Kẻ ra đi 'sập bẫy', người ở lại 'sảy chân'

Kẻ ra đi 'sập bẫy', người ở lại 'sảy chân'

Thứ 3, 03/12/2013 | 17:24
0
Sau khi đã lừa được cả chục người dân nghèo ở xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội sang Trung Quốc, thấy "ngon lành", Nguyễn Văn Thắng tiếp tục "chiến lược vét mồi" đợt 2 dưới sự "trợ giúp đắc lực" của Ngô Thế Bảy.

Để người dân không kịp có thời gian phát hiện ra những khuất tất của mình, "cặp đôi" Thắng - Bảy luôn đặt ra đủ các tình huống gấp rút, buộc người lao động phải quyết định ngay. Chính vì sự thiếu hiểu biết đó mà nhiều nạn nhân khác đã tiếp tục "sập bẫy". Cho đến khi chứng kiến cảnh các nạn nhân từ bên Trung Quốc trốn chạy trở về, những người chưa kịp "xuất ngoại" mới hoảng hồn vì suýt chút nữa đã rơi vào "hang cọp".

Ván bài lật ngửa

Theo phản ánh của người dân, trước khi lừa 9 trường hợp đưa sang Trung Quốc lao động thì công ty của Thắng đã từng đưa một phụ nữ ở thôn Vĩnh Kỳ, xã Tân Hội đi "xuất ngoại". Từ trường hợp đó, Thắng và Bảy được đà "nổ" rất nhiều, đi đâu cũng khoe khoang rằng, công ty Hoàng Thắng đã tổ chức thành công cho rất nhiều lao động đi xuất khẩu ở Đài Loan với mức lương hấp dẫn là 12 triệu đồng/tháng. Ai có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, cứ liên hệ với Bảy hoặc Thắng, thủ tục rất đơn giản, nộp tiền "nóng" là "bay" luôn. Tuy nhiên, trên thực tế, người phụ nữ đầu tiên trong làng Vĩnh Kỳ được công ty Hoàng Thắng nói là đưa sang Đài Loan lao động, nhưng bản thân gia đình họ lúc bấy giờ cũng không biết chị này có được đưa sang Đài Loan thật hay không. Khi Thắng và Bảy nói vậy, họ cũng chẳng biết gì mà phản ứng!?

Tin tưởng vào "năng lực" của công ty Hoàng Thắng, những người dân quê ở Tân Hội, Đan Phượng "kháo" nhau về một cơ hội sắp được đổi đời. Chính vì vậy, sau "người phụ nữ thứ nhất" là 9 "con mồi" sập bẫy, đóng tiền đi Đài Loan nhưng lại "được" đưa sang... Quảng Đông, Trung Quốc. Cho đến lúc này, 9 người dân làng Vĩnh Kỳ mới "té ngửa", hóa ra "con mồi" đầu tiên cũng cùng "chung số phận" với mình khi được Thắng "tống thẳng" đến một xưởng sản xuất vỏ hộp ở Quảng Đông, Trung Quốc.

Quá lo sợ, sau 4 ngày đặt chân đến xứ người, những nạn nhân trên đã tìm cách liên hệ bằng điện thoại về cho gia đình ở Việt Nam để thông báo tình hình và cầu cứu. Tuy nhiên, chỉ trong mấy ngày đó, công ty Hoàng Thắng đã kịp "giăng câu" bẫy được gần chục người dân nghèo nữa ở xã Tân Hội, đóng tiền cho công ty để "xuất ngoại" chuyến tiếp theo.

Xã hội - Kẻ ra đi 'sập bẫy', người ở lại 'sảy chân'

Ông Nguyễn Tất Hòa (ngoài cùng bên phải): "May quá con tôi chưa kịp bay. Thế nhưng, số tiền trót đặt cọc thì đòi mãi không được".

