Kẻ ăn không hết, người lần không ra

Kẻ ăn không hết, người lần không ra

Thứ 4, 30/10/2013 | 17:47
0
Hay tin miền Trung bị bão lũ tàn phá, người Việt Nam ở khắp nơi đang chung tay chia sẻ. Từng đoàn xe cứu trợ hối hả về với người dân ở các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Tình người trong hoạn nạn, chia sẻ khó khăn đang được người Việt phát huy một cách tối đa. Nhưng thực tế hiện nay, việc ủng hộ trong xã hội vẫn mang tính tự phát, nên nhiều khi không tránh khỏi việc trùng lặp về cơ cấu danh mục hàng hóa cứu trợ. Theo ghi nhận của PV báo Nguoiduatin.vn tại một số vùng rốn lũ, việc cứu trợ đang tồn tại không ít bất cập.

“Bội thực” mì tôm

Theo thông tin từ Ban tiếp nhận hàng cứu trợ huyện Hương Sơn (một trong những địa phương ở Hà Tĩnh chịu thiệt hại nặng nề của trận lũ quét, lốc xoáy vừa qua), ngay sau khi xảy ra lũ lụt, UBND tỉnh đã ra quyết định cấp 5.000 thùng mì tôm. Sau đó, UBND tỉnh ra quyết định cấp cho Hương Sơn 500 tấn gạo và tiếp 5.000 thùng mì tôm. Toàn bộ số mì tôm này đều được phân phát cho tất cả các xã. Hiện, mỗi hộ ở Sơn Kim 2 có ít nhất 10 thùng mì tôm để trong nhà. Trong khi đó, tới thời điểm này, số lượng mì tôm vẫn không ngừng được vận chuyển về đây theo các gói quà cứu trợ của đồng bào cả nước. Dẫn đến một thực trạng không còn lạ là: Dân bị “bội thực” mì tôm sau lũ.

Miền trung - Kẻ ăn không hết, người lần không ra

Hình ảnh người dân vùng lũ Hương Sơn đi nhận hàng cứu trợ (chủ yếu là mì tôm).

Tuy nhiên, đây cũng là nỗi khổ “khó nói” của dân. Trong cảnh “màn trời chiếu đất”, xung quanh là biển nước mênh mông, hay những nơi đi lại bị cô lập, việc có thực phẩm để lót dạ như một phao cứu sinh. Nhưng với gói mì ăn liền, họ lấy nước sạch đâu để pha, điện đâu để úp mì. Vậy phương án khả thi nhất là nhai sống. Nhưng nhai mãi cũng đâu có ổn, rồi khát nước lấy đâu mà uống. Giải quyết được cơn đói cấp bách trước mắt cũng là lúc họ phải đối diện với cái khát khô họng. Thế mới có chuyện nhiều người dân sau lũ nhìn thấy mì tôm là sợ. Còn sau khi lũ đi qua, vấn đề cái ăn cái uống đã không còn nan giải như trong lũ, thì mì tôm lại trở thành thừa thãi. Nhiều hộ gia đình đi nhận mì tôm xong thì tạt qua quán đổi luôn thành gạo, thành rau, thành một số nhu yếu phẩm khác cần thiết hơn cho họ lúc này.

Ông Cao Kỷ Vị, chủ tịch UBND xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn cho biết: Trung bình mỗi gia đình ở xã hiện nay có hơn 10 thùng mì tôm và 1 tạ gạo từ hàng cứu trợ. Con số này nhiều khả năng sẽ nhiều hơn nữa trong vài ngày tới. Nhiều nhà bây giờ mì tôm không có chỗ chất, phải đem đi bán để mua thứ khác cần thiết hơn.

Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta đề cập đến vai trò của mì tôm trong mặt hàng cứu trợ nhân dân vùng lũ. Tuy nhiên, cứ sau mỗi đợt mưa bão, lũ lụt, mì tôm vẫn chiếm số lượng lớn nhất trong các danh mục hàng cứu trợ. Trong mắt các nhà hảo tâm, mì tôm vẫn là giải pháp tối ưu nhất, nên cứ nhắc đến cứu trợ vùng lũ thì họ nghĩ ngay đến mặt hàng này. Chính vì thế mới dẫn đến tình trạng: Thừa mà thiếu. Mì tôm thì thừa trong nhà, trong kho cứu trợ, nhưng dân thì lại thiếu các nhu yếu phẩm cần thiết khác để duy trì cuộc sống trong và sau lũ như nước sạch, chăn màn quần áo khô, nguyên liệu dùng để đốt lửa trong điều kiện ẩm ướt... cũng đang là thứ dân lũ cần.

