IFM kêu cứu về 500 tỷ đồng bị 'ngâm' tại SCB

IFM kêu cứu về 500 tỷ đồng bị 'ngâm' tại SCB

Thứ 5, 21/03/2013 | 20:40
0
Công ty IFM vừa gửi công văn “kêu cứu” về việc Ngân hàng SCB không hoàn trả được hơn 500 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của Công ty.

500 tỷ đồng bị “ngâm” hơn 1 năm

Theo công văn của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hapaco (IFM), tháng 8/2011, IFM đã gửi tiết kiệm tổng cộng khoảng 700 tỷ đồng tại các chi nhánh của Ngân hàng Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ Nhất. Tháng 12/2011, hai ngân hàng này cùng với Ngân hàng Sài Gòn hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Các khoản tiền gửi đó đều có kỳ hạn 6 tháng, đáo hạn vào tháng 2/2012. Tuy nhiên, đến hết ngày 4/3/2013, SCB mới chỉ trả một phần tiền là 213,5 tỷ đồng, số dư nợ còn lại là 550,9 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2/5/2012 - 4/3/2013, phía SCB dừng toàn bộ việc trả nợ cho IFM, mà không có lý do chính đáng, dù Công ty đã nhiều lần liên hệ Ngân hàng yêu cầu trả tiền.

IFM kêu cứu về 500 tỷ đồng bị 'ngâm' tại SCB

Ông Trịnh Quốc Bình, phó tổng giám đốc IFM nhấn mạnh, khoản tiền gửi có kỳ hạn của IFM nêu trên được gửi trên thị trường 1 (được định nghĩa là thị trường tiền gửi tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế), là thị trường mà các ngân hàng buộc phải ưu tiên trả tiền đầu tiên khi gặp sự cố về thanh khoản.

“Sự việc trên cho thấy, SCB có dấu hiệu không có tiền để trả cho người gửi tiền, khả năng thanh khoản của SCB đang gặp vấn đề nghiêm trọng”, công văn của IFM viết.

Do chưa thống nhất được mức lãi suất

Ông La Hữu Nghĩa, phó tổng giám đốc SCB cho biết, nguyên nhân của việc chậm trả tiền cho IFM không phải do thanh khoản của SCB có vấn đề, mà do hai bên chưa thống nhất được với nhau về mức lãi suất.

Theo ông Nghĩa, thời điểm IFM gửi tiền tại các ngân hàng tiền thân của SCB hiện nay có mức lãi suất rất cao. Sau khi các ngân hàng hợp nhất, SCB phải xử lý khoản tiền gửi này cùng với các khoản tồn đọng khác của các ngân hàng tiền thân theo phương án tái cấu trúc tổng thể đã được NHNN và Chính phủ phê duyệt.

“IFM đòi hỏi lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất Nhà nước quy định thì một ngân hàng đang trong đề án hợp nhất không thể làm được”, ông Nghĩa nói và cho hay, khoản tiền gửi tiết kiệm của IFM được SCB xử lý như tiền gửi liên ngân hàng. SCB cũng đang xử lý tồn đọng của một số khoản tiền gửi khác, tương tự trường hợp của IFM.

Chỉ đạo của NHNN

Ông Bình cho biết, ngay sau khi SCB chậm trả tiền, IFM đã gửi văn bản “cầu cứu” tới NHNN, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.

Ông Bình chia sẻ, “làm to” chuyện này có thể gây ra hiệu ứng tiêu cực đối với thanh khoản của SCB, khiến việc đòi tiền của IFM càng khó khăn hơn, nhưng sự việc kéo quá dài khiến Công ty buộc phải lựa chọn phương án công bố với báo giới.

Trong khi đó, ông Nghĩa cho biết, việc xử lý món tiền hơn 500 tỷ đồng của IFM cả về mức lãi lẫn việc phân loại món tiền đang được SCB thực hiện theo chỉ đạo của NHNN.

“Vừa qua, SCB đã trình NHNN về món tiền gửi này. NHNN có ý kiến xử lý theo hướng các món tiền gửi (của IFM) như tiền gửi liên ngân hàng. NHNN đã có một số văn bản chỉ đạo tiếp tục làm việc và thương lượng mức lãi suất theo mức quy định của Nhà nước”, ông Nghĩa nói.

