳ xuống ghế và cầu nguyện với chiếc dù “hộ mệnh”.

Tại thế vận hội đầu tiên đó, Ali đã mang về cho Tổ quốc tấm HCV Olympic 960 ở hạng cân bán nặng, sau khi đánh bại đối thủ người Ba Lan. Một tấm HCV Olympic sau 6 năm bị trộm xe đạp ở Louisville. Hẳn Ali phải “biết ơn” tên trộm xe của mình.

Trở về sau chiến thắng vang dội, Ali được chào đón ở cả New York và Louisville. Anh quyết định kí hợp đồng với nhà tài trợ Sponsoring Louisville. Ali được nhận 10.000 USD tiền mặt và 4.000 USD/năm tiền bảo hiểm trong vòng 2 năm. Theo hợp đồng, Ali sẽ phải chia 50% số tiền mà mình kiếm được cho nhà tài trợ và đổi lại, Sponsoring sẽ “bao” toàn bộ chi phí cho mọi trận đấu và cả phí rèn luyện, đào tạo cho Ali. Ngay khi nhận được những khoản tiền đầu tiên từ bản hợp đồng, Ali sắm ngay cho mẹ một chiếc ô tô màu hồng hiệu Cadillac.

Nghe/Xem - Huyền thoại boxing mang trái tim bác ái (Hình 2).

Ali trong trận đấu hạ nốc ao võ sĩ Foreman

Gian nan chinh phục đỉnh cao

Ngay sau khi trở về quê hương với niềm hân hoan vô hạn, nhà vô địch quyền anh này đã chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp. Sau khi “tầm sư học đạo” tay đấm huyền thoại Angelo Dundee, Ali nhanh chóng được nổi tiếng bởi phong cách quyền anh chính thống thông qua những thành quả ngoạn mục và sự tiến bộ vượt bậc.

Với vóc dáng “khổng lồ” (cao 1m91), anh có tốc độ di chuyển và tung đòn nhanh như tia chớp. Khi tốc độ chậm lại, anh sử dụng trí thông minh và khôn khéo để đánh bại các đối thủ. Anh có tài kết hợp chân tay khá khéo léo và những kỹ năng phòng thủ sắc bén trong các cuộc so tài. Có thể khẳng định, không có võ sĩ nào làm được như vậy. Nhiều người cho rằng, Ali được sinh ra là để “đánh nhau”.

Năm 1963 đã mở ra cánh cửa đến danh hiệu vô địch cho Ali. Anh đã chiến thắng khó khăn trước Doug Jones trong cuộc đấu được gọi là "Cuộc đấu của năm". Sau chiến thắng này, anh được xếp hạng là “Tay đấm của năm” và hiển nhiên cái tên Ali được điền vào danh sách đối thủ của nhà vô địch quyền anh thế giới Sonny Liston.

Đến thời điểm đó, Ali sở hữu 19 trận thắng với 15 lần knock out và không lần nào thất bại. Nhưng theo giới chuyên gia thì Ali vẫn được cho là ít có khả năng hơn so với Sonny (được xem là không thể đánh bại). Trước khi thượng đài, Liston tự tin nói rằng: "Tôi nghĩ mình sẽ làm tổn thương anh chàng tội nghiệp đó mất thôi".

Vào ngày 25/2/1964, Ali có cuộc so găng chuyên nghiệp đầu tiên với Sonny Liston ở Miami. Một điều ngạc nhiên là Sonny bị lấn át bởi sự năng động, tốc độ và sự di chuyển hợp lý của Ali. Sonny điên tiết trong sự bất lực trước Ali. Anh khiến Sonny phải bỏ cuộc ở hiệp đấu thứ 7.

Việc “hạ gục” người giỏi nhất lúc bấy giờ trong 6 hiệp là chiến thắng lớn nhất của Ali trong suốt những năm thập niên 60. Chiến thắng này đồng nghĩa với việc Ali lần đầu giành ngôi vô địch hạng nặng thế giới. Khi đó, Ali 22 tuổi. Chiến thắng này luôn được xem là một trong những trận đấu hấp dẫn và bất ngờ nhất lịch sử quyền anh. Thậm chí Ali đã phấn khích hét lên: "Tôi là người vĩ đại nhất. Tôi là vua của thế giới".

Không lâu sau chiến thắng nổi tiếng, Ali cải đạo - sang đạo Hồi - và đổi tên thành Muhammad Ali. Tại Lewiston, Maine năm 1965, Ali gặp lại Liston trong trận đấu bảo vệ chức vô địch thế giới. Khác với một năm trước, chiến thắng lần này đến rất nhanh khi Ali đấm gục đối thủ ngay phút đầu tiên của hiệp một.

Từ 25/2/1965 tới 20/6/1967, Ali đã thống trị thể loại hạng nặng. Thất bại đầu tiên của Ali trong những lần bảo vệ danh hiệu là khi gặp tân vô địch thế giới Joe Frazier ở Madison Square Garden tháng 3/1971. Đó là lần đầu tiên hai nhà vô địch thế giới - vốn đang có thành tích bất bại - đối đầu với nhau. Sau khi gượng dậy từ thất bại trước Joe, để trở lại đỉnh cao của thể loại hạng nặng, Ali đã thực hiện 14 trận đánh và 39 trận biểu diễn từ 25/6/1971 tới 30/7/1974. Mục đích của ông là trở về đỉnh cao bằng các hoạt động quyền anh và thu thập đủ số trận thắng để được xem là võ sĩ số 1 thế giới.

Nghe/Xem - Huyền thoại boxing mang trái tim bác ái (Hình 3).

Ali tyrong đám cưới con gái Laila Ali (thứ hai bên phải)

Trong suốt thời gian này, Ali đã chấp nhận thách đấu với các võ sĩ giỏi nhất nước Mỹ để đạt danh hiệu “Vô địch Bắc Mỹ”. Năm 1973, con đường chinh phục của ông có một sự cố, khó khăn nhất đã đến với ông vào ngày 31/3 ở San Diego trong trận đấu với Ken Norton. Tay đấm đến từ California đánh vỡ quai hàm của ông ở hiệp thứ 2. Ông đã thua lần thứ hai trước đối thủ có tài năng bẩm sinh nhưng sải tay ngắn này. Không ít người đã tỏ ra khinh thường Ali sau thất bại đó.

Ali thượng đài lần cuối vào ngày 1/12/1981, đối thủ của ông đó là nhà vô địch Trevor Berbick. Mọi người không đánh giá đây là trận đấu mà chỉ coi là "trận cười ở Bahamas". Bởi lúc đó Ali đã ở bên kia sườn dốc của sự nghiệp, có rất ít fan hâm mộ. Như được dự báo từ trước, Ali đã bị thua. Đến đây, sự nghiệp lẫy lừng của một huyền thoại hoàn toàn chấm dứt. “Tay đấm siêu hạng” nghỉ hưu ở tuổi 40. Thời gian dài sau đo,á quyền anh thế giới như thiếu đi sức hút.

Năm 1996 ông tham gia rước đuốc ở Thế vận hội Atlanta. Cũng tại Thế vận hội năm đó Ali được nhận lại chiếc Huy chương vàng từng giành năm 1960. Ali nói, chiếc huy chương nguyên bản đã bị ông ném xuống sông Ohio sau khi bị từ chối phục vụ trong một nhà hàng chỉ dành cho người da trắng. Cho đến nay đây vẫn là một câu chuyện gây tranh cãi.

Thanh Xuân


Tag: motthegioi