IMF: Không có mô hình chung cho tiền điện tử ngân hàng trung ương

IMF: Không có mô hình chung cho tiền điện tử ngân hàng trung ương

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:17
0
Kết quả từ những thử nghiệm đầu tiên về tiền điện tử ngân hàng trung ương (CBDC) trên thế giới cho thấy không có mô hình nào phù hợp với mọi quốc gia, theo IMF.

Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hiện đang có khoảng 100 quốc gia xem xét tiền điện tử phát hành bởi ngân hàng trung ương (CBDC). Ngày 9/2, IMF đã xuất bản một báo cáo nghiên cứu 6 quốc gia hiện đang đi đầu về lĩnh vực CBDC, bao gồm Trung Quốc, Thụy Điển và Bahamas. 

Trong bài phát biểu trình bày báo cáo, Giám đốc Điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết có một số bài học chủ chốt được rút ra từ kinh nghiệm của các quốc gia trên. Bà Georgieva cho rằng nếu CBDC được thiết kế thận trọng và đầy đủ, chúng có thể tăng cường sức chống chịu, khiến việc tiếp cận dịch vụ tài chính dễ dàng hơn và giảm chi phí lưu chuyển tiền bạc. Bên cạnh đó, CBDC cũng có thể an toàn hơn so với các loại tiền và tài sản mã hóa vốn có độ bất ổn giá trị cao. 

Tuy nhiên, Giám đốc IMF Georgieva cũng cho rằng không có mô hình CBDC nào có thể được áp dụng cho mọi quốc gia, khi loại tiền điện tử này vẫn chủ yếu trong giai đoạn khởi đầu. Bà Georgieva nhấn mạnh rằng phải ưu tiên ổn định hệ thống tài chính và bảo đảm quyền riêng tư khi thiết kế CBDC, trong khi vẫn cân bằng giữa mục tiêu thiết kế và mục tiêu chính sách của CBDC. 

Một trong những lý do chính mà nhiều ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang nghiên cứu và định hướng ra mắt tiền điện tử là nhằm ngăn việc các tập đoàn công nghệ lớn, hay còn gọi là Big Tech, kiểm soát quá mức dòng tiền lưu chuyển trong nền kinh tế, nhất là khi việc sử dụng tiền mặt đang có xu hướng giảm dần.  

Bahamas đã phát hành tiền Đô la Bahamas điện tử mang tên “Sand Dollar”. Trong khi đó, Trung Quốc là cường quốc đang dẫn đầu về lĩnh vực CBDC; đồng NDT điện tử (e-CNY) đang được thử nghiệm rộng tại Bắc Kinh và nhiều nơi khác trong Olympic Mùa đông 2022. Ngân hàng Trung ương Châu Âu thì khởi động dự án đồng Euro điện tử vào tháng 7/2021; dự án này sẽ bao gồm giai đoạn nghiên cứu kéo dài 24 tháng và sau đó dự kiến được triển khai trong 3 năm. 

Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có vẻ dè dặt hơn với tiền điện tử, nhưng cũng đã xuất bản một báo cáo về vấn đề này vào tháng 1/2022 và bắt đầu giai đoạn lấy ý kiến công luận kéo dài 120 ngày nhằm xem xét ưu nhược điểm của đồng USD điện tử. Fed đã bày tỏ rõ thái độ rằng cơ quan này không nghiêng về phía “kết quả” nào, cho biết dù tiền điện tử có thể thay đổi hệ thống tài chính và đẩy nhanh tốc độ thanh toán, nó cũng có thể làm suy yếu các ngân hàng, gây bất ổn định hệ thống tài chính và tạo ra nhiều vấn đề về quyền riêng tư. 

Công nghệ - IMF: Không có mô hình chung cho tiền điện tử ngân hàng trung ương

Trung Quốc hiện đang thử nghiệm ứng dụng NDT điện tử (e-CNY). Ảnh: SCMP. 

Lo ngại “đô la hóa điện tử”

Trong một hội thảo về CBDC do Hội đồng Thái Bình Dương (Atlantic Council) tổ chức, ông Tobias Adrian - một quan chức cấp cao của IMF tham gia soạn thảo báo cáo về CBDC - cho rằng một mối lo ngại then chốt của các quốc gia nghèo hơn là xu hướng “đô la hóa điện tử”. Nói cách khác, công dân các nước này có thể sẽ từ bỏ đồng tiền quốc gia để sử dụng CBDC do các ngân hàng trung ương nước lớn phát hành.

Theo ông Adrian, đô la hóa vốn đã là nguy cơ đối với nhiều quốc gia có nền kinh tế bị coi là bất ổn, nhưng CBDC và quá trình điện tử hóa tiền tệ nói chung có thể làm nguy cơ này trở nên cấp thiết và nghiêm trọng hơn. 

Ông Mặc Trường Xuân, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tiền Kỹ thuật số thuộc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cũng đã đề cập đến rủi ro đột biến rút tiền gửi khi mọi người đổ xô rút tiền khỏi các tài khoản ngân hàng thương mại và gửi vào ngân hàng trung ương.

