Nữ chúa rừng xanh trên cao nguyên Di Linh (Kỳ cuối)

Nữ chúa rừng xanh trên cao nguyên Di Linh (Kỳ cuối)

Chủ nhật, 14/04/2013 | 15:20
0
Nhiều tài liệu về nữ tướng Ka Nhòi đều khẳng định rằng phong trào Mọ Kọ không hề có sự lãnh đạo của một lực lượng nào khác, nghĩa là một phong trào hoàn toàn tự phát. Nhưng trong những câu chuyện về bà mà cận thần K'Sen thường kể đi kể lại cho con cháu mình nghe, vẫn thấp thoáng đâu đó hình bóng của một người Kinh mà ngoài bà Ka Nhòi, ngay cả ông cũng chưa một lần được nói chuyện cùng.

Người Kinh mặc khố bí ẩn

Trong cuốn Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng chỉ có vài dòng ngắn ngủi ghi lại phong trào Mọ Kọ của bà Ka Nhòi. Cuộc khởi nghĩa của bà (cuối năm 1938) cận kề Cách mạng tháng Tám vụt lóe lên như ánh lửa rừng rồi vội tắt ngấm, chìm vào lãng quên. Nhưng những người K'Ho ở Đồng Đò thì không quên bất cứ một điều gì liên quan đến bà. Ngay cả một người Kinh xa lạ, bí ẩn sống cùng với buôn làng họ và đôi lần xuất hiện trong quãng thời gian bà Ka Nhòi dấy binh khởi nghĩa.

Trong trí nhớ của dân làng, người Kinh ấy có dáng hơi gầy, da trắng, mặc khố như đồng bào Thượng, nói giọng Bắc miền Trungå. Nhưng không một ai trong làng hay trong nhóm nghĩa quân của bà được biết tên ông, vì đó là nguyên tắc hoạt động bí mật lúc bấy giờ. Nghĩa quân chỉ nhìn thấy ông từ xa trong một vài lần rất hiếm hoi khi ông đến bàn bạc, hội ý kín với Mọ Kọ, và chỉ duy nhất mình bà Mọ Kọ được tiếp xúc mà thôi.

Nơi gặp gỡ của hai người là đại bản doanh của nghĩa quân tại một khu rừng nguyên sinh bên cạnh suối Đạ Sar, làng Đồng Đò trước đây. Ngay như ông K'Sen, tuy là người thân tín, là cận thần, lại là cậu họ của Nữ chủ tướng, nhưng cũng chỉ được đứng ở bên ngoài làm nhiệm vụ canh gác chứ không được đến gần,  cũng không được tiếp xúc với người Kinh này.

Xã hội - Nữ chúa rừng xanh trên cao nguyên Di Linh (Kỳ cuối)

Cà phê phủ xanh buôn làng Đồng Đò, xã Tân Nghĩa hiện nay

Vào năm trước khi Mọ Kọ chết (bà chết năm 1973), người "cấp trên" ấy vẫn còn đến gặp Mọ Kọ - ở lần gặp này cũng vậy, nguyên tắc vẫn như thuở bà Mọ Kọ còn hoạt động: Xong là ông vội vàng đi ngay. Dẫu cuộc gặp này diễn ra chớp nhoáng, dân làng Đồng Đò vẫn đủ thời gian để nhận ra "Người Kinh mặc khố" ấy. Nhờ vậy, trong trí nhớ của những người già ở làng Đồng Đò ngày nay, trong đó có già làng K'Sen thì "người Kinh mặc khố" năm nào không thể lẫn với ai được. Nhưng tiếc thay, kể từ khi bà Ka Nhòi mất, nhân vật "người Kinh mặc khố" bí ẩn chưa một lần xuất hiện trở lại Đồng Đò. Và từng ấy thời gian đã qua đi, không biết người Kinh này còn sống hay cũng đã về với đất, mang theo những bí mật về mối quan hệ với nữ chúa rừng xanh Ka Nhòi qua bên kia thế giới?

Phong trào kháng Pháp của người phụ nữ dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên, nối tiếp phong trào N'Trang Lơng có tên là Mọ Kọ ấy nổ ra từ 1937, và kết thúc vào khoảng 1940. Đây là giai đoạn ở Đà Lạt  Lâm Đồng đã hình thành các tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, câu hỏi mà nhiều người đã có ít nhất một lần tìm về Đồng Đò nghe kể chuyện về Nữ chúa rừng xanh Ka Nhòi tự hỏi, trong nhiều năm nay chưa nhận được câu trả lời, là người Kinh mặc khố nói trên là người của tổ chức nào? Phải chăng chính là người đứng sau chỉ đạo phong trào dấy binh khởi nghĩa của nữ tướng Ka Nhòi?