Cho đến khi dân làng biết sự thực về những khuất tất của công ty "ma" này, các hộ gia đình trót đóng tiền cho con đã vội vã tìm đến nhà ông Bảy để xin rút lại. Một người dân cho biết: "Nếu các cháu bị lừa sang Trung Quốc mà không trốn chạy được trở về Việt Nam thì từ giờ đến Tết, có lẽ sẽ rất nhiều người dân khác trong làng bị công ty Hoàng Thắng lừa đóng tiếp tiền để đi lao động. Bản thân tôi cũng phải đi vay lãi cao để đóng tiền cho con, những mong nó được sang Đài Loan chăm chỉ lao động, gửi tiền về cho mẹ lo trang trải cuộc sống.

Nào ngờ, khi biết các cháu đi đợt trước bị lừa sang Trung Quốc, ăn uống khổ sở, tiền lương chẳng được trả, tôi quyết định không cho con mình đi nữa. Thế nhưng, đến đòi tiền thì chú Bảy không trả lại mà bắt tôi sang tận Hà Đông để đòi giám đốc công ty Hoàng Thắng. Gia đình tôi cũng đã cùng một số người dân trong làng đến gặp ông Thắng là giám đốc, nhưng ông Thắng cứ giải thích lòng vòng, không chịu trả.

Cuối cùng, ông Thắng chơi “ván bài lật ngửa” và nói thẳng tưng là không làm việc với chúng tôi mà chỉ nói chuyện với ông Bảy. Giờ, ngày nào tôi cũng nơm nớp lo xoay xở để trả tiền lãi cho người ta. Tiền gốc thì không đòi lại được, giờ lại lo trả lãi cao, tôi không biết sống thế nào đây. Nói thực, nhà tôi nghèo, có ngày còn chả kiếm được đồng nào, giờ lại đi vay chỗ này "đập" vào chỗ kia. Đúng là sống dở, chết dở".

Đi tìm “trợ thủ đắc lực” của “ngài” giám đốc

Người dân mong Người đưa tin đồng hành tìm công lý

Qua đường dây nóng của báo, ông Đỗ Văn Quân (trú tại Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội) xúc động bày tỏ: "Chúng tôi là những người dân có con bị công ty Hoàng Thắng lừa gạt nhưng cũng chẳng biết kêu cứu ở đâu. Rất may, PV báo ĐS&PL đã kịp thời về địa phương, lăn lộn tìm hiểu thông tin suốt mấy tuần qua để phản ánh lên trang báo, nói giúp nỗi khổ của những người dân nghèo chúng tôi. Khi bài báo đầu tiên lên trang, cả làng tôi xôn xao, chúng tôi đọc đi đọc lại và vô cùng cảm động, nhiều người không cầm được nước mắt. Thực sự, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới quý báo".

Chia sẻ với PV, người dân cho biết, mỗi khi "dụ" ai vào "tròng", công ty Hoàng Thắng dưới sự "trợ giúp đắc lực" của Ngô Thế Bảy đều đặt "con mồi" vào những tình huống rất gấp rút, khiến họ không thể kịp suy nghĩ hoặc nhờ người khác tư vấn, phát hiện ra những điểm mờ ám của công ty này.

Ông Nguyễn Tất Hòa (52 tuổi, ở cụm 3, thôn Vĩnh Kỳ) kể lại: "Đang lúc buổi trưa tôi ở nhà, thấy chú Bảy phóng xe đến bảo "em đang thiếu một suất đi Đài Loan, anh chị có thiện chí cho cháu đi thì nộp luôn tiền, nếu không để em quyết người khác". Tôi thấy chú Bảy nói gấp quá nên quyết định luôn và bảo "chờ anh một tiếng, vì hiện nay ở nhà không có tiền". Vậy mà chú Bảy bảo "thế thì lâu lắm, thôi để em cho người khác đi".

Sốt ruột, tôi đành điện cho đứa con gái lớn lấy chồng ở gần đấy, bảo "cho bố vay tiền đóng cho em đi xuất khẩu lao động", nó đồng ý cho tôi vay 10 triệu đồng. Lúc đó, tôi bảo chú Bảy chờ lấy tiền và đưa trực tiếp 10 triệu đồng cho chú ấy, có cả phiếu thu. Khi biết công ty Hoàng Thắng lừa đảo đưa người sang Trung Quốc, tôi không cho con đi nữa và đến nhà Bảy đòi tiền mãi mà không được".