Trong cùng hội thảo trên, ông Mặc cho biết: “Chúng tôi sử dụng chính sách chủ yếu không trả lãi tiền gửi dưới dạng này… Chúng tôi cũng có thể đưa ra một mức phí nhất định đối với việc rút lượng lớn tiền hoặc rút tiền thường xuyên từ hệ thống e-CNY trong các kịch bản căng thẳng hoặc biến động mạnh”.

Tùng Phong (Theo Reuters)

Trung Quốc thử nghiệm rộng rãi ứng dụng đồng NDT điện tử

Thứ 4, 05/01/2022 | 16:10
Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một bước đi quan trọng trong quá trình phát triển đồng Nhân dân tệ điện tử qua việc ra mắt rộng rãi ứng dụng cho loại tiền này.

Hai thái cực ứng xử với tiền ảo nhìn từ các nước phát triển

Chủ nhật, 31/10/2021 | 08:30
Việt Nam cần sớm có khung pháp lý quản lý tiền kỹ thuật số (tiền mã hóa, tiền ảo), do đó kinh nghiệm và đề xuất từ các nước phát triển sẽ vô cùng cần thiết.

Lào hợp tác với startup Nhật Bản nghiên cứu tiền điện tử

Thứ 2, 04/10/2021 | 11:55
Lào sẽ nghiên cứu khả năng phát hành tiền điện tử riêng với sự trợ giúp của một startup công nghệ tài chính (fintech) đã tham gia nghiên cứu tương tự tại Campuchia.
Cùng tác giả

Điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số

Thứ 5, 26/05/2022 | 13:58
Đại diện doanh nghiệp và nhà nghiên cứu cho rằng điện toán đám mây sẽ giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhưng cần có cách tiếp cận toàn diện.

Cải cách thể chế là "chìa khoá" để đạt được mục tiêu phát triển

Thứ 4, 18/05/2022 | 21:11
Các diễn giả công bố báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) đồng thuận rằng Việt Nam đã, đang và sẽ cần tiếp tục điều chỉnh thể chế để đạt mục tiêu phát triển.

Kinh tế Việt Nam tháng 4/2022: Vững chắc trước căng thẳng thế giới

Thứ 2, 16/05/2022 | 16:22
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi bất chấp xung đột Nga - Ukraine, tuy nhập khẩu chậm lại do tình hình phong tỏa tại Trung Quốc.

ADB tham vấn chính sách nâng cao hiệu quả chiếu sáng đô thị

Thứ 4, 27/04/2022 | 21:08
Các chuyên gia ADB đã hỗ trợ Cục HTKT ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị, đề xuất các phương thức đầu tư phù hợp cho từng địa phương.

ADB cam kết hơn 22 tỷ USD năm 2021 đối phó đại dịch và phục hồi xanh

Thứ 2, 25/04/2022 | 10:02
Trong số các cam kết năm 2021 của ADB, 13,5 tỷ USD nhằm ứng phó đại dịch, và nhiều cam kết mang tính dài hạn, có tác động ngay cả khi đại dịch kết thúc.
Cùng chuyên mục

Cận cảnh tháp turbine điện gió khổng lồ bằng gỗ đầu tiên trên thế giới

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:15
Tháp được làm từ gỗ vân sam Scandinavia, được phủ một lớp sơn dày chống thấm nước, có tuổi thọ 25-30 năm.

Chủ tịch Tập đoàn Samsung trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Thứ 3, 23/04/2024 | 17:00
Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD, theo tạp chí Forbes.

Có gì mới trên ứng dụng VNeID phiên bản cập nhật?

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Trong phiên bản VNeID mới đã bổ sung tiện ích cấp phiếu Lý lịch tư pháp (thí điểm áp dụng với trường hợp có nơi thường trú tại Tp. Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế).

Đà Nẵng: Hợp tác phát triển nhà ga sân bay thông minh

Thứ 2, 22/04/2024 | 20:01
Việc hợp tác với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số trong ngắn hạn và hướng tới hiện đại hóa toàn diện trong dài hạn.

Nhân ngày Trái Đất 2024, Google thay ảnh đại diện

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:33
Google Doodle hôm nay nhấn mạnh vào vẻ đẹp thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của việc bảo vệ hành tinh này.
     
Nổi bật trong ngày

Có gì mới trên ứng dụng VNeID phiên bản cập nhật?

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Trong phiên bản VNeID mới đã bổ sung tiện ích cấp phiếu Lý lịch tư pháp (thí điểm áp dụng với trường hợp có nơi thường trú tại Tp. Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế).

Chủ tịch Tập đoàn Samsung trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Thứ 3, 23/04/2024 | 17:00
Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD, theo tạp chí Forbes.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Lâm Đồng: UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm vụ xây dựng 22 căn nhà không phép

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:00
Liên quan đến công trình xây dựng 22 căn nhà không phép tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo xử lý nghiêm.