Khâu tuyển sinh: Loại học sinh thể lực kém là không công bằng

Khâu tuyển sinh: Loại học sinh thể lực kém là không công bằng

Thứ 3, 04/06/2013 | 16:26
0
Trước thông tin một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội thắt chặt việc tuyển sinh vào lớp 1 bằng những tiêu chuẩn về sức khoẻ như thị lực, chiều cao cân nặng, các tật bẩm sinh như nói ngọng, nói lắp,... khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bức xúc

Con chưa đến trường, phụ huynh đã lo...

Thời gian gần đây, khi tình trạng quá tải các trường công lập, đặc biệt là các trường nổi tiếng về chất lượng đào tạo đã trở nên trầm trọng. Vì vậy mới có tình trạng phụ huynh học sinh chạy đua cùng ban giám hiệu nhà trường trong cuộc đua cho con nhập học. Trước thời điểm "đặt gạch", làm giấy tờ cho con, thậm chí cha mẹ phải đến túc trực ở cổng trường từ đêm hôm trước, rồi cảnh chen lấn, vượt rào cũng không còn trở nên xa lạ. Đấy là "cuộc chiến" giữa phụ huynh và phụ huynh, còn cuộc chiến giữa các cháu cũng không kém phần căng thẳng. Khi các trường đưa ra các tiêu chuẩn về trí tuệ, các cháu buộc phải vượt qua các kỳ kiểm tra với các dạng toán logic, tiếng Anh, trắc nghiệm chỉ số thông minh,… Nhìn cảnh các cháu 5-6 tuổi mắt kính dầy cộm, đeo sau lưng cặp sách to đùng, một nhà giáo dục đã có thâm niên lâu năm trong lĩnh vực này lắc đầu chán nản: "Tôi chưa từng thấy ở đâu mà lại có một môi trường chạy đua vào nhà trường vừa hỗn loạn vừa buồn cười đến vậy". Âu cũng là một sự lạ.

Xã hội - Khâu tuyển sinh: Loại học sinh thể lực kém là không công bằng

Trường tiểu học Nguyễn Siêu (Cầu Giấy, Hà Nội) là một trong những trường có tỉ lệ "chọi" vào lớp 1 cao nhất trên địa bàn Hà Nội

Là một trong những trường điểm nên trường tiểu học Nguyễn Siêu (Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội) là đích nhắm đến của đa phần phụ huynh học sinh trên địa bàn. Đầu tháng 5/2013, ban giám hiệu trường đã đưa ra tiêu chuẩn cụ thể để vào trường, theo đó thì các bé "heo vàng" phải đạt điểm Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, sức khoẻ đều đạt loại A trong kỳ kiểm tra trước đó. Nếu không đạt một trong 4 chỉ tiêu kể trên thì học sinh nghiễm nhiên bị loại. Điều này khiến nhiều phụ huynh "ngã ngửa" vì trước đó chưa từng phải lo đối phó với chỉ tiêu về sức khoẻ của các cháu. Hơn một nửa các cháu đăng ký dự thi vào trường dưới 6 tuổi đều có thị lực kém, không đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ để đảm bảo cho việc học tập là kết quả mà một cán bộ chăm sóc y tế của trường cho biết. Nếu theo tiêu chuẩn này, mặc nhiên nhà trường đã loại bỏ được hơn một nửa các thí sinh dự tuyển. Nhà trường nhẹ đi một phần áp lực nhưng đồng thời sẽ lại nhận thêm được bấy nhiêu sự phẫn nộ từ phía phụ huynh học sinh.

Ngoài trường tiểu học Nguyễn Siêu, trường tiểu học Lý Thái Tổ cũng xem xét yếu tố loại trừ với trẻ thể lực kém. Trường tiểu học Nguyễn Thị Điểm thì yêu cầu học sinh dự tuyển phải có sức khoẻ tốt, không nói ngọng, không nói lắp và không có dị tật bẩm sinh…

Chị Hoàng Lan, một phụ huynh đăng ký cho con dự tuyển vào trường Lý Thái Tổ cho biết: "Gia đình tôi đã gần như hụt hơi khi nhà trường thông báo về chỉ tiêu sức khoẻ, thị lực của cháu. Để cháu có thể đạt tốt các yêu cầu về trí tuệ, gia đình đã gò cho cháu từ trước đó khá lâu. Biết ép trẻ con học nhiều là không tốt nhưng vì muốn con vào được trường chất lượng cao chúng tôi vẫn phải làm. Học nhiều và sớm nên cháu cũng sớm bị cận. Giờ lại loại trừ học sinh cận thị hoá ra công sức của gia đình tôi và cháu thành ra công cốc cả sao?". Nhiều phụ huynh đồng quan điểm như chị Lan, tuy nhiên ý kiến của phụ huynh là một đường, lý do của nhà trường lại là một nhẽ.

