Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng

Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng

Thứ 2, 25/03/2013 | 22:02
0
Với mong muốn phát triển bộ môn trekking, Bi Kính Lúp đã đứng ra tổ chức một chuyến khám phá những cánh rừng nguyên sinh phía Tây, Đà Nẵng.

16 thành viên đã tập hợp nhau trên facebook, thống nhất về lịch trình và tự trang bị một số kỹ năng, vật dụng cơ bản. Chuyến đi kéo dài hai ngày một đêm. Địa điểm chinh phục là khu vực có tên gọi khe Lớn, nằm phía bên kia núi Chúa - Bà Nà, cách xã Tư huyện Đông Giang chưa đầy 10km. Xuất phát từ lúc 7 giờ 30 ngày 10 tháng 3, trong tiết trời khô ráo, nhiều gió và se se lạnh. Sau 02 ngày chinh phục hơn 30 km đường rừng, đoàn đã trở về an toàn cùng những cảm xúc đầy thú vị pha lẫn sự mệt mỏi.

Sau đây là một số hình ảnh của chuyến trekking do Bi Kính Lúp khởi xướng.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng

Xuất phát từ ngọn núi đối diện núi Chúa - Bà Nà.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 2).

Địa điểm chinh phục nằm phía bên kia ngọn núi có mây che phủ. Con đường dự kiến gần 20km đường rừng.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 3).

Lương thực mang theo gồm: gạo, gia vị và gà. Một số bạn nữ cẩn thận mang theo thuốc bổ phục hồi sức khỏe và các loại thuốc trị bệnh thông thường.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 4).

Ai cũng hứng khởi, khí thế và nói chuyện rất rôm rả ở chặng đầu.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 5).

Nhưng càng vào sâu, không khí càng lắng. Bởi ai cũng biết, đi đường rừng mà không tập trung quan sát, không phối hợp nhịp thở đều đặn với bước chân sẽ rất tốn sức, lơ đễnh vấp ngã lộn nhào xuống hố như chơi.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 6).

Trên đường đi thỉnh thoảng gặp những lán trại của "lâm tặc". Đa số vắng chủ nhân. Theo khuyến cáo của Bi Kính Lúp mọi người có thể xin nước uống nhưng tuyệt đối không được tùy tiện đụng vào vật dụng của họ.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 7).

Ngoài ra còn bắt gặp vô số con suối nhỏ. Đây là các nhánh con đổ nước tập trung về khe Lớn - thượng nguồn của suối Mơ nổi tiếng dưới chân khu du lịch Bà Nà.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 8).

Nhiều hoa rừng rất đẹp và lạ.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 9).

Có những đoạn không còn đường mòn, toàn đá gập ghềnh, trơn trượt, mọi người phải tương trợ lẫn nhau. Đây là lúc phát huy tinh thần đồng đội.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 10).

Tập kết, dựng trại. Vị trí dựng trại phải gần bờ suối, bằng phẳng, trống trải (phòng rắn rít) và có thể chạy lên cao nhỡ như có mưa to lũ về.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 11).

Việc đầu tiên là phân công nhau đi kiếm củi.

Nhiều người quan niệm sai lầm "ở rừng thì thiếu gì củi". Ừ.. ở rừng thì không thiếu củi, nhưng củi khô thì quả thật rất thiếu. Kiếm củi - nghĩ thì đơn giản nhưng cũng là nhiệm vụ nặng nề với các thành viên tham gia.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 12).

Nhóm lửa cũng không phải đơn giản. Củi ở rừng nguyên sinh đa phần bị ẩm bởi vùi dưới lớp lá mục. Nên phải thành thạo mới có thể nhanh chóng lên lửa sưởi ấm như thế này.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 13).

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 14).

Gần 12 giờ trưa mới dựng trại xong, nên mọi người tranh thủ làm gà và các món khác để chuẩn bị tiệc lửa trại. Đêm ở rừng buông rất nhanh. 6 giờ chiều cứ ngỡ như đã sắp khuya. Một vài bạn nữ trong đoàn khá đảm đang.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 15).

Số khác đi mò cua bắt ốc. Ốc đá, cua đá là một trong những "tài sản" quý giá của suối khe ở rừng.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 16).

Bi Kính Lúp đang chế biến món gà nướng lá chanh, gà nướng lá sả và gà nướng mật ong. Giữa không gian yên ả của núi rừng, trong tiết trời se lạnh...mùi gà nướng lan tỏa, thơm nồng như thể "quật ngã" nếp ăn thanh lịch của khách lãng du.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 17).

Còn đây là thành quả.

Nhà hàng dưới xuôi có món gà lên mâm. Đoàn trekking ở rừng có món gà múa trên lá chuối.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 18).

Bonus thêm món cháo ốc đá - đặc sản núi rừng miền Trung.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 19).

16 con người chưa từng quen biết, quây quần bên nhau giữa rừng già, cùng nhấm nháp thịt gà nướng, vừa nhâm nhi ly rượu nồng, vừa tâm sự chuyện đời, ca hát...

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 20).

Ánh sáng đèn pin như con đom đóm lập lòe giữa màn đêm mịt mùng.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 21).

Hôm sau, mọi người tiếp tục hành trình khám phá núi rừng. Con suối này bắt nguồn từ chân dãy Trường Sơn, chảy mãi đến đây và cuối cùng đổ xuôi về chân núi Chúa - nơi có khu du lịch Bà Nà nổi tiếng.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 22).

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 23).

Cá liên nướng cũng là một đặc sản của núi rừng. Nhìn mấy cô nàng thành phố thưởng thức là đủ biết độ hấp dẫn của món ăn này rồi.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 24).

Đúng 14 giờ chiều 11/3, sau khi dọn dẹp sạch sẽ nơi cắm trại, không để bất cứ rác vô cơ nào làm ô nhiễm môi trường, cả đoàn làm tấm hình tập thể, rồi cất bước chinh phục đoạn đường về xuôi.

Việt Nam Xanh - Khám phá rừng nguyên sinh phía Tây Đà Nẵng (Hình 25).

Sau hơn 4 tiếng đồng hồ. Cuối cùng ai nấy đều thở phảo nhẹ nhõm khi thấy cáp treo Bà Nà trước mắt.

Những nụ cười xuất hiện, giải tỏa mọi mệt nhọc, lo âu. Lòng ai cũng thấy phấn khởi khi vừa chinh phục được chính bản thân mình.

Kết thúc 1 chuyến trekking, kết thúc 1 cuộc chinh phục đầy gian khó, đọng lại nhiều kỷ niệm, cảm xúc khó quên và quan trọng hơn những tình bạn mới được xe kết bền lâu.

Bi Kính Lúp