Nấm mồ bị lãng quên

Quê hương của nữ chúa rừng xanh Ka Nhòi giờ đã nay đã trở thành vùng định canh định cư trù phú. Đồng Đò phủ lên mình một màu xanh đầy sự sống của những ngọn đồi cà phê, những căn nhà xây khang trang ven quốc lộ 20. Tên bà được đặt cho một con đường tại Di Linh. Con đường không dài và cũng không rộng lắm, nhưng nó được đặt đúng chỗ nên mang nhiều ý nghĩa. Đường Mọ Kọ bắt đầu từ quốc lộ 20 đoạn ngang qua thị trấn Di Linh, gần với buôn Đồng Đò nơi Ka Nhòi cất tiếng khóc chào đời, cũng là nơi bà lập hội quân ăn thề chống Pháp. Con đường kéo dài hơn một cây số trải nhựa băng qua buôn Ka Ming của người Kơ Ho Srê, rồi dừng lại dưới chân đồi Đăng Kér, nơi an nghỉ cuối cùng của nữ tướng rừng xanh vang bóng một thời.

Anh K'Bảo cho biết, mộ của bà Ka Nhòi nằm sâu trong rẫy cà phê trên ngọn núi Đăng Kér, chôn chung với một số người trong dòng họ. Núi Đăng Kér từ lâu đã thành rẫy cà phê, chỉ còn một khu rừng thiêng trên đỉnh còn được giữ lại. Ngôi mộ của Ka Nhòi nằm trong khu rừng thiêng, bên cạnh một gốc cây cổ thụ. Ngôi mộ như vô danh nằm im lìm, lẻ loi như thế đã mấy chục năm nay không một tấm bia, không một dòng mộ chí mang tên bà, người phụ nữ của núi rừng Tây Nguyên đã có những năm tháng đi vào lịch sử như một huyền thoại.    

Ước vọng mong chờ

Anh K'Bảo cho biết, từ năm 2004, theo đề nghị của UBND huyện Di Linh, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã thống nhất cơ bản chủ trương xây dựng bia ghi nhớ phong trào Mọ Kọ và vai trò của "nữ chúa rừng xanh" - phong trào đấu tranh chống ngoại xâm cuối những năm 1930 ngay tại quê hương Đồng Đò của bà. Nhưng từ đó đến nay, khoảng đất trống rộng gần 2.000m2 ngay gần quốc lộ 20 vẫn để trống, chờ một ngày tấm bia tưởng niệm bà được đặt vào nơi đó. Chờ đợi mãi, đến nỗi những con cháu trong dòng họ của bà hiện nay chỉ còn mong ngôi mộ của bà được xây mới, có một tấm bia mộ đề tên bà, là họ đã ưng cái bụng lắm rồi. 

Hương Lam - Quyên Triệu

Huyền thoại nữ chúa rừng xanh trên cao nguyên Di Linh

Thứ 4, 10/04/2013 | 15:21
Với người dân K'Ho ở thôn Đồng Đò, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh (Lâm Đồng), bà là niềm tự hào của họ. Cuộc đời bà được truyền lại như một huyền thoại về nữ chúa của rừng xanh.

Người nguyện đi tới cùng đam mê... mộ táng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Tấm tắc khen di cốt của các bậc tiền nhân cách đây 4000 năm là "đẹp nhất Việt Nam" chắc chỉ có duy nhất “kiểu” của PGS.TS Nguyễn Lân Cường. Niềm đam mê khoa học của ông gắn liền với những bộ xương cốt, những xác ướp cổ.

Chuyện cảm động ở nghĩa trang hài nhi giữa cao nguyên

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Giữa cao nguyên Lâm Đồng có một nghĩa trang của hơn 4.000 hài nhi vô danh, với những câu chuyện cảm động giữa những người còn sống và những linh hồn trẻ thơ.

Độc đáo làng chài trên cao nguyên

Thứ 2, 01/04/2013 | 08:17
Công trình thủy điện, thủy nông Ayun Hạ hoàn thành năm 1994, nằm trên địa bàn 2 huyện Chư Sê và Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Với diện tích mặt nước 37 km2, công trình vĩ đại, tuyệt đẹp này không chỉ khiến Gia Lai trở thành vựa lúa của Tây Nguyên, nó còn giúp hàng ngàn nông dân mưu sinh, thoát nghèo bằng nghề đánh bắt cá.