Miền trung - Kẻ ăn không hết, người lần không ra (Hình 2).

Bà con xếp hàng chờ nhận hàng cứu trợ.

Những bất cập trong công tác cứu trợ

Ngay từ khi các phương tiện truyền thông đại chúng, báo đài liên tục cập nhật những tin nóng về đợt lũ quét đang hoành hành nhân dân miền Trung, nhiều tổ chức, đoàn thể, cá nhân đã ra sức kêu gọi, lên kế hoạch quyên góp ủng hộ “khúc ruột” của đất nước. Đó là những nghĩa cử cao đẹp của cộng đồng, trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Tuy nhiên, quá trình triển khai các gói cứu trợ đến vùng lũ những ngày qua đã tạo ra nhiều bất cập khó nói.

Theo nguồn tin của PV, hiện trong số các gói cứu trợ đến từ các nhà hảo tâm, bên cạnh những món quà thiết thực, chất lượng tốt, vẫn còn có sự góp mặt của những gói hàng kém chất lượng. Đó là số quần áo cũ nát không thể mặc được, đó là những quyển sách đã ẩm mốc, chương trình cũ không còn học đến.

Trao đổi về vấn đề này, ông Võ Khắc Định, chủ tịch UBMTTQ huyện Hương Sơn, đồng thời là Trưởng ban tiếp nhận hàng cứu trợ huyện chia sẻ: “Số lượng mà chúng tôi nắm được đến nay có tất cả 71 đoàn đến tặng quà cứu trợ trên địa bàn. Tuy nhiên con số này không phải là tất cả, bởi có nhiều đoàn đến ủng hộ không báo qua chúng tôi mà trực tiếp xuống thẳng địa phương. Chất lượng các gói quà tốt – kém, chúng tôi không kiểm tra được. Họ đến đây chỉ báo số lượng quà, tiền, mì tôm... Sau đó họ trực tiếp đến trao tận tay dân”.

Cũng theo ông Định, đối với những gói quà cứu trợ kém chất lượng, đây là một vấn đề khá tế nhị. Bởi trong lúc khó khăn, ai cho gì tốt nấy, nếu bây giờ mình có từ chối cũng không được, nên ông nghĩ việc mạnh dạn từ chối những gói cứu trợ này là không nên, vì đó là tấm lòng của người ta dành cho mình. Quan trọng nhất là người tiếp nhận phải biết xử lý khéo léo.

Vấn đề thứ hai là hiện nay, việc phân bổ quà cứu trợ chưa hợp lý. Nhiều hộ dân nước không vào đến ngõ nhưng vẫn được mời đi nhận mì tôm. Rồi số lượng tiền và quà tập trung quá nhiều vào một vùng, trong khi đó, nhiều xã khác cũng chịu thiệt hại do lũ không nhỏ nhưng số lượng hàng cứu trợ về chưa nhiều, tạo nên sự khập khiễng, dẫn đến nhiều người dân vùng lũ không tránh khỏi cảm giác tủi thân.

Bàn về vấn đề trên, ông Lê Đức Hùng, phó chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, đồng thời kiêm Phó Trưởng ban tiếp nhận hàng cứu trợ huyện cho biết: “Vì sao có chuyện nhiều hộ dân nước không ngập đến ngõ nhưng vẫn được mời đi nhận mì tôm, đó là xuất phát từ sự chia sẻ cộng đồng. Do mấy ngày qua số lượng mì tôm về rất nhiều, nhưng nếu phát cho những hộ ngập nặng nhiều mì tôm cũng không hẳn là tốt. Còn việc số lượng hàng cứu trợ giữa các xã chênh lệch nhau, nguyên nhân xuất phát từ cách thức trao quà của các nhà hảo tâm, các đoàn làm từ thiện. Tâm lý người cứu trợ không muốn thông qua chính quyền mà muốn được trao trực tiếp đến tay người dân, nên việc hàng quà cứu trợ chỗ nhiều chỗ ít cũng không tránh khỏi”.

Cộng đồng luôn sẵn lòng giúp sức

Theo các kênh thông tin chúng tôi có được, số lượng tiền quà cứu trợ cho nhân dân Sơn Kim 2 những ngày qua rất nhiều. Riêng hai nhà bị trôi, mỗi hộ được hỗ trợ khoảng 60 đến 70 triệu đồng. Các hộ gia đình có người chết, mất tích do lũ cũng được ủng hộ không ít”.