Cân nhắc nộp đơn yêu cầu phá sản

Ông Bình khẳng định, về vấn đề lãi suất, Công ty có đầy đủ văn bản mang tính pháp lý, trong đó có hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với các ngân hàng tiền thân của SCB, với lãi suất là 14%/năm, kèm theo các quy định về phương án xử lý trong trường hợp các ngân hàng này không trả được tiền.

“Nếu nói vấn đề do mức lãi suất, vậy tại sao họ (SCB) không trả số tiền gốc cho chúng tôi”, ông Bình đặt câu hỏi.

Về vấn đề phân loại tiền gửi, ông Bình cho rằng, việc phân loại món tiền của IFM dưới dạng tiền gửi trên liên ngân hàng là không có cơ sở, bởi IFM trước hết không phải là tổ chức tín dụng, không hoạt động trên thị trường liên ngân hàng và không chịu quản lý của NHNN.

Cụ thể, trong trường hợp này, IFM là một doanh nghiệp đi gửi tiền trên thị trường 1, với khoản tiền của IFM là khoản tiền ủy thác của các khách hàng, bao gồm các doanh nghiệp và cả cá nhân. “Chúng tôi có đầy đủ các giấy tờ về món tiền gửi lẫn hoạt động của Công ty để chứng minh cho những điều chúng tôi nói”, ông Bình nhấn mạnh.

Trong công văn gửi tới ĐTCK, IFM cho biết, Công ty có thể cân nhắc phương án khởi kiện SCB ra tòa để đòi nợ, không ngoại trừ việc cùng với một vài chủ nợ khác nộp đơn yêu cầu phá sản Ngân hàng do không còn khả năng trả nợ.

Khánh Tuân (Theo ĐTCK)

Sếp chứng khoán Sacombank rời ghế sau 10 ngày tại vị

Thứ 4, 20/03/2013 | 09:24
Thông tin mới nhất của hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thường Tín(SBS) đăng tải vào ngày 18/03 cho biết, ông Mạc Hữu Danh thôi giữ chức vụ phó tổng giám đốc kiêm giám đốc chi nhánh Hà Nội.

Phía sau việc thay 'ghế nóng' tại công ty chứng khoán

Chủ nhật, 17/03/2013 | 08:56
Chưa hết quý I/2013, hơn 10 sếp lãnh đạo công ty chứng khoán đã phải rời "ghế nóng" trước áp lực an toàn tài chính và sự đổi ngôi trong HĐQT của các đơn vị này.

10 doanh nghiệp lãi nghìn tỷ trên sàn chứng khoán

Thứ 6, 15/03/2013 | 07:25
Đây là những doanh nghiêp đại diện cho các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, với mức lợi nhuận đáng ngưỡng mộ trong năm kinh tế khó khăn 2012.

Những đại gia chứng khoán 'sa chân' trong năm Rồng

Thứ 7, 19/01/2013 | 11:17
Sự việc ông Hồ Khôi, giám đốc Công ty chứng khoán Tràng An bị bắt không gây bất ngờ bởi trước đó UBCK đã kiếm tra tại TAS và phát hiện hàng loạt sai phạm liên quan đến hoạt động môi giới và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Triệu phú đôla rời ghế chủ tịch Chứng khoán Phương Nam

Thứ 4, 09/01/2013 | 08:22
Triệu phú "đô la" trẻ nhất trên sàn chứng khoán Trầm Khải Hòa đã chính thức rời khỏi vị trí chủ tịch PNS từ ngày 8/1/2013. Thay vào vị trí này là tổng giám đốc Lữ Bỉnh Huy, người đang sở hữu 80% vốn PNS.
Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.

Bình Dương: Khuyến cáo người mua căn hộ cẩn thận về tính pháp lý của dự án Charm Diamond

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:00
Cơ quan chức năng đã cắm biển cảnh báo trước cổng dự án, nhằm khuyến cáo người dân về việc dự án chưa đầy đủ pháp lý.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.

Hà Nội: Cận cảnh những vi phạm "uy hiếp" cầu Đông Trù

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:51
Hàng loạt vi phạm xung quanh khu vực chân cầu Đông Trù tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa đến an toàn của cả công trình.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.

Hà Nội: Cận cảnh những vi phạm "uy hiếp" cầu Đông Trù

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:51
Hàng loạt vi phạm xung quanh khu vực chân cầu Đông Trù tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa đến an toàn của cả công trình.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.