Chị Ngô Thị Ngọc (SN 1989) nhớ lại: "Hôm em đi đóng tiền đặt cọc 10 triệu đồng lần thứ nhất, mặc dù trước đó em còn chưa đăng ký thế mà ông Thắng đã bảo với em rằng có lịch bay rồi. Sau đó, ông Thắng thúc giục em về nhà vay thêm 25 triệu đồng nữa để mấy hôm sau "cốp" nóng là bay luôn".

Bà Nguyễn Thị Hoa (mẹ của nạn nhân Đỗ Văn Dậu) bức xúc: "Tôi có mấy đứa con nhưng chỉ có thằng Dậu là nhanh nhẹn hơn cả, còn mấy đứa kia thì chẳng được bình thường nên thấy người làng rủ nhau đi xuất khẩu lao động, mình cũng cố gắng chạy vạy lo cho con. Buổi tối hôm trước, phía công ty Hoàng Thắng gọi điện thông báo thì họ ép sáng hôm sau phải nộp tiền luôn, chậm là không được. Họ đặt mình vào tình thế đó, nếu không đi vay lãi cao thì biết lấy tiền đâu ra mà nộp?".

Theo ghi nhận của PV, gia đình các nạn nhân đã nhiều lần tìm đến công ty Hoàng Thắng để muốn được nghe giám đốc công ty giải thích rõ ràng và rút lại tiền "đặt cọc" nhưng đều bị từ chối.

Cũng cần phải nói thêm, trong hoạt động xuất khẩu lao động, chính quyền địa phương (cụ thể là cấp xã) gần như không đóng vai trò nhiều. Giả sử, một công ty được cấp giấy phép xuất khẩu lao động sẽ làm việc trực tiếp với người lao động, cùng hoàn tất các thủ tục để đưa họ "xuất ngoại". Chính quyền địa phương, có chăng chỉ đóng vai trò xác nhận sơ yếu lý lịch giúp người lao động. Thế nhưng, giám đốc Nguyễn Văn Thắng đã khôn khéo đưa chính quyền vào cuộc làm "trợ thủ đắc lực" cho mình. Như thế, vừa tạo được lòng tin từ phía người dân, vừa "san sẻ" trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong trường hợp xảy ra sự cố.                

Nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc

Ngay sau khi báo đăng tải những bài điều tra đầu tiên, Tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ phía cơ quan chức năng và của độc giả trong cả nước. Trong đó, cục Cảnh sát Hình sự (bộ Công an) đã liên hệ với tòa soạn để đề nghị được cung cấp thông tin, phối hợp với các cơ quan chức năng khác vào cuộc, làm rõ sự việc. Phản hồi của những nạn nhân ở xã Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội bị công ty Hoàng Thắng lừa cho biết: Chiều ngày 26/11, ông Chỉnh, cán bộ phụ trách LĐ - TB&XH xã Tân Hội đã đến nhà các nạn nhân thông báo về việc, sau khi biết thông tin vụ việc qua báo, sở LĐ-TB&XH TP.Hà Nội cũng đã liên hệ với chính quyền địa phương, tìm hiểu thông tin và muốn giúp đỡ những hộ dân này được vay vốn ưu đãi, giúp người dân nghèo xoá đi "gánh nặng" phải vay lãi ngày mà trước đó họ đã chạy vạy để lo cho con đi "xuất ngoại". 

Anh Đức -  Nguyễn Hường

Hà Tĩnh: Lừa đảo xuất khẩu lao động, ôm tiền bỏ trốn

Thứ 4, 31/07/2013 | 14:26
Sau khi nhận tiền đặt cọc đi xuất khẩu lao động của nhiều người dân, bà Đào hứa hẹn hết lần này đến lần khác nhưng 1 năm trôi qua vẫn không đi được. Khi người dân đến nhà đòi lại tiền thì bà Đào đã “cao chạy xa bay”.

Điều tra giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Ngày 27/12, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội cho hay đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Lừa cô gái 20 tuổi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Công an quận Hoàng Mai đang điều tra làm rõ vụ việc một phụ nữ trẻ lừa đảo xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc.

Lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 580 triệu đồng

Thứ 7, 16/11/2013 | 09:09
Sáng hôm nay (15/11), tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Nguyễn Văn Hòa (SN 1961, Chí Linh – Hải Dương) và Dương Thị Lan (SN 1962, Hòa Bình) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Hà Tĩnh: Bắt cán bộ phòng công chứng bị tố lừa đảo

Thứ 4, 09/10/2013 | 16:34
Theo thông tin từ cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cơ quan này vừa quyết định khởi tố và bắt tạm giam Nguyễn Danh Tý (SN 1986, ở xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà) cán bộ công chứng phòng công chứng huyện Can Lộc để điều tra về tội chiếm đoạt tài sản.

Chiêu lừa đảo tinh vi của nữ phó giám đốc

Thứ 5, 03/10/2013 | 13:11
“Thôi thì một lần duy nhất tôi mở lòng, để được nhẹ nhõm hơn và biết đâu câu chuyện cuộc đời tôi sẽ là bài học cho những ai có ý định bước vào vết xe đổ của tôi…”, nữ phạm nhân mang án chung thân nói.

Xâm nhập tour 'xuất khẩu mại dâm' từ Việt Nam sang Angola

Thứ 7, 13/04/2013 | 10:33
Ngay sau khi nhận được tin con gái đã được giải thoát khỏi "động quỷ" và đang được ẩn nấp ở một nơi an toàn, ngày 15/3/2013, gia đình nạn nhân đã viết đơn gửi đến cơ quan điều tra để trình bày sự việc và tố cáo hành vi lừa đảo của vợ chồng bà Xuyến và "tú bà" Hương. Để làm rõ vấn đề này, PV đã liên hệ và làm việc với các cơ quan chức năng.

Hà Tĩnh: Lừa đảo xuất khẩu lao động, ôm tiền bỏ trốn

Thứ 4, 31/07/2013 | 14:26
Sau khi nhận tiền đặt cọc đi xuất khẩu lao động của nhiều người dân, bà Đào hứa hẹn hết lần này đến lần khác nhưng 1 năm trôi qua vẫn không đi được. Khi người dân đến nhà đòi lại tiền thì bà Đào đã “cao chạy xa bay”.

Điều tra giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Ngày 27/12, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội cho hay đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Lừa cô gái 20 tuổi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Công an quận Hoàng Mai đang điều tra làm rõ vụ việc một phụ nữ trẻ lừa đảo xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc.

Lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 580 triệu đồng

Thứ 7, 16/11/2013 | 09:09
Sáng hôm nay (15/11), tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Nguyễn Văn Hòa (SN 1961, Chí Linh – Hải Dương) và Dương Thị Lan (SN 1962, Hòa Bình) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Hà Tĩnh: Bắt cán bộ phòng công chứng bị tố lừa đảo

Thứ 4, 09/10/2013 | 16:34
Theo thông tin từ cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cơ quan này vừa quyết định khởi tố và bắt tạm giam Nguyễn Danh Tý (SN 1986, ở xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà) cán bộ công chứng phòng công chứng huyện Can Lộc để điều tra về tội chiếm đoạt tài sản.

Chiêu lừa đảo tinh vi của nữ phó giám đốc

Thứ 5, 03/10/2013 | 13:11
“Thôi thì một lần duy nhất tôi mở lòng, để được nhẹ nhõm hơn và biết đâu câu chuyện cuộc đời tôi sẽ là bài học cho những ai có ý định bước vào vết xe đổ của tôi…”, nữ phạm nhân mang án chung thân nói.

Xâm nhập tour 'xuất khẩu mại dâm' từ Việt Nam sang Angola

Thứ 7, 13/04/2013 | 10:33
Ngay sau khi nhận được tin con gái đã được giải thoát khỏi "động quỷ" và đang được ẩn nấp ở một nơi an toàn, ngày 15/3/2013, gia đình nạn nhân đã viết đơn gửi đến cơ quan điều tra để trình bày sự việc và tố cáo hành vi lừa đảo của vợ chồng bà Xuyến và "tú bà" Hương. Để làm rõ vấn đề này, PV đã liên hệ và làm việc với các cơ quan chức năng.