Về phía chính quyền địa phương Hương Sơn, ông Hùng chia sẻ thêm: “Hiện, huyện đang triển khai công tác phân loại ngập nặng, ngập nhẹ để có cơ sở phân phát quà phù hợp, đảm bảo tính công bằng tương đối. Trước mắt, huyện sẽ tập trung cho những hộ già cả, neo đơn, chính sách... tuyệt đối không để cho người dân đói. Chúng tôi đã triển khai chia làm 8 đoàn đi sâu vào các xã để kiểm tra, đánh giá thiệt hại sau lũ. Yêu cầu đến chiều ngày 24/10, các đoàn phải tập hợp lại báo cáo chi tiết. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ có sự phân bổ hỗ trợ kinh phí, giúp đỡ hợp lý”.

Thế nên, mới có chuyện hộ gia đình trôi mất ngôi nhà, chịu thiệt hại 20 triệu đồng thì được nhận gần trăm triệu đồng, còn hộ không trôi nhà nhưng thiệt hại tài sản hơn 30 triệu đồng vẫn chưa nhận được bao nhiêu. Từ thực tế này cho thấy, công tác phối hợp giữa nhà cứu trợ với chính quyền địa phương là rất cần thiết. Nói đi phải nói lại, muốn có sự phối hợp này trước hết chính quyền địa phương (không chỉ riêng Hương Sơn mà ở nhiều nơi khác – PV) phải tạo được niềm tin thực sự cho các nhà hảo tâm, đoàn thể khi họ đến đặt vấn đề từ thiện.         

Phải định hướng cho các tổ chức cứu trợ

Theo chia sẻ của các nhà cứu trợ, họ thường lấy thông tin từ truyền thông, ở đâu bị phản ánh thiệt hại nhiều nhất thì họ tìm đến. Đó cũng là một trong những bất cập, bởi với những người đi cứu trợ, việc cần hơn là cứu người dân vùng đang bị đói nhất, thay vì cứu người dân bị lũ lụt tàn phá nhất. Do vậy, vai trò của truyền thông trong định hướng cứu trợ rất quan trọng. Để tránh tình trạng hàng cứu trợ tập trung quá nhiều ở một địa điểm, cần phải tuyên truyền sâu rộng để các nhà cứu trợ nắm bắt được tình hình, cứu đói cho những người thực sự cần họ.

Loan Nguyễn – Lê Giáp

Trở lại miền Trung – Về với đồng bào sau cơn lũ

Thứ 3, 29/10/2013 | 11:35
Trở lại miền Trung - Về với đồng bào sau cơn lũ là chương trình từ thiện kết hợp các nguồn lực thiện nguyện xã hội cùng nhau triển khai với mục tiêu mong muốn góp phần mang lại đời sống ổn định cho đồng bào miền trung sau cơn lũ.

Bão số 11: Cộng đồng mạng lập Fanpage 'Thương quá miền Trung'

Thứ 4, 16/10/2013 | 08:54
Fanpage có tên "Thương quá Miền Trung" là nơi cập nhật thông tin, hình ảnh, chia sẻ cảm xúc của cộng đồng Facebook hướng về miền Trung, nơi cơn bão số 11 vừa đi qua...

Hội Luật gia Việt Nam ủng hộ đồng bào miền Trung

Thứ 5, 10/10/2013 | 13:39
Chiều 4/10, Hội luật gia Việt Nam, báo Đời sống & Pháp luật và báo điện tử Người đưa tin đã tổ chức chương trình quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung gặp thiệt hại trong cơn bão số 10.

Hành trình hoàn lương của 'ông trùm' khét tiếng miền Trung

Thứ 6, 31/05/2013 | 09:53
Trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Bửu "liều" được biết đến là một "ông trùm" giang hồ khét tiếng ở khu vực TP.Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, với những trận chiến "đẫm máu" và những vụ trộm cắp có một không hai trên khu vực chân đèo Hải Vân.

Hành trình triệt phá sòng bạc ngư dân lớn nhất miền Trung

Chủ nhật, 02/06/2013 | 16:21
Khi các con bạc đang say sưa trò đen đỏ, lực lượng trinh sát hóa trang thành những ngư dân để tiếp cận, ập vào bắt quả tang.

Nắng nóng miền Trung dịu dần

Chủ nhật, 21/04/2013 | 09:25
Đợt nắng nóng diện rộng tại miền Trung đã dịu dần và sắp chấm dứt. Ở khu vực miền Bắc có mưa rào và giông rải rác, trời chuyển mát.