Các trường tiểu học còn lại như Lê Quý Đôn, Đoàn Thị Điểm cũng đưa ra những lý do tương tự, trong đó áp lực về việc tuyển chọn học sinh được đưa ra khá nặng khiến ban giám hiệu trường cũng phải đau đầu. Năm học trước đó, trường tiểu học Lê Quý Đôn có tới 1.000 hồ sơ dự tuyển trong khi chỉ tiêu chỉ có 400, trường Đoàn Thị Điểm thì chỉ tuyển 500 trên tổng số 1.500 hồ sơ. Năm nay, do lượng "heo vàng" đông hơn hẳn, các trường cũng phải khắt khe hơn.

Xã hội - Khâu tuyển sinh: Loại học sinh thể lực kém là không công bằng (Hình 2).

GS. Nguyễn Minh Thuyết: "Đưa tiêu chí thể lực ra để tuyển sinh vào lớp 1 là không công bằng với các cháu"

Các cháu thể lực kém sẽ học ở đâu?

Trong khi dư luận vẫn xôn xao về việc tuyển sinh "lạ" của các trường, những ý kiến trái chiều tiếp tục được đưa ra. Người ủng hộ, người thì phản đối cách làm của các trường. PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

Theo GS. Thuyết, vấn đề trên cũng là một thực trạng tồn tại trong vấn đề tuyển sinh tại các trường tiểu học. Nguyên nhân bắt đầu từ việc thiếu trường học, đặc biệt là trường học chất lượng tốt bao gồm tốt cả về chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất đảm bảo. Nếu muốn giải quyết dứt điểm tình trạng này thì các địa phương phải có phương án làm sao phát triển được nhiều trường tiểu học có chất lượng để thu hút các cháu vào học. Một số trường như đã kể trên buộc phải đưa ra các phương án tuyển sinh loại trừ cũng là bắt buộc nhưng chính việc làm này cũng vô tình tạo nên sự thiếu cân bằng với các cháu. Thể lực, sức khoẻ, từ thị lực, dị tật bẩm sinh,… không phải cháu nào sinh ra cũng tốt nên đưa tiêu chí về sức khoẻ là không ổn bởi vì trên thực tế, cũng đã có trường hợp một trường tiểu học ở Kon Tum thực hiện tuyển sinh thực sự công bằng bằng việc bắt thăm. Như vậy, kể cả con cái các cán bộ sở giáo dục, các thầy cô giáo trong trường nếu không "may" cũng đành phải ngậm ngùi không đậu vào trường.

Mặt khác, trường tiểu học đưa ra đánh giá sức khoẻ, trí tuệ, thể chất của các cháu đã tạo nên những rào cản, nếu trường nào cũng tuyển sinh như vậy thì những học sinh không đạt tiêu chuẩn về thể lực sẽ học ở đâu. Nhất là trong độ tuổi của các cháu, việc tuyển chọn mất cân bằng như vậy có thể sẽ tạo nên những hiệu ứng tâm lý không tốt đối với các cháu. Sức khoẻ, thể lực thì có thể cải thiện nhưng vết thương tâm lý thì không dễ khôi phục chút nào.

Loại để "đỡ mất công phụ huynh"?!

Theo ban giám hiệu trường tiểu học Nguyễn Siêu, chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm học 2013-2014 chỉ có 220 học sinh trong khi số hồ sơ dự tuyển lên tới gần 1.000 nghĩa là tỉ lệ chọi sẽ là gần bằng 1/5, tạo nên áp lực rất lớn đối với các thầy cô. Mặt khác, đối với các cháu khi đã trúng tuyển vào trường thì áp lực học tập cũng không nhỏ, nhiều cháu không đáp ứng được khiến gia đình phải xin chuyển trường. Những năm học trước đã cho thấy tình trạng này không hiếm. Vì vậy nhà trường đưa ra chỉ tiêu sức khoẻ để loại trừ ngay từ đầu, đỡ mất công phụ huynh.

Đỗ Huệ

Cả nhà mất ngủ chờ... đi bốc thăm cho con vào lớp 1

Thứ 4, 29/05/2013 | 10:51
Lần đầu tiên, một trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum tổ chức tuyển chọn học sinh vào lớp 1 bằng hình thức bốc thăm. Lá thăm khiến “kẻ khóc, người cười” nhưng lại khách quan, minh bạch.

Khó như đề ôn luyện vào lớp 1 trường 'hot'

Thứ 4, 17/04/2013 | 14:29
Những câu hỏi không hề dễ dàng với người lớn, tuy nhiên các em nhỏ sẽ phải luyện để có thể thi vào trường tiểu học Nguyễn Siêu, Lê Quý Đôn, Đoàn Thị Điểm.

Tranh cãi nảy lửa vì bài kiểm tra Toán lớp 1

Chủ nhật, 07/04/2013 | 11:53
Bài kiểm tra môn Toán của một học sinh lớp 1 đang gây tranh cãi trên mạng khi nhiều người cho rằng, đề bài và đáp án không rõ ràng.

Cho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1 là phản khoa học

Thứ 3, 26/03/2013 | 08:36
Bộ GD-ĐT cho biết, có thể thực hiện trong thời gian tới để giảm tình trạng học sinh học chữ trước khi vào lớp 1.