Mê hồn biển đảo miền Trung dưới cánh bay

Thứ 7, 30/03/2013 | 07:48
Dải bờ biển xanh cát trắng trải dài, những phố biển sầm uất, những hòn đảo nên thơ in dấu chân người Việt… tất cả hiện lên rất tự nhiên mà xúc động dưới cánh bay trên bầu trời Tổ quốc.

Trở lại miền Trung – Về với đồng bào sau cơn lũ

Thứ 3, 29/10/2013 | 11:35
Trở lại miền Trung - Về với đồng bào sau cơn lũ là chương trình từ thiện kết hợp các nguồn lực thiện nguyện xã hội cùng nhau triển khai với mục tiêu mong muốn góp phần mang lại đời sống ổn định cho đồng bào miền trung sau cơn lũ.

Bão số 11: Cộng đồng mạng lập Fanpage 'Thương quá miền Trung'

Thứ 4, 16/10/2013 | 08:54
Fanpage có tên "Thương quá Miền Trung" là nơi cập nhật thông tin, hình ảnh, chia sẻ cảm xúc của cộng đồng Facebook hướng về miền Trung, nơi cơn bão số 11 vừa đi qua...

Hội Luật gia Việt Nam ủng hộ đồng bào miền Trung

Thứ 5, 10/10/2013 | 13:39
Chiều 4/10, Hội luật gia Việt Nam, báo Đời sống & Pháp luật và báo điện tử Người đưa tin đã tổ chức chương trình quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung gặp thiệt hại trong cơn bão số 10.

Hành trình hoàn lương của 'ông trùm' khét tiếng miền Trung

Thứ 6, 31/05/2013 | 09:53
Trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Bửu "liều" được biết đến là một "ông trùm" giang hồ khét tiếng ở khu vực TP.Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, với những trận chiến "đẫm máu" và những vụ trộm cắp có một không hai trên khu vực chân đèo Hải Vân.

Hành trình triệt phá sòng bạc ngư dân lớn nhất miền Trung

Chủ nhật, 02/06/2013 | 16:21
Khi các con bạc đang say sưa trò đen đỏ, lực lượng trinh sát hóa trang thành những ngư dân để tiếp cận, ập vào bắt quả tang.

Nắng nóng miền Trung dịu dần

Chủ nhật, 21/04/2013 | 09:25
Đợt nắng nóng diện rộng tại miền Trung đã dịu dần và sắp chấm dứt. Ở khu vực miền Bắc có mưa rào và giông rải rác, trời chuyển mát.

Mê hồn biển đảo miền Trung dưới cánh bay

Thứ 7, 30/03/2013 | 07:48
Dải bờ biển xanh cát trắng trải dài, những phố biển sầm uất, những hòn đảo nên thơ in dấu chân người Việt… tất cả hiện lên rất tự nhiên mà xúc động dưới cánh bay trên bầu trời Tổ quốc.
Cùng chuyên mục

Nghệ An: Chưa có cơm tối, con trai đánh chết mẹ

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:57
Dù mẹ già ốm nặng không gượng dậy nổi để nấu cơm nhưng Hoàng Khắc Thắng đã đánh mẹ đến ngất xỉu.

Quảng Nam: Bơi qua sông, một người chết đuối

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:54
Vào ngày 9/12, thông tin từ chính quyền xã Đại An (Đại Lộc, Quảng Nam) cho hay, một người đã chết đuối khi tự bơi qua sông.

Gia Lai: Công nông lật, 25 người nhập viện cấp cứu

Thứ 2, 09/12/2013 | 13:38
Chiếc xe công nông chở hơn 30 người dân tộc Bahnar đi thăm người quen ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai về, bất ngờ bị lật. 25 người phải vào viện cấp cứu.

Đảo lộn cuộc sống vì bị rác bủa vây

Chủ nhật, 08/12/2013 | 15:21
Mấy tháng nay, nhiều hộ dân ở khối 12, thị trấn Nghèn (Can Lộc – Hà Tĩnh) khốn khổ vì bãi tập kết rác thải sinh hoạt của địa phương đang trong tình trạng quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mùi nồng nặc hôi thối, ruồi nhặng và khói bụi khi đốt rác bay vào nhà người dân.

Hà Tĩnh: Tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn đã ra đầu thú

Chủ nhật, 08/12/2013 | 14:42
Ngày 8/12, thông tin từ CSGT huyện Kỳ Anh cho biết, tài xế gây ra vụ tai nạn chết người, khiến người dân dựng rạp trên QL1A tại khu vực Đèo Con đã ra đầu thú.